Over a million young orphans are the hidden victims of the
Covid-19 pandemic
Tác giả: SOPHIE GORMAN
Nguồn: France24 – 25/7/2021
Người dịch: BS NGUYỄN MINH TIẾN
Ước tính có khoảng 1,1 triệu trẻ em trên toàn cầu đã trải qua cái chết của người chăm sóc chính (primary caregiver) do hậu quả trực tiếp của đại dịch coronavirus, theo một nghiên cứu được xuất bản bởi tạp chí y khoa The Lancet trong tuần này (Thời điểm tháng 7/2021). Nhưng có thể làm gì để hỗ trợ những đứa trẻ mồ côi Covid-19 mới này?
Vì phần lớn các trường hợp tử vong do
Covid-19 xảy ra ở những người lớn tuổi, nên phần lớn sự chú ý của thế giới tập
trung vào người lớn. Tuy nhiên, theo như nghiên cứu mới này trên tạp chí The Lancet đã chỉ ra, kết quả bi thảm của tỷ lệ mắc bệnh cao ở người
lớn là nhiều trẻ em đã mất cha mẹ, ông bà hoặc người chăm sóc chính cho
Covid-19.
Trên toàn thế giới, có tổng cộng có 1,5 triệu
trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ, hoặc ông bà đã giúp chăm sóc trẻ, hoặc một số người
thân khác chịu trách nhiệm chăm sóc trẻ kể từ tháng 3/ 2021. Trong số này, hơn 1
triệu trẻ em mồ côi cha mẹ.
"Tình trạng mồ côi và mất người chăm sóc
là một đại dịch ẩn (hidden pandemic)
do những cái chết liên quan đến Covid-19. Trên toàn cầu, từ ngày 1/3/2020 đến
ngày 30/4/2021, chúng tôi ước tính có 1.134.000 trẻ em đã trải qua cái chết của
những người chăm sóc chính, bao gồm ít nhất một cha/mẹ hoặc một người giám hộ là
ông hoặc bà", nhóm nghiên cứu đã phát biểu trên tờ The Lancet.
Báo cáo cho biết: "Có 1.562.000 trẻ em
đã trải qua cái chết của ít nhất một người chăm sóc chính hoặc phụ (primary or
secondary caregivers). Những đứa trẻ này là hậu quả bi thảm của hơn 3 triệu ca
tử vong liên quan đến Covid-19 tính đến ngày 30/4/2021".
Các nhà nghiên cứu giải thích rằng những cách
thức đáp ứng về sức khỏe cộng đồng đối với đại dịch, chẳng hạn như phong toả và
đóng cửa trường học, cũng đã làm giảm nghiêm trọng năng lực của các hệ thống và
dịch vụ bảo vệ trẻ em được thiết lập để cung cấp các can thiệp và hỗ trợ an
toàn hết sức cần thiết cho trẻ em. Ở các nước nghèo, thậm chí còn có thể khó
khăn trong việc chứng minh một đứa trẻ đã bị mồ côi.
'Cứ
hai cái chết do Covid thì có một đứa trẻ bị mất người chăm sóc'
Nhóm nghiên cứu bao gồm các nhà nghiên cứu từ
Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), USAID, Ngân hàng Thế giới và Đại học
College London. Họ thống kê số ca tử vong ở 21 quốc gia, chiếm hơn 76% tổng số
ca bệnh Covid-19. Họ đã sử dụng các phương pháp tương tự đã được phát triển và
xác nhận để ước tính số trẻ em trên toàn cầu sẽ bị mồ côi do AIDS (Hội chứng
Suy giảm Miễn dịch Mắc phải do HIV gây ra) để dự báo số lượng trẻ mồ côi của
Covid-19. Theo UNICEF, trẻ mồ côi là trẻ em (bất kỳ ai dưới 18 tuổi) bị mất một
hoặc cả hai cha mẹ do bất kỳ nguyên nhân nào dẫn đến cái chết.
Susan Hillis của CDC, người đứng đầu cuộc
nghiên cứu, cho biết: “Cứ hai trường hợp tử vong do Covid-19 trên toàn thế giới,
thì có một đứa trẻ bị bỏ lại đối mặt với cái chết của cha mẹ hoặc người chăm
sóc. Số lượng trẻ mồ côi Covid-19 sẽ tăng lên khi đại dịch tiến triển. Cần phải
ưu tiên những đứa trẻ này và hỗ trợ chúng trong nhiều năm tới”.
Đồng tác giả nghiên cứu Lucie Cluver của Đại
học Oxford cho biết thêm: “Chúng ta cần phản ứng nhanh vì cứ sau 12 giây lại có một đứa trẻ mất người
chăm sóc vào tay Covid-19”.
Các đáp ứng trên toàn cầu và tại những địa
phương ngay lập tức đối với đại dịch thường tập trung vào các nhu cầu thiết yếu
về sức khỏe cộng đồng: ngăn ngừa lây lan, cải tiến việc điều trị, giảm tỷ lệ tử
vong, phát triển và phân phối vắc xin.
Báo cáo của CDC cho biết: “Việc này đã bỏ qua
một trong những hậu quả cấp bách và bi thảm nhất của nó: đó là có vô số trẻ em
đã phải chịu tang cha mẹ hoặc ông bà, những người đã sống cùng và chăm sóc cho
trẻ,” [Children: The Hidden Pandemic 2021 – A joint report of Covid-19
associated orphanhood and a strategy for action].
Báo cáo này nói rằng, với sự ước tính dè dặt,
có hơn 4 triệu trẻ em có thể phải chịu cái chết của cha mẹ và người chăm sóc,
thông qua Covid-19, trong những năm tới.
Ông bà cũng thường đóng vai trò chủ chốt
trong các đại gia đình trên khắp thế giới, họ thường hỗ trợ về mặt tâm lý, xã hội,
chăm sóc trực tiếp hoặc hỗ trợ tài chính cho các cháu của họ.
Ở Hoa Kỳ, 40% ông bà sống với cháu đóng vai
trò là người chăm sóc chính của trẻ. Ở Anh, 40% ông bà thường xuyên chăm sóc
các cháu. Ở Châu Phi và Châu Mỹ Latinh, những ông bà giữ vai trò giám hộ (custodial
grandparents) thường đóng vai trò là người bảo hộ, chăm sóc những đứa cháu có
cha mẹ đi xa vì công việc, qua đời vì AIDS hoặc các nguyên nhân khác, hoặc bị
chia cắt bởi xung đột hoặc chiến tranh.
Nhiều
thập kỷ tiến bộ đã bị đẩy lùi
"Chúng ta không thể để xuất hiện thêm bất
kỳ nạn nhân nào, dù là gián tiếp, của đại dịch này. Nếu chúng ta không bảo vệ
thế hệ này, các em sẽ có nguy cơ bị bỏ lại phía sau. Khi trẻ em mất một hoặc thậm
chí cả hai cha mẹ, các gia đình thường bị đẩy vào cảnh nghèo hơn. Điều đó có thể
đồng nghĩa với việc trẻ em sẽ bỏ học và phải đi làm để phụ giúp thu nhập cho
gia đình. Những đứa trẻ này sẽ không trở lại trường học và có thể sẽ bị mắc kẹt
vào một vòng xoáy đói nghèo (cycle of poverty)”, theo Bidisha Pillai , Giám đốc Chính sách
Toàn cầu, Vận động và Chiến dịch của Tổ chức Save The Children.
Tác động của coronavirus đã khiến điều kiện sống
của trẻ em trên khắp thế giới trở nên tồi tệ hơn, Save the Children cho biết. Nó đã đẩy lùi nhiều thập kỷ tiến bộ đạt
được để bảo vệ những người dễ bị tổn thương nhất, ảnh hưởng nghiêm trọng đến
tương lai của họ. Hệ thống y tế yếu kém và hệ thống bảo vệ trẻ em đã sụp đổ và
nhiều gia đình rơi vào cảnh nghèo đói, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em tăng lên
do các gia đình mất nguồn thu nhập và đôi khi là sinh kế.
“Không có người chăm sóc, trẻ em đặc biệt dễ
bị tổn thương,” Pillai nói thêm. “Đại dịch đã phá hoại nền giáo dục của hàng
trăm triệu trẻ em, và việc mất ngày học khiến trẻ em gái, trẻ em trai và trẻ vị
thành niên rơi vào nguy cơ lao động trẻ em (child labor – tức phải lao động sớm),
kết hôn sớm và mang thai, và bỏ học vĩnh viễn.”
Tổ chức Cứu trợ Trẻ em kêu gọi các tổ chức và
chính phủ trên thế giới quan tâm khẩn cấp đến hoàn cảnh của trẻ em mồ côi, mất
cha mẹ và người chăm sóc, và đảm bảo cho các em được chăm sóc. Họ nói rằng các
chính phủ "cần xem xét việc củng cố các hệ thống chăm sóc dựa vào gia
đình. Vì vậy, trẻ em mất một hoặc cả hai cha mẹ có thể được giữ an toàn trong
môi trường gia đình, thay vì được gửi đến một cơ sở lưu trú".
Theo báo cáo của CDC, các đáp ứng phải dựa trên cơ sở gia đình. Trẻ em được hưởng lợi khi
ở trong một cấu trúc gia đình, và gia đình cần được hỗ trợ để chăm sóc trẻ em.
Các nguồn lực cần được hướng đến để đảm bảo rằng mỗi trẻ em bị ảnh hưởng đều được
sống trong một gia đình được hỗ trợ, có tính an toàn và khả năng nuôi dưỡng, và
để đảm bảo rằng trẻ em không bị bỏ rơi và cuối cùng sẽ được chăm sóc trong một
cơ sở lưu trú.
CDC tin rằng điều này có thể đạt được thông
qua phương pháp tiếp cận “tiền mặt kết hợp với chăm sóc” (cash plus care): kết
hợp thu nhập và hỗ trợ nuôi dạy con cái cho các gia đình nhận chăm sóc trẻ em mồ
côi, dựa trên bằng chứng và thực tiễn tốt.
Thiệt
hại lâu dài
UNICEF tin rằng có những bước mà các chính phủ
và cộng đồng viện trợ quốc tế cần thực hiện ngay bây giờ để đảm bảo các gia
đình được tiếp tục tiếp cận với các dịch vụ bảo trợ xã hội, tư vấn và chăm sóc
sức khỏe. Các dịch vụ bảo vệ trẻ em phải được tăng cường, bao gồm cả lực lượng
lao động dịch vụ xã hội, cho trẻ em và gia đình dễ bị tổn thương. Trường học và
các dịch vụ khác của trẻ em phải được mở và có thể tiếp cận được.
Họ nói rằng một hệ thống phải được phát triển
theo đó những đứa trẻ thiếu vắng sự chăm sóc của cha mẹ có thể được các thành
viên trong đại gia đình chứ không nên đưa vào những dịch vụ chăm sóc thay thế
không phù hợp (unsuitable alternative care).
“Những thiệt hại trước mắt và lâu dài do gia
đình ly tán và dịch vụ chăm sóc thay thế không phù hợp, đặc biệt là ở các cơ sở,
đã được ghi nhận đầy đủ. Các viện lưu trú (institutions) thường có đặc điểm là làm
cho việc sắp xếp cuộc sống vốn sẽ gây tác hại cho trẻ”, Giám đốc điều hành của
UNICEF Henrietta Fore cho biết trong một tuyên bố được công bố trong tuần này
(Thời điểm tháng 7/2021). “Trẻ em có thể trải qua sự ép buộc sống thử chung chạ
(forced cohabitation) và những thông lệ chặt chẽ có thể không phù hợp với nhu cầu
cá nhân của trẻ. Trẻ thường xuyên bị tước đi khả năng đưa ra những lựa chọn phù
hợp với lợi ích tốt nhất của mình”.
Ông Fore nói thêm: “Hơn nữa, trẻ em được chăm
sóc thay thế thường xuyên bị cách ly khỏi gia đình và cộng đồng địa phương. “Mất
đi sự chăm sóc của cha mẹ, trẻ có thể chịu đựng những tổn hại về thể chất, tâm
lý, tình cảm và xã hội, với hậu quả kéo dài suốt đời. Những đứa trẻ này cũng có
nhiều khả năng bị bạo lực, lạm dụng, bỏ rơi và bóc lột”.
Ông Fore nói: “Khi COVID-19 tiếp tục tàn phá
các gia đình và cộng đồng, chúng ta phải bảo vệ quyền được sống và lớn lên của
mọi đứa trẻ trong một môi trường hỗ trợ sự phát triển về thể chất, tâm lý, xã hội
và tình cảm của các em”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét