(*) Tựa được đặt
lại
Trích từ bài viết: VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN XÃ HỘI TRONG ĐẠI DỊCH VÀ HỆ QUẢ CỦA NÓ - BÀI HỌC TỪ COVID-19 (The role of social workers in a
pandemic and its aftermath: learning from Covid-19). Chúng tôi tiếp tục giới
thiệu để bạn đọc tham khảo và có cách đối chiếu với tình hình ở Việt Nam
Nguồn: BASW - Hiệp hội Công tác Xã hội và Nhân
viên Xã hội Chuyên nghiệp Anh Quốc
*BASW: British
Association of Social Workers - Gọi tên đầy đủ theo chức năng là “The Professional
Association for Social Work and Social Workers”
Xuất bản lần đầu:
28/5/2020
Người dịch: NGUYỄN ĐỨC TÀI – Cử nhân Tâm lý, Cử
nhân Công tác Xã hội
NHÂN QUYỀN PHỔ QUÁT VÀ VAI TRÒ BẢO VỆ CỦA NHÂN VIÊN XÃ HỘI
Về cơ bản, nhân viên xã hội là
một chuyên gia về nhân quyền (human rights – quyền con người). Tiêu chuẩn đạo đức
và mục đích hành nghề của nhân viên xã hội được dựa trên nền tảng bởi sự nâng đỡ
nhân quyền. Điều này cũng sẽ không có sự khác biệt trong thời gian xảy ra dịch
bệnh. Thật vậy, trong một thời kỳ phức tạp và đầy bất trắc, việc giữ gìn tính
phổ quát của nhân quyền lại càng có tính quan trọng quyết định.
Dịch bệnh càng làm phơi bày tình
trạng bất bình đẳng to lớn cả về những tác động của dịch bệnh lẫn khía cạnh bảo
vệ nhân quyền trên khắp Vương quốc Anh. Những áp lực tạo nên bởi đại dịch cùng
những khó khăn trong việc ứng phó với những áp lực này làm tăng nguy cơ gây
phương lại cho tính chính đáng, suy giảm các quyền và mất đi sự bảo vệ. Những
biểu hiện khắc nghiệt nhất là sự khác biệt trong việc tiếp cận sự bảo vệ khỏi sự
ngược đãi và bỏ bê, trong việc tiếp cận với cơ sở điều trị nhằm duy trì sinh mạng
cùng với tỷ lệ tử vong khốc liệt và không đồng đều trong xã hội Anh Quốc..
ĐẠO ĐỨC VÀ QUYỀN LỰC PHÁP LÝ CỦA TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP
Luật về tình trạng khẩn cấp được
ban hành ở mỗi Quốc gia sẽ có những ảnh hưởng đối với ngành công tác xã hội, các
trách vụ chăm sóc y tế - xã hội, cũng như việc huy động những nguồn lực. Luật tình
trạng khẩn cấp tuy có giới hạn về mặt thời gian nhưng vẫn có thể gây nên những
tác động và hệ luỵ lâu dài. Điều cấp thiết đối với công tác xã hội trong giai
đoạn này là vừa phải xem xét các vấn đề đạo đức, bảo vệ các quyền, lợi ích
chính đáng, vừa phải duy trì chất lượng cao trong thực hành nghiệp vụ.
Nhu cầu phát sinh những quyền lực
và những sự phân bổ mang tính ngoại lệ trong một tình huống khẩn cấp như
trong đại dịch thì cần phải được mọi người hiểu – mặc dù một sự chuẩn bị tốt
hơn sẽ có thể giúp giảm thiểu các phản ứng vội vã và cải thiện quy trình ban
hành luật.
Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp
và vai trò bảo vệ nhân quyền của ngành công tác xã hội hàm nghĩa rằng: trong suốt
thời gian dịch bệnh COVID-19, ngành công tác xã hội sẽ chú ý kỹ những
thay đổi liên quan đến luật pháp và chính sách để xem xét những ảnh hưởng của
chúng đối với người dân, quá trình những luật và chính sách đó được quyết định
và thực thi như thế nào, những hướng dẫn đạo đức đi kèm những luật ấy cùng những
nguy cơ về sự bất cân xứng cũng như triển khai quá mức (ví dụ: Việc sửa đổi cho
ra những quyền hạn gây giảm các quyền của người dân một cách không cần thiết).
Trong bối cảnh như thế, BASW vẫn
bảo đảm tuân thủ Bộ Tiêu chuẩn Đạo đức Công tác Xã hội của Anh Quốc và những nguyên
tắc đạo đức quốc tế của IFSW (Hiệp hội Công tác Xã hội Thế giới) và Hiệp hội
các trường dạy công tác xã hội Quốc tế - duy trì những nền tảng giá trị cốt lõi
của ngành công tác xã hội, duy trì việc thực hành, dẫn dắt và hỗ trợ cho các cộng
đồng. Nhân viên công tác xã hội vẫn nên tiếp tục làm việc dựa trên các nguyên tắc
đạo đức và nghiệp vụ của mình trong bất cứ bối cảnh chính sách nào.
NHỮNG TRÁCH NHIỆM VỀ MẶT NGHIỆP VỤ
Những trách nhiệm về nghiệp của nhân viên xã hội là phải sử dụng tính chuyên môn nghề nghiệp trong tất cả các giai đoạn (các “pha”) của đại dịch bao gồm:
Ø Tự chăm sóc và lưu tâm đến sự an lành của cá nhân và của nghề nghiệp của chính mình trong những tình huống đầy thách thức
Ø Duy trì tính liêm chính và những tiêu chuẩn nghiệp vụ
Ø Đảm bảo tính liên tục trong việc kết nối, hỗ trợ và cung ứng dịch vụ tối nhất có thể, bao gồm việc gia tăng các phương thức truyền thông kỹ thuật số.
Ø Sử dụng những quyền hạn được luật pháp quy định và duy trì trạng thái thực hành có đạo đức cao nhất trong bối cảnh khẩn cấp và đầy áp lực
Ø Kết nối trẻ em và người trưởng thành tiếp cận những nguồn lực mà họ cần để duy trì sức khỏe và tình trạng an lành của họ (chẳng hạn những người đang trong khu phong toả hoặc khu vực đang được bảo vệ) bao gồm những việc như: cung cấp thông tin, cung cấp những dịch vụ phổ quát thiết yếu, tiếp cận những lợi ích chính đáng, phòng và giảm tình trạng nghèo đói, cung cấp lương thực, vươn tới cộng đồng và thiết lập những phương thức truyền thông mới và an toàn, bao gồm cả việc sử dụng những nền tảng kỹ thuật số, bảo đảm người dân lien tục được những hỗ trợ mới và thay đổi khi tình hình có những thay đổi trong thời gian xảy ra đại dịch.
Ø Phát hiện, đáp ứng và đảm bảo sự hỗ trợ liên tục cho những người có nguy cơ cao nhất trong cộng đồng, bao gồm: những người sống bên lề xã hội, nghèo khổ, không có nhà ở, những người không có khả năng tiếp cận thông tin và các dịch vụ, những người có nguy cơ bị gây hại bởi người khác (trong lẫn ngoài gia đình), người thiểu năng hoặc có điều kiện sức khoẻ kém, dân tị nạn, dân nhập cư, cùng những hoàn cảnh có nguy cơ khác.
Ø Phát hiện và hỗ trợ những người phải chăm sóc không chính thức cho các gia đình hoặc cho bạn bè
Ø Huy động, kết nối công dân và cung cấp thông tin về những dịch vụ cộng đồng, về các dịch vụ và nguồn lực phổ quát cũng như thứ yếu hơn
Ø Hỗ trợ cho gia đình bị ảnh hưởng trực tiếp do mất người thân và các mất mát khác do COVID-19
Ø Thúc đẩy quyền con người thông qua các hoạt động như tích cực vận động, sử dụng các hiểu biết về pháp luật và chính sách, giúp người dân có tiếng nói vì những nhu cầu và quan điểm của chính họ
Ø Thúc đẩy các chính sách và việc thực thi mang tính đạo đức và bao gồm tất cả các đối tượng, bao gồm các nhóm và tổ chức, suốt cả thời kỳ đại dịch
Lưu ý: Đây chưa phải là danh sách về những
nhiệm vụ một cách thấu đáo tất cả các khía cạnh, nhưng nó vẫn bao hàm đầy đủ trong
phạm vi nêu lên các nguyên tắc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét