“The Family Myth”
Tác giả: MARK SICHEL và ALICIA L.
CERVINI
Nguồn: PsyberSquare
- 2015
Người dịch: NGUYỄN MINH TIẾN
Thế
nào là “huyền thoại gia đình”?
Huyền thoại gia đình là những ý niệm thường
hay được lập đi lập lại, nhưng hầu như không thật, về bản chất của gia đình.
Huyền thoại gia đình phát biểu rằng sự biểu hiện ra bề ngoài của gia đình thì
quan trọng hơn hạnh phúc của một cá nhân: rằng những điều “nên” xem là đúng phải
được ưu tiên chấp nhận hơn là những điều “thực sự là” đúng. Huyền thoại gia
đình là những điều giả định rằng mọi thành viên trong gia đình đều phải hòa hợp
với nhau, đều có cùng chung những mục đích và đều thương yêu lẫn nhau. Huyền
thoại gia đình là một huyễn tưởng về một cái “chúng ta” mà qua đó các thành
viên “hoặc phải thích nó hoặc nếu không thì sẽ không được xem là thống nhất” –
một thứ hợp đồng mà dường như không ai nhớ được là mình đã ký kết.
Nói chung, những huyền thoại gia đình phổ biến
thường được đặt trong khuôn khổ những tuyên bố về cái “chúng ta” ấy. “Tất cả
chúng ta đều sống với nhau một cách tuyệt vời”, “Chúng ta giống như nhau và có
cùng chung những mục đích” hoặc “Chúng ta đều thương yêu nhau và chấp nhận
nhau”… Huyền thoại gia đình thường không cho phép những tuyên bố từ cái “Tôi”
và thường thì nó không sẵn sàng dung nạp những lựa chọn.
Vì
sao những huyền thoại gia đình có quyền năng trên sự phát triển cá nhân và trên
những mối quan hệ trong gia đình?
Huyền thoại gia đình nói chung là những huyễn
tưởng về tình yêu thương, tinh thần tương trợ và sự quan tâm từ gia đình gốc của
mỗi cá nhân. Và đây chính là điều khiến người ta choáng sợ nếu có sự tan vỡ những
huyền thoại gia đình.
Thật dễ dàng nắm bắt được tính chất hư cấu có
trong huyền thoại gia đình. Trong huyền thoại gia đình, chúng ta thường hình
dung ra những gia đình luôn luôn hạnh phúc, trong sạch và tốt lành hơn chính
gia đình của chúng ta. Huyền thoại gia đình như thể là một điều lý tưởng, nhưng
rủi thay, chúng ta không phải lúc nào cũng thực sự muốn điều mà chúng ta tưởng
là mình muốn. Hệ quả là sự xung khắc giữa điều ta muốn “trên lý thuyết” với điều
ta muốn trong thực tế thường là sự xung khắc có tính hủy hoại. Thêm vào đó,
trong đa số trường hợp, sự định hình những huyền thoại gia đình thường không phải
là một quá trình có tính dân chủ. Thậm chí không phải tất cả mọi người đều góp
một tiếng nói vào trong những gì mà huyền thoại ấy phát biểu nên.
Mặc dù việc hình thành huyền thoại gia đình
được quyết định theo cách thức phi dân chủ, ý tưởng về một phiên bản tốt đẹp
hơn, sáng sủa hơn về chính chúng ta cũng như ý tưởng về việc có được tình yêu
thương và sự tương trợ vô điều kiện giữa những thành viên trong gia đình, tất cả
đều trở nên rất quyến rũ. Kết quả là, trong những gia đình có sự quảng bá tích
cực cho những huyền thoại gia đình thì sau cùng tất cả thành viên cũng sẽ trở
nên phải chấp nhận.
Khi một thành viên gia đình có một sự lựa chọn
có tính độc lập – chẳng hạn như cưới một người không cùng chủng tộc, có một sở
thích khác thường, hoặc chọn một nghề không cùng với công việc của gia đình,
khi ấy huyền thoại gia đình sẽ bị đe dọa và có thể dẫn đến sự đoạn giao giữa những
thành viên bên trong gia đình. Một kiểu đáp ứng đặc hiệu của một gia đình bị
chi phối bởi những huyền thoại đối với mối đe dọa theo kiểu như thế đó là thành
viên “phạm lỗi” có thể sẽ nhanh chóng bị trừng phạt hoặc thậm chí bị khai trừ.
Điều
gì xảy ra khi những huyền thoại gia đình, được nuôi dưỡng và coi trọng trong một
thời gian dài, lại phải đối diện với những thay đổi khó tránh khỏi trong cuộc sống?
Trong một số trường hợp, chúng ta thấy những
người trải qua sự khai trừ của gia đình vẫn tiếp tục tuân thủ huyền thoại gia
đình một cách tuyệt đối, vẫn không nhận thức được rằng những tín điều của huyền
thoại gia đình chẳng thực sự giúp cho bản thân họ và gia đình họ được hạnh
phúc. Trong một số trường hợp khác, những cá nhân trong gia đình lại có những lựa
chọn và quyết định rõ ràng là trái ngược lại với huyền thoại gia đình, và điều
này làm nên những rạn nứt trong quan hệ giữa các thành viên.
Cá nhân thường phải trả giá đắt khi làm điều
trái ý muốn của gia đình. Khi bất lực trước quyết định mang tính độc lập này,
đa số thành viên trong gia đình thường sẽ đáp ứng lại bằng cách khai trừ thành
viên “phạm lỗi”.
Sinh ra, chết đi, kết hôn, già đi, về hưu,
cùng những thành bại trong sự nghiệp – nói chung tất cả những thăng trầm trong
cuộc sống – đều là những việc có tiềm năng gây thách thức cho những huyền thoại
gia đình và tạo nên những kịch bản gây choáng sợ cho những cá nhân. Cá thể bị
khai trừ có thể bị tổn thương, bị mất đi những nền tảng trong cuộc sống, bị mất
phương hướng và trở nên trầm uất.
Phải mất nhiều thời gian để gia đình và thành
viên bị khai trừ học cách nhận biết về huyền thoại gia đình, học cách thích ứng
dần để trở nên chấp nhận lẫn nhau. Dĩ nhiên, trong tiến trình hàn gắn ấy, gia
đình cũng nhận ra dần sự xa cách và khác biệt được thể hiện bởi cá nhân thành
viên bị khai trừ ấy.
Không cần thiết và cũng không phải điều hay
khi một cá nhân vì cần có một chỗ đứng trong gia đình mình mà phải từ bỏ sự đấu
tranh gian khổ để đạt đến sự trưởng thành về mặt cảm xúc. Cá nhân cũng không
nên phải “lý tưởng hóa” những mong muốn và mơ ước của bản thân mình để làm vui
lòng gia đình. Nhưng điều quan trọng là chúng ta cần phải xem xét những huyền
thoại gia đình của chính mình. Một khi hiểu được chúng, chúng ta sẽ có khả năng
tránh được sự “khai trừ” bằng cách thương lượng một cách an toàn và những thăng
trầm đổi thay trong suộc sống sẽ góp phần thách thức các huyền thoại ấy. Một
khi sự chia ly đã xảy ra trong gia đình, người ta vẫn có thể tìm thấy được những
bước đi nào cần thực hiện để bắt đầu cho tiến trình hồi phục…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét