Tác giả: AMY MORIN
Chuyên viên công tác xã hội, nhà tâm lý trị liệu, biên tập chính của Verywell Mind
Kỳ 1
Những điểm chính
- Stress, những thói quen bị phá vỡ, “sốt tù hãm” (* cabin fever - cảm giác tức giận, chán chường vì phải ở lì trong nhà quá lâu), thiếu tương tác xã hội, và giảm những hoạt động thể chất do Coronavirus có thể đang ảnh hưởng lên sức khỏe tâm thần của tất cả chúng ta.
- Nhận ra những dấu hiệu cảnh báo của stress là điều quan trọng để bạn có thể hành động và nhận được sự trợ giúp cần thiết.
- Một vài bước nhỏ có thể tạo nên những cải thiện lớn trong việc chăm sóc sức khỏe tâm thần, bao gồm những bài tập thể dục hàng ngày, dành riêng thời gian để lo lắng, viết nhật ký, duy trì kết nối xã hội, giám sát việc sử dụng các phương tiện truyền thông.
Có rất nhiều lời khuyên được đề
nghị lúc này để duy trì sức khỏe thể chất trong suốt đại dịch Corona như rửa
tay thường xuyên và thực hiện giãn cách xã hội.
Nhưng chăm sóc sức khỏe tâm thần
trong suốt thời gian này cũng rất quan trọng đối với sức khỏe toàn diện của bạn.
Vì vậy, trong khi mọi chuyện đang diễn ra, chúng ta có thể thực hiện từng bước của
việc chăm sóc sức khỏe tâm thần. Nếu không chủ động chăm sóc tinh thần và cảm
xúc của mình trong suốt thời gian này, bạn có thể nhận thấy sự suy giảm sức khỏe
tâm thần của bản thân.
TẠI SAO VI RÚT CORONA CÓ THỂ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE TÂM THẦN?
Có rất nhiều cách và nhiều lý
do đại dịch Corona có thể gây thiệt hại cho sức khỏe tâm thần của bạn. Việc nhận
thức những yếu tố có thể ảnh hưởng đến tinh thần sẽ giúp bạn chiến đấu với những
vấn đề này.
Stress
Sợ nhiễm virus và nỗi lo tài
chính chỉ là hai trong số những căng thẳng trong tình huống đang khiến mọi thứ
trở nên khó khăn.
Trên thực tế, bạn có thể đang phải
đương đầu với rất nhiều vấn đề - từ vấn đề chăm sóc con cái cho đến việc tìm
cách duy trì hoạt động của doanh nghiệp nhỏ đang bấp bênh của bạn. Và bạn cũng
có thể phải đối mặt với hàng loạt những điều không chắc chắn.
Có rất nhiều điều không biết về
virus gây bệnh. Cuộc sống hằng ngày của bạn có thể thay đổi nhanh chóng khi các
quy định và khuyến nghị tiếp tục được triển khai trong khi đó bỏ qua vấn đề
tương tác xã hội.
Xáo trộn thói quen, thông lệ
Nhiều người làm việc ở nhà cùng
lúc trẻ nhỏ cũng ở nhà. Hầu hết những sự kiện và hội họp xã hội cũng bị hủy bỏ.
Dù sống ở đâu, theo một cách
nào đó thì dường như các thông lệ thường quy của bạn cũng đều bị phá vỡ. Các
sinh hoạt không được sắp xếp tốt, lịch trình thay đổi và hoàn toàn không chắc
chắn về việc điều này kéo dài trong bao lâu - tất cả những điều này đang ảnh hưởng
đến sức khỏe tinh thần của bạn.
“Sốt tù hãm” (Cabin Fever}
Ở nhà trong giai đoạn dài có thể
khiến bạn cảm thấy bồn chồn. Đối với một số người, có thể gây lo âu. Với những
người khác lại có thể gây chán nản. Nếu không được giải quyết, những cảm xúc này
có thể dẫn đến suy giảm sức khỏe tâm thần.
Thiếu tương tác xã hội
Đối với hầu hết mọi người, đại
dịch Corona có nghĩa là ít tiếp xúc xã hội hơn. Một số người phải tách biệt với
các thành viên trong gia đình và đồng nghiệp. Một số khác sống một mình và
không thể gặp mặt trực tiếp bất kỳ ai.
Trong khi một số người có thể sử
dụng mạng xã hội, điện thoại di động, và nói chuyện qua video để có thể duy trì
kết nối, nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng những cách như thế. Tương tác
xã hội là điều vô cùng quan trọng đối với sức khỏe tâm thần và việc ít tương
tác xã hội có thể dẫn đến những trạng thái trầm cảm và lo âu.
Giảm hoạt động thể chất
Thường ngày bạn đi bộ nửa dặm đến
xe lửa hoặc bạn có một công việc bao gồm những hoạt động thể chất hợp lý, công
việc hiện tại của bạn có thể không đòi hỏi bạn phải di chuyển nhiều như trước
đây.
Nhiều phòng tập đóng cửa (cả tự
nguyện và do quy định ở địa phương) để nỗ lực hỗ trợ giãn cách xã hội. Vì thế ngày
càng ít có cơ hội để bạn có thể ra bên ngoài tập luyện mà điều này có lẽ đã từng
là một trong những cách ứng phó dễ nhất mà bạn có thể thực hiện.
NHỮNG DẤU HIỆU CẢNH BÁO
Nếu bạn đã từng trầm cảm, lo âu
hay từng gặp các vấn đề sức khỏe tinh thần khác, triệu chứng của bạn có thể gia
tăng trong suốt giai đoạn căng thẳng này. Thậm chí nếu sức khỏe tinh thần của bạn
tốt trong đại dịch, bạn cũng cần lưu ý những triệu chứng mới đang xuất hiện.
Điều quan trọng cần nhớ là con
người không đơn giản chỉ được xếp loại về sức khoẻ tâm thần theo kiểu “lành mạnh”
hoặc “có bệnh”. Sức khỏe tâm thần của con người là một “thể liên tục”
(continuum). Tại một thời điểm nào đó, bạn có thể thấy chính mình có những biến
thiên thăng trầm trong liên thể này tuỳ theo những gì đang xảy ra xung quanh bạn.
Đây là một vài dấu hiệu cảnh
báo có thể cho thấy sự suy giảm sức khỏe tinh thần:
Thay đổi tâm trạng
Bạn có thể cảm thấy lúc này
mình như đang ở trên một tàu lượn siêu tốc đầy cảm xúc. Bạn nên tính đến khả
năng xuất hiện của những loại cảm xúc như cáu kỉnh, buồn bã hay lo lắng hơn
bình thường.
Tuy nhiên, những thay đổi lớn
hơn trong tâm trạng có thể là dấu hiệu của điều gì đó nghiêm trọng hơn. Nếu bạn
phải nỗ lực xử lý cảm xúc của mình hoặc nếu cảm xúc của bạn khiến sinh hoạt của
bạn trở nên khó khăn, đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn cần lưu tâm đến sức
khỏe tâm thần của bạn.
Thay đổi giấc ngủ
Stress cũng có thể gây trở ngại
cho giấc ngủ. Bạn có thể cảm thấy không buồn ngủ hoặc thức dậy nhiều lần trong
đêm. Mặt khác, bạn có thể thấy mình ngủ quá nhiều. Bạn có thể ngủ cả ngày hoặc
khó thức dậy vào buổi sáng mặc dù đã ngủ cả đêm.
Ngủ quá nhiều hay quá ít đều là
dấu hiệu của vấn đề sức khỏe tâm thần. Nhưng những vấn đề này cũng có thể ảnh
hưởng tiêu cực lên sức khỏe tâm trí. Cả hai đều cần được giải quyết cùng lúc.
Thay đổi khẩu vị hoặc thân trọng
(appetite and weight)
Những phiền muộn có thể khiến
người ta ăn quá nhiều. Một số người khác lại hoàn toàn mất cảm giác thèm ăn. Nếu
bạn đang trải nghiệm những thay đổi lớn về khẩu vị hoặc cân nặng, đây có thể là
dấu hiệu những phiền muộn của bạn đang tăng cao.
Khó khăn trong việc vận hành cuộc
sống
Bạn có thể thấy rằng mình khó tập
trung, khó hoàn thành nhiệm vụ và không làm việc hiệu quả. Những sinh hoạt thường
lệ bị thay đổi có thể khiến những điều này trở nên khó khăn hơn. Sức khỏe tâm
thần suy giảm cũng có thể là yếu tố góp phần vào những khó khăn trên.
Nếu bạn có những khó khăn trong
việc chăm sóc những nhu cầu hằng ngày của bản thân – tắm gội, làm việc nhà hay
chăm sóc con nhỏ - đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn cần thực hiện các bước nghiêm
túc để giúp bạn an yên hơn trong tâm trí.
CÁC BƯỚC ĐI GIÚP BẠN CÓ THỂ QUẢN
LÝ SỨC KHỎE TÂM THẦN
Đón xem tiếp Kỳ 2
(*) "Cabin Fever" là tên một cuốn phim hài kinh dị Mỹ (2002), đạo diễn bởi Eli Roth trong lần hành nghiệp đầu tiên. Phim nói về câu chuyện một nhóm sinh viên mới tốt nghiệp thuê một nhà nhỏ (cabin) trong rừng trong một chuyến đi nghỉ, nhưng sau đó từng người một bị mắc phải một chứng bệnh gây ra do một loại "siêu vi ăn thịt tươi" (Fresh-eating virus). Cảm hứng làm phim được lấy từ trải nghiệm của chính đạo diễn Roth từ một chuyến đi đến Iceland và bị tình trạng nhiễm trùng da.
Trong Covid-19, từ "cabin fever" được sử dụng để chỉ một tình trạng những người bị cách ly hoặc phải ở nhà lâu ngày, lo sợ không biết khi nào bản thân hoặc người thân của mình sẽ bị nhiễm bệnh, sợ mất việc, sợ suy giảm về tài chính... Tình trạng stress lúc đó gọi là "cabin fever" - "sốt tù hãm" (tạm dịch).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét