“Tips
for managing children at home during COVID-19”
Nguồn: Autism Speaks – 2/4/2020
Người dịch: NGUYỄN THỊ
NGỌC ANH - Tốt nghiệp cử nhân tâm lý Đại học Văn Hiến, TpHCM, năm 2006.
Thâm niên 15 năm công tác tại Khoa Tâm lý Lâm sàng (Khu Tham vấn và Trị liệu
Tâm lý Trẻ em và Vị thành viên), Bệnh viện Tâm thần Trung uơng 2, Biên Hoà, Đồng
Nai.
Dưới
đây là một số bí quyết có thể giúp bạn quản lý trẻ tự kỷ tại nhà trong thời
gian xảy ra đại dịch COVID-19, đóng cửa và giãn cách xã hội. Bài viết được cung
cấp bởi Đai học Rochester, một thành viên trong Mạng lưới Autism Speaks Autism
Treatment Network.
1, Tạo các quy tắc trong gia đình
Bạn và
con bạn có thể cùng nhau đưa ra những quy tắc này. Bạn có thể sử dụng các quy tắc
tương tự như ở lớp học hoặc trường học của con bạn đã áp dụng. Bạn và con có thể
vẽ hoặc viết ra những quy tắc này và dán chúng ở đâu đó trong nhà của bạn.
2, Đặt thời gian biểu hoặc thói quen hàng
ngày cho con bạn
Cố gắng
chia nhỏ các khoảng thời gian dài, không có cấu trúc thành các hoạt động có cấu
trúc hơn. Ví dụ, thời gian rảnh có thể được chia thành thời gian cho: sách và
câu đố, nghệ thuật và thủ công, các hoạt động trên bàn, vv… Cố gắng đưa một số
thời gian hoạt động ngoài trời và tập thể dục, giờ ăn vào thời gian biểu. Thông
thường, trẻ em có thể tìm kiếm thức ăn
suốt cả ngày khi chúng không đi học. Giữ khẩu phần hợp lý và cố gắng không để
trẻ ăn vặt ngoài giờ ăn và bữa phụ đã định. Chúng tôi muốn nguồn cung cấp thực
phẩm của bạn kéo dài!
Viết những
hoạt động này ra với con bạn, hoặc lên thời gian biểu bằng hình ảnh (trên máy
tính của bạn hoặc vẽ ra). Thường xuyên cùng con xem lại thời gian biểu. Có rất
nhiều ví dụ về lịch trình trực tuyến mà bạn có thể sử dụng để trợ giúp.
Chúng
tôi nhận thấy rằng nhiều bậc cha mẹ sẽ phải vừa làm việc ở nhà vừa phải quản lý
thời gian biểu của con. Cố gắng xây dựng lịch trình của con bạn mà vẫn lưu ý đến
các yêu cầu công việc của bạn, dành thời gian hoạt động yên tĩnh hoặc thời gian
trên màn hình cho những khoảng thời gian mà bạn cần phải làm những trách nhiệm
khác.
3, Tạo động lực cho con bạn
Yêu cầu
con bạn làm bài tập ở nhà có thể là một thách thức. Sẽ rất hữu ích nếu có điều
gì đó có thể thúc đẩy chúng hoàn thành công việc. Bạn có thể làm điều này đơn
giản bằng cách sắp xếp thời gian biểu của con bạn để công việc đến trước các hoạt
động vui chơi (ví dụ: “ Đầu tiên là làm bài tập, sau đó là vui chơi ngoài trời”).
Bạn cũng có thể thiết lập một bảng khen thưởng để con bạn hoàn thành công việc.
Ví dụ: bạn có thể tạo biểu đồ sao hoặc biểu đồ hình dán cho con mình và chuẩn bị
cho trẻ một sự bất ngờ hoặc nới lỏng thời gian sử dụng màn hình khi trẻ nhận được
tất cả các hình dán / dấu sao của mình.
4, Luân phiên và sắp xếp đồ chơi của con bạn
Trẻ em
thường có rất nhiều đồ chơi xung quanh nhà, nhưng đôi khi chúng lại quên mất những
món đồ chơi này. Việc này có thể giúp sắp xếp và giới hạn số lượng đồ chơi mà
con bạn có sẵn cho chúng cùng một lúc. Sau đó, bạn có thể luân phiên hoặc trao
đổi đồ chơi của chúng mỗi ngày hoặc hai
ngày. Ví dụ, bạn có thể sắp xếp đồ chơi của con mình vào các thùng đồ chơi. Bạn
có thể cất tất cả trừ một hoặc hai thùng này đi hoặc cất vào kho. Sau đó, mỗi
ngày bạn có thể đổi một thùng mới cho
con mình. Điều này giúp đồ chơi của chúng luôn mới và thú vị.
5, Giúp con bạn bắt đầu vào các hoạt động
Một số
trẻ có thể gặp khó khăn trong việc đưa ra ý tưởng của riêng mình cho các hoạt động
vui chơi, tìm kiếm tất cả các tài liệu phù hợp và bắt đầu. Giúp con bạn lập kế
hoạch cho những gì chúng muốn làm với thời gian của chúng. Bạn có thể cung cấp
cho con một số ý tưởng bằng cách tạo một bảng lựa chọn hoặc danh sách những lựa
chọn , hoặc đơn giản bằng cách viết ra một số lựa chọn trên một tờ giấy. Một
khi chúng quyết định những gì muốn làm,
hãy giúp con thu thập các tài liệu con cần và bắt đầu thực hiện nhiệm vụ. Khi
chúng đã bắt đầu, bạn có thể kiểm tra thường xuyên và khen ngợi chúng vì đã bám
sát với nhiệm vụ.
6, Đặt giới hạn về thời gian sử dụng các
thiết bị màn hình
Giới hạn
thời gian sử dụng màn hình có thể là một trong những thách thức lớn nhất đối với
một gia đình trong thời gian nghỉ ngơi. Nó giúp đặt ra các giới hạn rõ ràng trước
khi một ngày bắt đầu và cùng con bạn xem lại những giới hạn này thường xuyên. Bạn
có thể thực hiện việc này bằng cách lập lịch thời gian sử dụng màn hình vào các thời điểm cụ thể trong ngày và chỉ
cho phép sử dụng màn hình trong những thời gian này. Bạn cũng có thể cho phép
con mình sử dụng thiết bị trong một khoảng thời gian cụ thể (ví dụ: 1 giờ) và
theo dõi thời gian sử dụng thiết bị của chúng suốt cả ngày. Sử dụng bộ hẹn giờ,
chẳng hạn như bộ hẹn giờ trực quan (có nhiều ứng dụng cho việc này), có thể hữu
ích cho việc thiết lập các giới hạn này.
7, Xử lý xung đột giữa các anh chị em
Hãy thử
lên lịch một số hoạt động riêng cho từng trẻ theo định kỳ trong ngày. Bạn có thể
cần giám sát các hoạt động chung của bọn trẻ. Khen ngợi và cho phép các con cùng
nhau hướng tới phần thưởng bằng cách nói chuyện ôn hòa với nhau, giữ cho tay
chân không táy máy, đụng chạm vào đồ của nhau hoặc xung đột chân tay để cùng
nhau hướng tới một mục tiêu chung.
Nhưng bạn
cũng hãy vui lòng đối xử tốt với bản thân và
ghi nhớ rằng: Dù bạn trong vai trò cá nhân, khi đang làm công việc chuyên môn,
hay làm cha mẹ thì đây là thời điểm tốt để tất cả chúng ta nhớ dành cho mình thời
gian nghỉ ngơi và đối xử tốt với chính mình. Không có phụ huynh nào được trông
mong là sẽ làm tốt vai trò đầy đủ của một giáo viên và cung cấp chất lượng học
tập cho con đầy đủ như tại trường học.
Cũng sẽ
có những lúc bạn cần để trẻ có thêm thời gian sử dụng thiết bị điện tử để bạn
làm nốt một số công việc hoặc để trẻ có thể tự chơi để cho bạn có thêm ít phút
dành cho bản thân. Chúng tôi hy vọng bạn cũng cho phép những tiêu chuẩn cao của
bạn có lúc thay đổi. Kết nối liên hệ trực tuyến với các phụ huynh khác cũng có
thể hữu ích để bàn về những cách thức chăm sóc mới đối với trẻ khi phải ở nhà.
Nhà trường hoặc các nhóm phụ huynh cũng nên lập một trang giao lưu chung trên mạng
xã hội (Facebook).
Tự chăm
sóc bản thân là việc đặc biệt quan trọng đối với tất cả mọi người trong thời kỳ
bất định này. Một số cách tập luyện và xử lý stress cũng rất hữu ích. Đôi khi có
những bài tập chỉ cần 2-3 phút tập luyện mỗi ngày cũng đủ giúp bạn tạo nên sự
khác biệt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét