“Why Shrinks Have Problems”
Tác giả: ROBERT EPSTEIN Ph.D. và TIM BOWER
Nguồn: Psychology Today - published July 1, 1997 - last reviewed
on June 9, 2016
Người dịch: TRẦN THỊ THU VÂN – Thạc sĩ Tâm lý, Giảng viên Bộ môn Tâm lý, Khoa KHXHNV ĐH Văn Hiến Tp.HCM, Chuyên viên Tâm lý trị liệu, Thành viên CLB Trăng Non
Kỳ 2
Một thứ thế giới thô phàm ngoài kia (It's a Rough World Out There)
Những bệnh nhân không chỉ là
nguồn gây stress duy nhất đối với nhà tâm lý trị liệu. Chính thế giới này cũng
đòi hỏi quá khắt khe. Sau tất cả, đó là lý do tại sao có những bệnh nhân…
Nhiều khảo sát, được thực hiện
bởi Guy và những người khác, cho thấy một vài số liệu đáng lo ngại về cuộc sống
và sự an lạc của nhà trị liệu. Ít nhất ¾ nhà trị liệu từng trải qua những
đau khổ lớn trong vòng 3 năm trước khi khảo sát, nguyên nhân chủ yếu là những vấn đề trong các
mối quan hệ. Hơn 60% có thể từng bị chứng trầm cảm với mức độ đáng kể về mặt
lâm sàng vào một thời điểm nào đó trong đời và gần một nửa tự nhận rằng trong
những tuần tiếp theo sau một khủng hoảng cá nhân, họ không thể cung cấp dịch vụ chăm sóc
có chất lượng. Một nghiên cứu năm 1997 của Michael Klag, một bác sĩ tâm thần,
cho thấy tỷ lệ ly hôn của bác sĩ tâm thần tốt nghiệp từ trường Đại học Y khoa Johns
Hopkins, từ 1948 – 1964 là 51%, - cao hơn dân số chung của thời
đó, và về thực chất tỷ lệ này cao hơn bất kỳ chuyên khoa nào trong y khoa.
Những ngày tháng đó nhà trị liệu
đương đầu với một nguồn gây stress chính: Các cơ quan bảo vệ sức khoẻ (HMOs - Health
Maintenance Organizations). Tiến sĩ Richard Kilburg, giám đốc cấp cao về nguồn
nhân lực tại Đại học Johns Hopkins và là một trong những chuyên gia hàng đầu về
“những nhà tâm lý đau khổ” (distressed psychologists) nói rằng làm việc cho những
chương trình “chăm sóc có quản lý” (managed care) đang tạo ra một tác động rất
xấu (đến đời sống của những chuyên viên – ND): “Những nhà trị liệu thường xuyên
phải lo lắng. Việc kiếm sống ngày càng khó khăn và càng khó khăn hơn để có thể cung
cấp dịch vụ chăm sóc có chất lượng. Công việc giấy tờ đòi hỏi rất nhiều thứ. Ngày
nay bạn không thể có một cuộc gặp gỡ với nhà tâm lý thực hành mà không gặp phải
những vấn đề ngày càng gia tang này, và mức độ đau khổ cũng đang gia tăng. Một
số đồng nghiệp của tôi đã phải rời khỏi việc hành nghề.”
Tiến sĩ Richard Thereson, Đại học
Missouri, đã ước lượng có khoảng 10% các nhà tâm lý trị liệu đang có những đau
khổ đáng kể ở bất kỳ thời điểm cụ thể nào.
Giải pháp sau cùng (The Final Resolution)
Bruno Bettelheim. Paul Federn.
Wilhelm Stekel. Victor Tausk. Lawrence Kohlberg. Có lẽ bạn sẽ nhận ra một hoặc
hai trong số những cái tên này. Tất cả họ là những chuyên gia sức khỏe tâm thần
nổi tiếng, và giống như Freud, họ đã tự sát.
Tất cả những căng thẳng trong
công việc và cuộc sống hàng ngày thường khiến các chuyên gia sức khỏe tâm thần
đi theo con đường này. Theo tiến sĩ tâm lý David Laster, giám đốc trung tâm
nghiên cứu về tự sát (Center for the Study of Suicide), các chuyên gia sức khỏe
tâm thần có tỷ lệ tự sát cao bất thường. Thật vậy, những báo cáo được công bố về
tỷ lệ tự sát ở bác sĩ tâm thần rất cao, dẫn đến việc Hiệp hội Tâm thần học Hoa
Kỳ (American Psychiatric Association) phải hình thành một “lực lượng đặc nhiệm
về ngăn ngừa tự sát (Task Force on Suicide Prevention) vào cuối thập niên 1970.
Một nghiên cứu được lực lượng đặc nhiệm này khởi xướng, công bố năm 1980, đã kết
luận rằng “tỷ lệ tự sát ở bác sĩ tâm thần gấp đôi con số được trông đợi (của
giới bác sĩ y khoa)" và “sự xuất hiện các trường hợp tự sát ở bác sĩ tâm thần khá
hằng định qua các năm, cho thấy thường xuyên có rất nhiều bác sĩ tâm thần bị trầm
cảm”. Những lĩnh vực y khoa khác không có tỷ lệ tự sát cao.
Theo một nghiên cứu, cứ 4 nhà
tâm lý thì có 1 người đôi khi có cảm nhận muốn tự sát và cứ 16 người thì có 1
người đã có mưu toan tự sát (attempted suicide). Dữ liệu được công bố duy nhất
– đến nay đã 25 năm qua – về số ca tự sát thật sự trong giới tâm lý gia cho thấy
tỷ lệ tự sát ở những nhà tâm lý nữ cao gấp ba lần so với dân số chung, mặc dù tỷ
lệ này ở nhà tâm lý nam giới không cao hơn mức trông đợi tính theo ngẫu nhiên.
Lester nói rằng những nghiên cứu
sâu thêm về chủ đề tự sát ở những tâm lý gia rất khó thực hiện, phần lớn là vì
tổ chức chuyên môn chính dành của những nhà tâm lý, tức Hiệp hội Tâm lý học Hoa
Kỳ (American Psychology Association – APA) đã không cung cấp bất kỳ dữ liệu xác
đáng nào kể từ năm 1970. Tại sao? “APA không muốn bất kỳ ai biết rằng có những
nhà tâm lý bị đau khổ”. Tiến sĩ tâm lý Peter Nathan, Đại học Iowa và là cựu
thành viên của Uỷ ban về Những Nhà Tâm lý “đau khổ” của APA, đã khẳng định như
vậy
Rượu và nghiện (Alcohol and Addiction)
Đợi đã, còn nhiều điều hơn thế
nữa. Nathan còn phát biểu: “Chuyên gia sức khỏe tâm thần có lẽ có nguy cơ cao
không chỉ về nghiện rượu mà còn (tất cả các thể loại) lạm dụng chất khác”.
Không có gì đáng ngạc nhiên: lạm dụng chất là một trong những cách thông dụng
nhất – mặc dù gây hủy hoại – để con người đương đầu với lo âu và trầm cảm và
như chúng ta từng thấy, chuyên gia sức khỏe tâm thần cũng góp phần của họ vào
cách thức này.
Trên thực tế, nghiên cứu hàng
thập kỷ của Richard Thoreson về nghiện rượu đã bắt nguồn từ những vấn đề của
chính ông với những chai rượu. “Tôi bắt đầu uống khi còn khá trẻ.” ông nói “và vẫn
tiếp tục uống trong những năm đầu hành nghề của mình. Cuộc sống của tôi chỉ lẩn
quẩn xung quanh việc uống rượu. Nó ảnh hưởng tiêu cực lên gia đình tôi. Đến mức
tôi phải từ nhiệm vai trò chủ tịch của một tổ chức nọ bởi vì tôi quá run không
thể nói chuyện trước một nhóm người. Tôi ngừng uống vào năm 1969, thời điểm đó
tôi uống khoảng 16 ounces (tương đương 178ml) whiskey mỗi ngày.
Vào những năm 1970, với sự giúp
đỡ của một vài đồng nghiệp, Thoreson thành lập một nhóm không chính thức có tên
là “Tâm lý gia giúp nhau” (Psychologists helping Psychologists), đã tổ chức những
cuộc họp mở của Những Người Nghiện rượu Ẩn danh (Alcoholics Anonymous) tại những
hội nghị hằng năm của APA từ đó về sau. Nhóm không chính thức và hoàn toàn tình
nguyện này đã giúp đỡ cho hàng trăm tâm lý gia trong nhiều năm qua – không có sự
hỗ trợ tài chính nào từ APA.
Nghiện trị liệu (addicted to therapy)
James Guy nói rằng “một số nhà
trị liệu trông mong được tiếp tục thực hành lâu hơn tuổi thọ trung bình tính
trên những bảng biểu thống kê.” Nhưng khi tuổi càng cao, sức khoẻ hẳn sẽ phải
giảm sút. Guy giải thích: “Đau thắt lưng trở thành một vấn đề. Suy giảm thị lực
và thính lực có thể gây khó khăn trong việc nhận ra những sắc thái tinh tế. Kiểm
soát bàng quang kém có thể khó khăn khi ngồi và trình trạng mệt mỏi sẽ trở
thành chuyện lớn”
Những vấn đề phức tạp thêm vào đó
là khi nhà trị liệu càng lớn tuổi, họ càng có nhu cầu gắn bó và sự hỗ trợ xã hội
thực sự đến từ chính bệnh nhân của họ. “Thường thì hầu hết thời gian tỉnh thức
của họ là dành để làm việc cùng thân chủ, tập trung vào những chất liệu chất chứa
đầy cảm xúc”, Guy lưu ý, “Chính những lúc như thế, thật khó để họ có thể nghĩ đến
chuyện về hưu. Thậm chí rất khó để họ biết khi nào thì nên nghỉ.
Kết quả là, nhiều nhà tâm lý trị
liệu “nghiện” thân chủ của họ đến mức đáng thương (woefully addicted to their
clients), không ai cung cấp cho họ những hướng dẫn hoặc sự lựa chọn thay thế.
Nhìn chung, việc hành nghề tư nhân độc lập – thường phải ra khỏi nhà mình – đặt
nhà trị liệu vào nguy cơ cao nhất, bất kể họ ở độ tuổi nào. Thereson nói thêm rằng
những cách hành nghề như vậy có sức hấp dẫn đặc biệt đối với nhà trị liệu không
muốn các đồng nghiệp nhìn thấy; hành nghề biệt lập cũng là cách lý tưởng cho những
người lạm dụng rượu hoặc ma túy.
Liệu họ đã sử dụng công cụ của
chính họ? (Do they use their
own tools?)
Nếu nhà trị liệu thật sự có
công cụ đặc biệt để giúp đỡ người khác, sao họ không thể sử dụng những kỹ thuật
này cho chính mình? Sau tất cả, nhà tâm lý học hành vi gần đây, B.F Skinner đã
áp dụng nguyên tắc hành vi một cách có hệ thống để thay đổi hành vi của mình và
ông ấy nhạo báng Freud và những phân tâm gia về việc họ đã không thể ứng dụng
“khoa học” của họ cho chính họ. Tiến sĩ tâm lý John Norcross, Đại học Scranton,
và cộng sự đã nghiên cứu vấn đề này một cách rộng rãi, với hai phát hiện chính.
Đầu tiên là “Những nhà trị liệu thừa nhận việc họ có những đau khổ và khó khăn
trong cuộc sống cũng nhiều như những người ngoài chuyên môn, nhưng họ cũng tự
cho mình có những ứng phó tốt hơn. Họ ít dựa vào thuốc hướng thần và sử dụng một
loạt nhiều kiểu quá trình tự thay đổi (self-change) hơn so với những người
ngoài chuyên môn.”
Điều này nghe có vẻ khích lệ, nhưng
phát hiện thứ hai của Norcross khiến bạn dừng lại và suy nghĩ: “khi những nhà
trị liệu hỗ trợ bệnh nhân, họ theo những chỉ dẫn trong định hướng lý thuyết của
họ. Nhưng điều ngạc nhiên là khi những nhà trị liệu hỗ trợ chính mình, họ lại trở
nên rất thực dụng.” Nói cách khác, khi vật lộn với vấn đề của chính mình nhà trị
liệu bỏ qua những gì thuộc về tâm lý và trở lại với những kỹ thuật thông thường
hàng ngày – tán gẫu với bạn bè, thiền định, tắm nước nóng…
Sao những nhà tâm lý trị liệu, vào
những lúc nào khác trong cuộc đời hành nghề, lại không yêu cầu được trị liệu để
họ có thể được giúp đỡ chuyên biệt từ đồng nghiệp? Đã không có chuyện đó! Tiến
sĩ Gary Schoener đã nói, “Người ta bị shock khi biết điều này không xảy ra”.
Ông cũng là người điều hành Trung tâm Tham vấn Walk-in ở Minneapolis, có lẽ là
phòng khám tâm lý miễn phí đầu tiên và cũng là sau cùng ở Hoa Kỳ. Ông nói “các luật
sư là đối tượng của việc tầm soát về tâm lý nhiều hơn chính các nhà tâm lý.”
Những khảo sát đã chỉ ra rằng hầu
hết nhà trị liệu, khoảng 65-80%, đã từng phải trị liệu ở một thời điểm nào đó.
Tuy nhiên, ngoại trừ những nhà phân tâm – những hậu duệ theo truyền thống và
sang giá của Freud mà bạn nhìn thấy trên phim nhiều hơn ngoài đời - những nhà
trị liệu thực sự đã không bao giờ đề nghị trải qua trị liệu, ngay cả khi đó là
một phần trong huấn luyện của họ.
Chính Freud bị kinh hoàng bởi
điều này. Ông ấy nói: “Theo định kỳ 5 năm hoặc hơn, các nhà phân tâm nên tự
phân tâm cho mình”. Không may và trớ trêu thay, nhiều nhà tâm lý trị liệu miễn
cưỡng tìm đến trị liệu (cho chính mình). Chẳng hạn, trong một khảo sát được thực
hiện bởi Guy và tiến sĩ Jame Liaboe, những nhà trị liệu đã nói rằng họ rất lưỡng
lự khi bước vào trị liệu “bởi vì cảm thấy xấu hổ và bẽ bàng, nghi ngờ về hiệu
quả của trị liệu, những trải nghiệm tiêu cực trước đây với trị liệu cá nhân cho
họ (personal therapy: cách dùng từ này chỉ việc trị liệu cho nhà trị liệu hoặc
cho người đang học tâm lý trị liệu - ND) và những cảm nhận tự cao đã gây cản trở
khả năng xác định nhu cầu hỗ trợ của chính mình.” Những người khác thì lưỡng lự
khi tìm kiếm nhà trị liệu bởi vì “những chuyện phức tạp của nghề nghiệp” - đó
là họ không thể tìm một nhà trị liệu gần đó, người mà họ chưa từng biết trước
đó. Hoặc họ cũng lầm tin, giống như nhiều bệnh nhân cũng tin như thế, rằng tìm
đến nhà trị liệu là một dấu hiệu của sự thất bại.
Tiến sĩ tâm lý học Karen
Saakvitne nói rằng: “Tôi xin lỗi khi ngụ ý về những nhà trị liệu tìm đến trị liệu
là những người bị khó khăn (Nguyên văn “impaired” nghĩa là suy yếu, yếu kém). Họ
là một người có làm việc vì những lợi ích tốt nhất của thân chủ. Tôi chỉ quan
ngại nhiều hơn về những nhà trị liệu không tìm kiếm sự giúp đỡ.”
Đón xem tiếp Phần 3
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét