“COVID-19: Coping With Cabin Fever”
Tìm hiểu đôi nét về CABIN FEVER
"Cabin Fever" là tên một cuốn phim hài kinh dị Mỹ
(2002), đạo diễn bởi Eli Roth trong lần hành nghiệp đầu tiên. Phim nói về câu
chuyện một nhóm sinh viên mới tốt nghiệp thuê một nhà nhỏ (cabin) trong rừng
trong một chuyến đi nghỉ, nhưng sau đó từng người một bị mắc phải một chứng bệnh
gây ra do một loại "siêu vi ăn thịt tươi" (Fresh-eating virus). Cảm hứng
làm phim được lấy từ trải nghiệm của chính đạo diễn Roth từ một chuyến đi đến
Iceland và bị tình trạng nhiễm trùng da.
Trong Covid-19, từ "cabin fever" được sử dụng để
chỉ một tình trạng những người bị cách ly hoặc phải ở nhà lâu ngày, lo sợ không
biết khi nào bản thân hoặc người thân của mình sẽ bị nhiễm bệnh, sợ mất việc, sợ
suy giảm về tài chính... Tình trạng stress lúc đó gọi là "cabin
fever", tạm dịch là "sốt tù hãm". Theo Wikipedia
Cabin fever, hay còn gọi là sốt cabin, là một tình trạng hay
hội chứng, xảy ra khi ai đó bị kẹt quá lâu trong một nơi nào đó. Nếu một người
không thể ra ngoài hít thở khí trời hoặc giao lưu với những người khác, họ sẽ
có xu hướng cô lập, bị mắc kẹt, bị khoá kín, nhất là khi bị buộc phải ở lại
trong một nơi vừa khép kín vừa xa xôi, chắc chắn họ sẽ cảm thấy bất hạnh, chán
chường hay thậm chí là phát rồ và có xu hướng bạo lực, trầm cảm.
Loài người vốn có tính xã hội cao. Con người nói chung có xu
hướng thoải mái và hoạt động tốt hơn khi được kết nối. Với việc đột ngột chuyển
từ lối sống giao tiếp tích cực sang hạn chế tiếp xúc và cô lập hơn có thể là
nguyên nhân gây ra hội chứng “sốt tù hãm”.
COVID 19: ỨNG PHÓ VỚI TÌNH TRẠNG
“SỐT TÙ HÃM” (CABIN FEVER)
“COVID-19: Coping With Cabin
Fever”
Nguồn: HealthLinkBC – Thông tin
Chuyên biệt từ British Columbia, Canada
Người dịch: TRẦN THỊ THU VÂN – Thạc sĩ Tâm lý, Giảng viên Bộ môn Tâm lý, Khoa KHXHNV Đại học Văn Hiến Tp.HCM, Chuyên viên tâm lý trị liệu, Thành viên CLB Trăng Non
Dịch bệnh Coronavirus (Covid-19) là một loại bệnh gây ra bởi Coronavirus. Covid-19 đã lan khắp thế giới, kể cả đến British Columbia, Canada và đã được công bố là đại dịch toàn cầu. Triệu chứng của Covid-19 tương tự như các bệnh lý về hô hấp khác, như cúm và cảm lạnh thông thường.
Để biết nhiều hơn về dịch bệnh
Coronavirus (Covid-19), bao gồm cách giảm nguy cơ lây nhiễm và cần làm gì khi bạn
nhiễm bệnh và tiếp cận các tài nguyên liên quan đến dịch bệnh do Coronavirus.
Đây là khoảng thời gian rất
stress. Bạn có thể lo lắng cho bản thân và người thân bị nhiễm bệnh. Nếu bạn mất
việc, bạn có thể lo lắng về tài chính. Trên hết, bạn có thể mắc kẹt ở nhà và xuất
hiện trạng thái “sốt tù hãm”. Bạn có thể cảm thấy như bị mắc bẫy, chán nản và dễ cáu
giận.
“Sốt tù hãm” không phải là một
câu chuyện đùa. Nó có thể dẫn đến trầm cảm hoặc tự gây hại. Nếu bạn sống với
người khác, việc này có thể khiến bạn dễ công kích họ.
Dưới đây là một vài ý tưởng có
thể giúp bạn ứng phó.
Cố gắng giữ lịch trình như thường lệ
Duy trì thói quen như thông lệ
có thể giúp bạn tốt hơn. Cố gắng thức dậy và đi ngủ như thường lệ. Các bữa ăn
diễn ra bình thường. Nếu bạn có con nhỏ, cũng cần duy trì lịch sinh hoạt hàng
ngày. Sẽ rất tốt nếu có thể thiết lập thời gian cho việc học và hạn chế thời
gian dành cho các màn hình. Nhưng cũng đừng quá tự quá cứng nhắc nếu mọi thứ không luôn
luôn theo đúng kế hoạch.
Ra ngoài khi có thể (và được phép)
Không khí trong lành và ánh nắng
rất tốt cho cả tâm trí và cơ thể bạn. Nếu có thể, bạn hãy ra ngoài đi bộ hoặc đạp
xe đạp. Nếu bạn không thể ra ngoài, cố gắng dành thời gian ở gần cửa sổ, nơi bạn
có thể có chút ánh sáng tự nhiên.
Chăm sóc sức khỏe
Cẩn thận với việc ngủ quá nhiều
hay ăn vặt quá nhiều. Thử dùng các loại thức ăn lành mạnh, nghỉ ngơi vừa đủ, và tích cực.
Hạn chế hoặc tránh cà phê và thức uống có cồn.
Kết nối với bạn bè và gia đình
Gọi điện, nhắn tin hoặc nói
chuyện qua video có thể giúp bạn cảm thấy bớt cô đơn. Nghĩ đến những cách thực để mọi
người có thể liên hệ cùng nhau hơn. Bạn cũng có thể đề xuất cuộc gặp mặt gia đình trên mạng. Bạn
cũng có thể tổ chức một cuộc gặp hoặc chơi game với những người bạn ảo.
Nếu bạn sống với người khác,
hãy dành thời gian cho chình mình
Điều này có thể khó làm, nhưng
nó rất quan trọng. Nếu có thể, hãy đi bộ hoặc tự đạp xe. Hít thở sâu trong khi
tắm. Hoặc thức dậy trước mọi người và tận hưởng sự yên lặng. Nếu bạn sử dụng
tai nghe để loại bỏ sự ồn ào, đây có thể là một cách để bạn có vài phút yên
tĩnh.
Nếu bạn cảm thấy chán nản, hãy
sáng tạo
Đây có thể là cơ hội để bạn làm
điều gì đó mà bạn chưa bao giờ có thời gian để làm. Có rất nhiều lớp học online
miễn phí. Bạn có thể học yoga, nhảy, học một ngôn ngữ mới. Hoặc cũng có thể là
một cuốn sách bạn muốn đọc. Thời gian ở nhà này có thể là một món quà.
Tìm kiếm những điều tốt đẹp
quanh bạn
Có rất nhiều nỗi sợ đang đến,
nhưng những điều tốt đẹp cũng đang đến. Tìm kiếm những câu chuyện đem lại cho bạn
sự hy vọng, như chuyện về những người giúp đỡ người khác.
Tạm dừng nhận tin tức
Hạn chế việc dành quá nhiều thời
gian để xem hoặc đọc về đại dịch. Tập trung nhiều vào những thông tin này có thể
khiến bạn lo lắng và cáu giận hơn.
Tìm kiếm những cách lành mạnh để
ứng phó với cảm xúc của bạn.
Một vài người giảm bớt stress bằng
cách viết nhật ký, chơi nhạc, hoặc làm điều yêu thích. Với những người khác có
thể lựa chọn cầu nguyện, thiền hoặc tập thể dục. Hãy nghĩ đến những gì hiệu quả
đối với bạn. Nếu cảm giác giận dữ hoặc thất vọng về người khác đang bủa vây bạn,
tự nhắc nhở bản thân hãy dừng lại trước khi hành động. Đi đến phòng khác, đi bộ
vòng quanh khu nhà. Thở sâu cho đến khi bạn bình tĩnh. Nhớ rằng lúc này mọi người
cũng đang cảm thấy stress.
Hãy liên hệ nếu bạn cần giúp đỡ.
Nếu bạn đang vật lộn với cảm
giác buồn bã, trầm buồn và lo lắng, bạn có thể cần thêm sự giúp đỡ. Nhiều nhà
trị liệu có thể làm việc trực tuyến hoặc qua điện thoại. Hoặc bạn tìm kiếm một
nhóm hỗ trợ trực tuyến.
Nếu bạn hoặc ai đó bạn biết nói
về tự sát, tự hại, hoặc cảm giác vô vọng, hãy tìm kiếm sự trợ giúp ngay lập tức. Hãy tìm
kiếm đường dây nóng can thiệp khủng hoảng ngăn chặn tự sát tại địa phương của bạn.
Lưu số điện thoại hotline ấy ngay trên điện thoại của bạn.
Nhà không phải lúc nào cũng là nơi an toàn
cho tất cả mọi người. Nếu ở nhà không còn an toàn hoặc bạn đang trong hoàn cảnh nguy kịch, hãy gọi
xin giúp đỡ từ các đơn vị, tổ chức hỗ trợ ngay tại địa phương nơi gần nhất.
Youtube Trăng Non Online: Nhật ký giúp gì cho bạn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét