What Makes People Happy?
Người
viết: CLAIR BROWN, Ph.D. Buddhist
Economics – Duyệt bởi: JESSICA SCHRADER
Nguồn:
Psychology Today – 14/6/2017
Người
dịch: QUÁCH YẾN NGỌC – Chuyên viên Tâm lý Học đường
“Kinh tế học Phật giáo (Buddhist economics) cho thấy hạnh phúc chính là
một cuộc sống có ý nghĩa – đối với tất cả mọi người.”
Điều gì
làm mọi người hạnh phúc? Câu hỏi này dẫn chúng ta đến với cốt lõi của Kinh tế học
Phật giáo – đến với cái ngã chân thật của chúng ta.
Theo
Kinh tế học Phật giáo, bản chất con người là phóng khoáng và vị tha, ngay cả
khi chúng ta đang quan tâm đến chính bản thân mình. Đức Phật đã dạy rằng với tất
cả những người đang gặp phải khó khăn về mặt tinh thần, với những cảm nhận
không hài lòng xuất phát từ những ham muốn ngày càng nhiều thêm. Đức Đạt Lai Lạt
Ma căn dặn chúng ta rằng việc cảm thấy mình không đủ đầy và mong cầu có thêm
nhiều hơn vốn không nẩy sinh từ những khao khát vật chất mà ta luôn tìm kiếm,
mà là xuất phát từ những ảo tưởng bên trong tâm trí của chúng ta. Đức Phật dạy
ta cách để chấm dứt khổ đau bằng việc thay đổi cách nhìn nhận, để chuyển sang
việc tìm kiếm hạnh phúc thông qua việc sống một cuộc đời có ý nghĩa.
Trái với
kinh tế học Phật giáo, kinh tế học truyền thống cho rằng bản chất con người là
có tính duy ngã (self-centere) và con người chỉ thôi thúc gia tăng thu nhập bản
thân và phong cách sống xa hoa phù phiếm. Theo cách tiếp cận này, việc mua sắm
và tiêu thụ - như là mua những đôi giày mới hay là chơi một trò chơi điện tử mới
– sẽ khiến chúng ta hạnh phúc. Nhưng không sớm thì muộn ta cũng sẽ bắt đầu mệt
mỏi với những đôi giày, trở nên chán nản với những trò chơi, và rồi ta lại đi
mua sắm. Trong vòng lặp đầy tham vọng vô tận này, chúng ta liên tục ở trong
tình trạng mong cầu hơn nữa mà chẳng bao giờ tìm thấy sự mãn nguyện lâu dài.
Kinh tế
học truyền thống dựa trên thứ hạnh phúc có tính khoái lạc (hedonic happiness),
hoặc thú vui cá nhân với việc né tránh những nỗi đau khổ, mà điều này chú trọng
việc theo đuổi tiền tài và mua sắm những thứ mang đến cảm xúc thoải mái, ít nhất
là ngay tức thời. Những niềm vui ngắn hạn này hết sức phù hợp với một nền kinh
tế định hướng mục tiêu và mang tính duy vật của chúng ta. Chúng ta theo đuổi những
giấc mơ về sự vinh hoa phú quý hoặc quyền lực to lớn, những nhu cầu sắc dục hoặc
trở thành quán quân hàng đầu trong một lĩnh vực nào đó với niềm tin rằng chúng
sẽ khiến chúng ta cảm thấy hạnh phúc bền lâu. Những huê lợi, sự thăng tiến và
những cuộc tình khiến chúng ta trở nên “thăng hoa”. Tuy nhiên, trạng thái ấy sẽ
mau chóng suy tàn, để rồi chúng ta sẽ lại theo đuổi những cảm giác “thăng hoa”
mới.
Kinh tế
học Phật giáo dựa trên kiểu hạnh phúc thiện lành (eudaimonic happiness) của
Aristotle, nơi mà hạnh phúc sẽ xuất hiện thông qua sự tự tri, và sống một cuộc
đời đáng sống và đức độ trong việc phụng sự người khác và cộng đồng. Aristotle
dạy ta rằng “Người hạnh phúc là người sống hoàn toàn theo đúng đức hạnh trọn vẹn
và được trang bị đầy đủ những điều tốt đẹp, không chỉ trong một khoảng thời
gian mà là trong xuyên suốt cả cuộc đời”. Ông còn nói, “Cuộc sống chiêm nghiệm
là cuộc sống hạnh phúc nhất.”
Đức Đạt
La Lạt Ma đã nhắc nhở về sự thành đạt về vật chất dựa trên những giả định sai lầm
rằng những thứ chúng ta có thể mua được “có thể tự chúng sẽ mang lại cho ta tất
cả những sự thoả mãn mà ta hằng mong cầu.” Ngài dạy ta rằng “hạnh phúc thật sự
hình thành từ sự bình yên đến từ bên trong và sinh sôi thông qua bối cảnh của
các mối quan hệ của ta với tha nhân”. Trong Kinh tế học Phật giáo, con người
thường cố gắng hành động mang tính đạo đức, điều đó có nghĩa là không gây hại
cho người khác, ngay cả không làm hỏng những trải nghiệm hay cảm giác hạnh phúc
của người khác. Ví dụ bạn có thể gây hại bằng lời nói hoặc hành động giận dữ đối
với người khác, hoặc khiến họ (hoặc chính bạn) cảm thấy ham muốn hoặc chấp bám,
ganh ghét hoặc gây hấn, lọc lừa, kiêu ngạo và ghen ghét, hoặc những độc hại
tinh thần khác (được gọi là phiền não - kleshas trong Phật giáo)
Đi tìm
những niềm hạnh phúc nội tại (inner happiness) là một trong những mục tiêu
chính của Kinh tế học Phật giáo. Đạo Phật cho rằng chúng ta đạt đến sự tự do và
bình yên thật sự chỉ khi ta từ bỏ những thói quen tinh thần trong việc phản ứng
theo kiểu khát khao trước các kích thích (“Tôi phải sở hữu nó!” “Hãy chiến thắng
cuộc chơi này!”) hay phản ứng với sự ghét bỏ (“Tôi không thể chịu đựng được!”
“Phải hạ gục nó!”). Thay vào đó, Đạo Phật đem đến sự tĩnh tại trong tâm trí ta:
tập trung vào vẻ đẹp khi ta bước đi, thưởng thức thức ăn của ta khi ta ăn, kết
nối thân mật với bạn bè ta.
Các nhà
Kinh tế học dẫn chứng cho ta thấy con người quan tâm rất nhiều đến sự công bằng,
và mong muốn được là một phần của tổ chức hay cộng đồng mà họ cảm thấy công bằng
và cho là nơi công bằng. Khi các nhà Tâm lý học nghiên cứu điều gì khiến con
người hạnh phúc, họ nhận ra rằng khi ta đối xử tốt với người khác, nó sẽ khiến
ta cảm thấy hạnh phúc hơn. Con người cần những khoảng khắc trắc ẩn để làm nền tảng,
bởi vì sẽ xảy ra những vòng cung phản hồi tích cực: khi bạn thực hiện một hành
động tử tế (như là dẫn mẹ đi ăn trưa), bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn, và điều
đó sẽ khiến bạn mong muốn thực hiện những hành động tử tế khác hơn nữa (như là
giúp hàng xóm mang vác những vật phẩm trong cửa hàng tạp hoá của họ). Sự tử tế
khiến bạn hạnh phúc hơn, và con người hành phúc sẽ thực hiện những hành vi tử tế
nhiều hơn.
Tâm lý học
Tích cực (Positive psychology) chỉ ra rằng thân-tâm an lạc (well-being) sẽ đến
từ những trải nghiệm sống có ý nghĩa vượt ra bên ngoài cảm giác hạnh phúc thông
thường, điều này bổ sung thêm cho Kinh tế học Phật giáo. Lấy ví dụ, nhà Tâm lý
học Tích cực Seligman đã dạy những bài tập để nâng cao trạng thái thân-tâm an lạc
thông qua việc kết nối, xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp, sự hoàn thành công
việc và lập những mục tiêu.
Theo
Kinh tế học Phật giáo, chúng ta phân biệt giữa niềm hạnh phúc thật sự được xây
dựng dựa trên một cuộc sống tâm trí được phát triển trọn vẹn và kiểu hạnh phúc
tạm thời được phát triển từ tiền tài và các ham muốn bất tận. Kinh tế học Phật
giáo cho ta thấy con người không chỉ nhắm đến việc tối đa hoá việc thu nhập cho
bản thân, bởi vì ta luôn muốn có thêm hạnh phúc và mong cầu sự an lạc cho tất cả
mọi người.
Kinh tế
học Phật giáo mang đến những hướng dẫn cho chúng ta vừa để tái cơ cấu nền kinh
tế để quan tâm đến sự bất công, sự bền vững, và đặt tinh thần của con người làm
trọng tâm, vừa đưa đến những cuộc đời hạnh phúc và đầy ý nghĩa.
“Thực
hành từ bi để đạt được hạnh phúc” sẽ thay thế cho “càng nhiều càng tốt.”
“Tối ưu
hoá vị thế của bản thân” sẽ chuyển thành “Kết nối an lạc cho tất cả mọi người”.
Mọi người
đều xứng đáng được hạnh phúc. Cùng nhau chúng ta có thể sống những cuộc đời đầy
ý nghĩa trong một thế giới bền vững.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét