5 Lessons from a
50-year Psychotherapy Career
Tác giả: DAVID SCHARFF, M.D.
Người dịch: TRẦN THỊ THU VÂN – Thạc sĩ Tâm lý, Giảng viên Bộ môn Tâm lý, Khoa KHXHNV ĐH Văn Hiến Tp.HCM, Chuyên viên Tâm lý trị liệu, Thành viên CLB Trăng Non
David Scharff là Giáo sư Lâm sàng về Tâm thần học tại Đại học Uniformed Services University về ngành Khoa học Sức khoẻ, cũng như tại Đại học Georgetown. Ông cũng là Đồng sáng lập và Nguyên Giám đốc Viện Tâm lý trị liệu Quốc tế; Chủ tịch Ủy ban của Hiệp hội Phân tâm Quốc tế về Phân tâm Gia đình và Cặp đôi; và là tổng biên tập của Psychoanalysis and Psychotherapy ở Trung Quốc. Ông chỉ đạo các chương trình đào tạo về Trị liệu Phân tâm cho Cặp đôi và Gia đình ở Bắc Kinh (Trung Quốc) và Mạc Tư Khoa (Nga).
Một chuyên gia dày dặn kinh nghiệm chia sẻ 5 bài học từ cuộc đời
hành nghề của mình
Những điểm chính
· Một sự nghiệp làm tâm lý trị liệu thành công đòi hỏi một sự kết hợp đặc biệt của sự chú tâm, những kỹ năng mềm, và những đặc điểm nhân cách.
· Bạn càng sẵn sàng có những câu hỏi cởi mở về động lực nghề nghiệp của bản thân, thì bạn (và thân chủ của bạn) sẽ càng có lợi.
· Con đường dài đi đến sự nghiệp tâm lý trị liệu đầy dẫy tính quan liêu trịch thượng (bureaucracy) và những thách thức khác, nhưng rất xứng đáng.
Là một chuyên gia lâm sàng về
tâm thần, người giám sát và đồng sáng lập Học viện Tâm lý Trị liệu Quốc tế
(International Psychotherapy Institute), tôi đã gặp rất nhiều nhà tâm lý trị liệu
đầy khao khát mới vừa bắt đầu sự nghiệp của mình. Hành trình của tôi bắt đầu vào
năm 1967, lúc đó là bác sĩ nội trú chuyên khoa tâm thần; những năm làm việc này
đã dạy tôi rất nhiều điều về những gì góp phần gầy nên nghề nghiệp tuyệt vời
này. Trong bài này, tôi cô đọng lại một số bài học chủ yếu từ sự nghiệp 50 năm
của tôi thành 5 điểm chính để bạn có thể xem xét khi bạn quyết định xem công việc
này có thích hợp với mình hay không.
1. Không có dược phẩm đơn độc nào chữa khỏi tất cả các bệnh (No single medication is a cure-all)
Tôi trở thành nhà tâm thần học
và nhà tâm lý trị liệu khi thuốc điều trị tâm thần còn đang trong giai đoạn mới
khởi đầu; chúng tôi kê đơn nhưng chúng tôi không thể tuỳ thuộc vào chúng. Nhóm
của tôi đã học cách hỗ trợ với hầu hết tất cả mọi người bằng phương pháp trị liệu
tâm lý – và bây giờ chúng tôi biết đây là một thành phần cốt yếu của trị liệu,
ngay cả khi thuốc có hiệu quả cao. Ngày nay, trong khi những loại thuốc chống
trầm cảm, chống loạn thần và thuốc ổn định khí sắc ngày càng phổ biến – và phải
thừa nhận rằng chúng hiệu quả hơn nhiều so với 50 năm trước – trị liệu thông
qua trò chuyện vẫn là thành phần mang tính nền tảng của tiến trình trị liệu. Sự
kết nối giữa những con người là một phần thiết yếu của tâm lý trị liệu và của tất
cả những can thiệp lên sức khỏe tâm thần.
Vì vậy bạn có thể tự
hỏi: “Tôi có nhận ra những lợi ích của tâm lý trị liệu trong chính cuộc sống của
tôi hay không?”
2. Luôn hiếu kỳ, dễ gần và cởi mở
Ngay cả khi là một thực tập
sinh y khoa, tôi đã tìm thấy rất nhiều cơ hội để trở thành một nhà trị liệu non
trẻ. Có lần, một bệnh nhân bị bệnh tim yêu cầu được nói chuyện với tôi chứ
không phải là bác sĩ của cô ấy, như thể cô ấy biết tôi có định hướng về tâm thần
học; bản chất của những tương tác của chúng tôi đã minh hoạ cho cô ấy thấy rằng
tôi muốn biết cả về sức khỏe tâm thần lẫn về những đau đớn thể chất của cô ấy. (Chuyện
của cô ấy là câu chuyện rất lôi cuốn về một đau khổ do tang chế bị dồn nén lại,
đang thể hiện thông qua triệu chứng
đau ngực, nhưng… đó là chuyện sẽ kể vào lúc khác). Trong khi những danh xưng
như “bác sĩ” hoặc “nhà tâm lý trị liệu” trong chừng mực nào đó có thể tác động
như một “đòn bẩy xã hội” (social leverage), mục tiêu chính của bạn vẫn là trở
thành một con người có khả năng thấu cảm.
Là nhà trị liệu, bạn
cố gắng tự hỏi mình: “Tôi có tìm hiểu điều gì là động lực thúc đẩy con người
không, ngay cả đối với những người mà tôi thấy đang thách thức tôi?”
3. Việc học tập sẽ mất nhiều thời gian
Không có cách nào khác: Trở
thành một nhà tâm lý trị liệu hoặc một nhà phân tâm là một tiến trình dài. Tôi
đã từng có khát vọng học hỏi ngành này từ rất sớm, về những ngày tháng mà phân
tâm học còn đang rất thịnh hành và rất lâu trước khi báo chí công bố Freud đã qua
đời. Tôi có một khởi đầu tốt trong công việc nội trú của mình và sau đó đến
Washington D.C, phải ngại ngùng thừa nhận rằng lúc đó tôi cảm thấy như thể mình
biết hết mọi thứ. Dĩ nhiên, thật ra còn
rất nhiều điều để tôi phải học hỏi thêm.
Tôi từng dành thời gian tham
gia dịch vụ sức khỏe công cộng (Public Health Service) trong suốt chiến tranh
Việt Nam, và sau đó nghỉ phép một năm ở Anh tại trung tâm lâm sàng Tavistock,
tôi đã không bắt đầu huấn luyện phân tâm chính thức cho đến sau đó rất lâu, khi
tôi 36 tuổi, vào thời điểm mà các đồng nghiệp y khoa của tôi trong những lĩnh vực
khác – không tính những bạn bè là luật sư hay làm công việc kinh doanh – đã xây dựng sự nghiệp của họ rất tốt. Chính học
viện của tôi đã nỗ lực giúp đỡ những ứng viên có được sự huấn luyện tốt nhất có
thể, nhưng ít nhất cũng cần phải trải qua 4 – 5 năm huấn luyện hậu đại học.
Điều này sẽ giúp bạn tự
hỏi: “Tôi có thể chịu đựng được cảm giác bị bỏ lại phía sau khi chấp nhận đi
theo một quỹ đạo sự nghiệp dài hơn hay không?”
4. Việc huấn luyện tâm lý trị liệu có thể tạo cảm nhận về một vị
thế “bề trên” (patronizing)
Trong khi nền tảng đào tạo của
tôi đã hỗ trợ cho tôi rất tốt, thì việc huấn luyện phân tâm lại còn đang ở mức sơ
khởi, và rất nhiều người thầy của tôi có thái độ như thể họ là những người thuộc giới tinh
hoa. (Không hẳn ai cũng thế, nhưng cũng thường xảy ra đủ để lưu lại những hương
vị cay đắng). Trong thời gian đó, Hiệp hội Phân tâm học Hoa Kỳ (American
Psychoanalytic Association) thậm chí còn đánh trượt với tỷ lệ đáng báo động những
sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành phân tâm, những người nộp đơn xin chứng chỉ
quốc gia và đó chẳng là gì so với thái độ của họ với những người ngoài ngành y xin
đăng ký để được đào tạo. Một vụ kiện bởi những nhà tâm lý vào giữa thập niên
1980 đã phá vỡ thành kiến công khai thiên vị y khoa đối với những người theo học
không có nguồn gốc y khoa. Nó làm cho
việc đào tạo phân tâm trở nên phổ
biến rộng rãi cho tất cả các ngành trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tinh thần,
nhưng nhiều đào tạo viên mà ta gặp vẫn tiếp tục hành xử
như thể họ là những người tuyệt vời không thể chê trách.
Tôi
nghĩ rằng
Viện Đào
tạo Phân tâm Quốc tế (International Institute for
Psychoanalysic Training), nơi tôi giảng dạy, hãy đối xử với người học như những người trưởng thành hoàn toàn xứng đáng được tôn trọng,
trên
tất cả cũng bởi vì họ đã tình nguyện bước vào đào tạo trong một thời gian dài. Về phần mình, tôi cố gắng đối xử với học
viên như những người bạn đồng trang lứa khi họ tham gia học.
Hãy kiểm tra và trả lời một cách trung thực: “Làm cách nào để tôi có thể chiếu cố người dưới và xử lý thói trịch thượng của mình?”
5. Phân tâm học là một lĩnh vực vô cùng sáng giá
Freud
đã qua
đời cách đây 80 năm (đó là về phần thừa nhận của chúng ta về sự mất
đi của ông), nhưng phân tâm học thì vẫn trường tồn. Đây là một lĩnh vực tuyệt vời, lớn mạnh, vẫn đang phát triển và để lại một công cụ tuyệt vời cho thắc mắc
không nguôi về chủ đề trung tâm của con người:
Điều gì khiến chúng ta hành xử theo cách như thế. Phân tâm học để lại cho chúng
ta giải thích vấn đề này từ nhiều nhãn quan: sang chấn của chúng ta, gia đình của chúng ta, văn hóa của chúng ta, thậm chí là tính chất hoá học trong chính não bộ của chúng ta. Chẳng hạn, tôi đã ứng dụng việc huấn
luyện chuyên môn của mình vào các chủ đề xã hội và chính trị, những thách thức liên cá nhân,
thậm chí là các bài đọc phê bình các vở kịch. (Vị hôn thê, cũng là nhà phân tâm học, của tôi
cùng với tôi đã xuất bản quyển sách về những bài đánh giá kịch theo cách nhìn phân tâm của chúng tôi: A Doctor
in the House Seat)
Hơn
nữa, sự nghiệp phân tâm học của tôi mở ra một thế giới của những
cơ hội theo đúng nghĩa đen của nó, phần lớn công việc hiện tại của tôi được thực hiện ở
Nga và Trung Quốc, những nơi tôi thường xuyên đến (tùy vào tình hình Covid). Cuốn
sách mới nhất của tôi, Marriage and Family in Mordern China, đã khám phá cách thức làm thế nào mà những vấn đề của xã hội Trung Hoa hiện đại cùng với lịch sử đất nước này đã tìm được
cách để thể hiện qua mối
quan hệ mật thiết
bên trong những gia đình ở Trung Quốc.
Vì vậy, đây là thách thức sau cùng: “Liệu rằng tôi có thể thấy mình hạnh phúc trong sự nghiệp
này trong 30, 40 thậm chí 50 năm hay không?”
Sự
nghiệp tâm lý trị liệu hay phân tâm học có phải dành cho bạn? Điều này không chỉ
bạn quyết định. Tôi đề nghị bạn cân nhắc câu hỏi này dựa trên việc xem xét những
hao tổn lẫn
những lợi ích, những nguy cơ và phần thưởng
của sự nghiệp tâm lý trị liệu. Tôi có thể nói với bạn rằng sự nghiệp này đòi hỏi
một tâm
thế chịu đựng dài hạn, một sự
trơ lì với cả những thứ tinh hoa lẫn những thứ tầm thường, một lòng hiếu kỳ tự nhiên với thân chủ của bạn (và với chính bạn), một nhãn
quan có chừng mực về việc sử
dụng các loại thuốc hướng thần và một sự thành tâm với những ai đang đứng trước ngã rẽ trong cuộc đời của họ.
Theo
ý kiến chuyên môn của nhà tâm lý trị liệu: Nỗ lực như thế
là hoàn toàn xứng đáng!
(Tác giả là một
nhà phân tâm lâu năm. Ông nêu ra điều có thể mang tính phổ quát chung cho những
nhà tâm lý trị liệu theo các trường phái khác – Chú thích của TN Online)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét