Thứ Ba, 17 tháng 8, 2021

5 KỸ THUẬT GESTALT ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁ NHÂN

“5 Gestalt Techniques For Personal Growth”

Nguồn: Exploring Your Mind - Last update: 03 February, 2018

Người dịch: TRẦN THỊ THU VÂN – Thạc sĩ Tâm lý, Giảng viên Bộ môn Tâm lý, Khoa KHXHNV ĐH Văn Hiến Tp.HCM, Chuyên viên Tâm lý trị liệu, Thành viên CLB Trăng Non


Các kỹ thuật Gestalt giúp chúng ta tập trung vào đời sống hiện tại để khuyến khích khả năng tự nhận biết (self-realization) và đưa ra quyết định tốt hơn, cũng như phát triển ở cấp độ cá nhân một cách tự do và hài hoà hơn với nhu cầu của chúng ta.

Tất cả chúng ta có quyền xây dựng cuộc sống mà mình muốn, và cách tiếp cận Gestalt – với những ảnh hưởng chủ nghĩa nhân văn một cách rõ ràng - mời gọi chúng ta làm như vậy.

Fritz Perls, tiền bối của liệu pháp Gesltal, đã nói rằng những đau khổ chính của chúng ta, trong thân phận con người, là khoảng cách mà chúng ta tự tạo ra giữa hiện tại và tương lai. Đôi khi tâm trí của chúng ta đi nhanh hơn chính đời sống và đoán trước những sự việc.

Chúng ta bị ám ảnh bởi những điều chưa xảy ra. Và gần như nếu không nhận ra điều này, chúng ta tự để bản thân chứa đầy sợ hãi, lo âu, và những thứ khác khiến chúng ta đau khổ.

“Đừng đẩy dòng sông, nó tự chảy” 

- Fritz Perls

Vì vậy, một trong những mục tiêu của các kỹ thuật Gestalt là giúp chúng ta hiểu vấn đề của mình một cách toàn diện và thống nhất hơn. Có nhiều thành phần, nhưng như một tổng thể. 

Bằng cách này, thay vì lo lắng về việc tại sao điều đó xảy ra hoặc nguyên nhân là gì, quan điểm này đề nghị chúng ta tập trung vào việc hiểu những hoàn cảnh ảnh hưởng đến chúng ta như thế nào.

Hãy hiểu rằng chúng ta có thể có ý tưởng về quá khứ hoặc tương lai là do cách chúng ta sống ở hiện tại. Kỹ thuật Gestalt có mục tiêu thế này, thế khác là nhằm để khuyến khích sự triển nở cá nhân. (personal growth).

Chúng cũng giúp chúng ta nhận thức được mình là ai, chúng ta có những cảm nhận và nhu cầu gì, và giúp chúng ta có thể áp dụng vào thực tế một cách có trách nhiệm.

Kỹ thuật Gestalt khuyến khích sự triển nở cá nhân

Về cơ bản kỹ thuật tâm lý trị liệu Gestalt xoay quanh những gì Fritz Perls gọi là “những quy luật và những trò chơi” (rules and games). Đây là những chiến lược – có tính động năng, rất nguyên thuỷ và đa dạng về bản chất – nhằm cố gắng giúp chúng ta nhận thức rõ hơn về thế giới xung quanh để khắc phục những trở lực và tạo điều kiện cho sự triển nở của chúng ta.

Cùng xem một số ví dụ…

1. Những chủ đề chưa được giải quyết (Pending issues)

Những chủ đề chưa được giải quyết đề cập đến những sự kiện trong quá khứ ảnh hưởng đến hiện tại của chúng ta. Đây là những những cảm xúc không được xử lý, những cảm xúc bị nén lại, những “nút thắt” cá nhân, khiến ngăn chúng ta không thể sống một cách đầy đủ trong hiện tại.

Theo nhãn quan Gestalt, tất cả chúng ta đều có những vấn đề chưa được giải quyết với bạn bè, người thân, người yêu cũ, và những người thân yêu đã qua đời.

* Chúng ta không được né tránh những điều này. Thay vào đó, chúng ta có thể làm sáng tỏ những cảm xúc này để ngừng bám dính với sự đau khổ, mất mát, và thậm chí là oán hận.

* Để làm điều này, chúng ta có thể thực hiện một mô phỏng, một tiến trình hòa giải của tâm trí, đương đầu và chia tay với chúng.

Chúng ta có thể gợi lên trong tâm trí mình về một người và bày tỏ những gì chúng ta cần nói. Chúng ta sẽ bày tỏ nỗi đau, thổ lộ sự đau khổ, cảm giác tội lỗi hoặc cay đắng của chúng ta. Một khi đã bộc lộ và nhận ra được những điều đó, chúng ta sẽ để chúng ra đi. Sau đó, chúng ta sẽ khép lại vòng lẩn quẩn và hướng về phía trước.



2. Kỹ thuật đối thoại: Chiếc ghế trống (Dialogue technique: The empty chair)

Rất nhiều người quen với kỹ thuật này. Nó đã nổi tiếng, thường hữu dụng và đại diện tốt cho bản chất của Gestalt.

Đôi khi nó được sử dụng như một cách để gặp gỡ những phóng chiếu trong tưởng tượng (imaginary projections) về những người khác. Mục tiêu là để kích hoạt tiến trình đưa tang (mourning process) hoặc giải quyết những sang chấn.

Tuy nhiên, trong việc tăng trưởng cá nhân, nó có những mục đích khác: đó là bắt đầu một cuộc đối thoại nội tâm (internal dialogue) qua đó chúng ta có thể bộc lộ qua hành động “những mặt trái của bản thân” (act out “our opposites”). Sử dụng kỹ thuật này chúng ta có thể đối thoại với chính mình.

Một mặt chúng ta có thể đưa ra bất cứ điều gì gây ra sự khó chịu. Mặt khác, đó lại là những phần chúng ta muốn đối diện để sống một cuộc đời hiệu quả, tự do, cởi mở hơn. Đây là cách để làm điều đó:

A: Tôi đang rất mệt mỏi, tôi không còn chút sức lực nào.

A’: Bạn lại đang lấy đi sức mạnh của tôi nữa rồi, bạn đang chiếm chỗ quá nhiều trong cuộc đời tôi. Nói đi, bạn bị sao vậy.

A: Tôi không thích chính bản thân mình. Tôi cũng không thích cuộc đời mà tôi đang sống.

A’: Ổn thôi, thay vì than phiền, hãy nói với tôi bạn sẽ làm gì để cảm thấy cuộc sống tốt hơn.

3. Tôi chịu trách nhiệm (I’m responsible)

Một trong những kỹ thuật Gestalt tốt nhất là trò chơi “nhận trách nhiệm”(“taking responsibility” game). Trông có vẻ đơn giản nhưng nó cần sự cam kết rất lớn. Mục đích của hoạt động này là giúp chúng ta nhận thức tốt hơn những gì đang xảy ra bên trong mình. Để hiểu điều này, chấp nhận nó và sau đó khuyến khích thêm những hành vi tích cực bằng cách sử dụng những thay đổi đó.

Đây là một ví dụ ngắn:

“Tôi đau đầu và cũng đau bụng. Tôi biết tôi suy nghĩ nhiều về những điều này và tôi đang bị áp lực. Tôi chịu trách nhiệm về những điều đó và tôi chấp nhận tôi phải thay đổi chúng”

“Tôi nhận ra tôi có thể lên tiếng. Tôi chịu trách nhiệm phải bảo đảm trung thực về những gì tôi nói mà không sợ hãi; tôi tôn trọng bản thân mình và những người khác.

4. Thực hành sự liên tục của ý thức (Practice the continuum of consciousness)

Trong liệu pháp Gestalt, nhà trị liệu làm việc trên những trải nghiệm của một người “như thế nào”. Chứ không phải “tại sao”. Họ muốn hiểu cách thân chủ đối mặt với vấn đề và cách thân chủ sống với chúng. Cách thân chủ hiểu và tiếp nhận chúng.

Để làm như vậy, chúng ta phải tạo không gian để xác định cảm xúc (emotions) và những cảm giác hiện tại (current sensations) của thân chủ là gì. Chúng ta khơi gợi những thông tin này bằng cách nói những điều như, “Hãy cho tôi biết những cảm nhận của bạn”, “Cho tôi biết bạn cảm nhận như thế ở đâu”, “Giúp tôi hiểu bạn có thể thấy điều gì ngay lúc này”

Và chúng ta cũng có thể tự thực hiện kỹ thuật này với cá nhân mình. Chúng ta có thể thực hành sự liên tục của ý thức, làm cho mọi cảm giác, suy nghĩ và cảm xúc trở nên hiện hữu.

Đó không phải là ta bỏ qua hay nội nhập chúng. Đó là ta soi sáng chúng và giữ chúng hiện diện trong suy nghĩ của chúng ta.

“Nếu bạn cảm thấy tin tưởng điều gì đó, hãy nói ra như thế. Hãy bộc lộ cái ngã thật sự của bạn. Hãy cảm nhận những gì bạn nói” (Fritz Perl)



5. Chuyển những câu hỏi của bạn thành câu khẳng định (Turn your question into affirmations)

Đây là một kỹ thuật Gestalt khác mà nhìn thoáng qua có vẻ rất đơn giản. Nhưng nó lại là một liệu pháp rất có giá trị. Nó giúp chúng ta bày tỏ những thực tại nội tâm và huy động nguồn lực.

Làm thế nào để chúng ta có thể làm được điều đó? Dễ mà! Tất cả chúng ta đều có một lúc nào đó nói với chính mình: “Sao tôi lại thế này? Sao tôi lại thất vọng và bất lực thế?”

Gestalt đưa ra những điều sau đây: Hãy chuyển những câu hỏi này thành dạng câu tự khẳng định (self-affirmations). Hãy cùng xem một số ví dụ:

* Tại sao hôm nay tôi cảm thấy tệ vậy? – Chuyển thành: Hôm nay tôi cảm thấy thật tệ. Tôi sẽ thay đổi cảm xúc này và làm cho ngày mai tốt hơn.

* Tại sao tôi cảm thấy bạn trai tôi xa cách như thế? – Chuyển thành: Bạn trai tôi đang trở nênxa cách. Tôi sẽ hỏi xem anh ấy có vấn đề gì chăng.

Tóm lại, kỹ thuật Gestalt càng giữ nguyên gốc thì càng tác dụng khi chúng được sử dụng để giúp chúng ta kết nối với nhu cầu của chính mình. Chúng cũng mời gọi chúng ta chịu trách nhiệm. Dũng cảm với những gì chúng ta cảm thấy. Và hành động sao cho phù hợp để triển nở.

Tại sao không thực hành những chiến lược này?

Chúng có thể mang lại lợi ích cho bạn…

1 nhận xét:

HAI LOẠI HIỆU ỨNG: WERTHER VS PAPAGENO

The Two Effects: Werther vs Papageno Nguồn: Please Live Blog  - 2014   Người viết: ALEXA MOODY Người dịch: BS NGUYỄN MINH TIẾN ALEXA MOO...