“Belonging-ness”
Tác giả: ADAM BLATNER, MD
Nguồn: Adam Blatner's Website
Blatner sinh năm
1937 tại Los Angeles. Tốt nghiệp Y khoa, ĐH Bang California tại San Francisco,
1963. Sau đó, tốt nghiệp chương trình nội trú chuyên khoa tâm thần ĐH Stanford,
đi sâu nghiên cứu tâm kịch (psychodrama) và tích hợp nó với các cách tiếp cận
tâm lý trị liệu khác. Ông có nhiều năm làm việc trong nhiều môi trường làm việc
khác nhau. Ông viết nhiều sách chuyên khảo, tham gia giảng dạy và biên tập cho
nhiều tạp chí chuyên ngành. Chúng ta sẽ trở lại về ông khi nói về đề tài Tâm kịch.
Người dịch: TRẦN THỊ THU VÂN - Thạc sĩ Tâm lý, Giảng viên Bộ môn Tâm lý, Khoa KHXHNV Đại học Văn Hiến Tp.HCM, Chuyên viên tâm lý trị liệu, Thành viên CLB Trăng Non.
Xem lại Phần 1
Phần 2
Một động năng vô
thức (An Unconscious Dynamic)
Bởi vì nền văn hóa của chúng ta
không nói về tính động năng này – một phần bởi vì có ít người thực sự hiểu về
nó một cách rõ ràng – hầu hết mọi người không học cách nhận ra những gì đang diễn
ra bên trong họ. Chắc rằng, những từ như là sự cô đơn, xa lánh, sự tách biệt, nỗi
“khắc khoải” hiện sinh (existential “angst”), và những từ khác đã từng được
tung ném ra xung quanh bạn, nhưng hầu hết mọi người đều cảm thấy xấu hổ và tội
lỗi về việc ở chừng mực nào đó, do bởi những thiếu sót cá nhân, đã không cảm nhận
được theo cách này. Hoặc họ có thể cảm thấy oán giận hoặc chưa biết ai để có thể
đổ lỗi. Điều này cũng có thể do thực tế là phần lớn tâm lý của chúng ta đã được
định hướng cá nhân, hàm ý rằng xã hội xét trong tính toàn thể của nó không phải
là đối tượng chịu sự thách thức. Giả định này vẫn cho rằng những người lành mạnh
có thể biết thích nghi và vì thế đó là điều chúng ta nên cố gắng để làm.
Phong trào nữ quyền, dù vậy, đã
xuất hiện như một thách thức đối với giả định này. Một chủ đề cấp bách trong
các thập niên 1950 và 1960 là hoàn cảnh những bà nội trợ trong các “gia đình hạt
nhân” sống bên ngoài những khu vực thị thành. Đó là cuộc sống bị cô lập khủng
khiếp, và viễn cảnh một ngày nào đó ở nhiều phụ nữ, với những đứa con quá đòi hỏi
của họ, có thể tạo nên nơi họ một sự kiệt quệ thực sự hơn là sự gia tăng các stroke. Vì vậy nhiều phụ nữ đã than phiền
với bác sĩ về những triệu chứng liên quan đến lo âu và trầm cảm, rồi sau đó được
kê đơn những thuốc an thần (đã trở nên an toàn hơn một chút so với các loại thuốc
gây ngủ trước kia). Nhưng chẩn đoán thực sự đó là họ bị một chút “điên do khuấy
động” (stir crazy). Người ta vẫn chưa đánh giá đúng mức về việc rằng nếu bạn cố
gắng thích ứng với một tình trạng không lành mạnh thì tự nó cũng là điều không
lành mạnh.
Một trong những lý do để “người
mẹ ở nhà” có thể sống ổn định hơn trong những thế kỷ trước là do nhiều người sống
cùng nhau – ông bà, anh chị em, những gia đình khác - hoặc do họ sống gần gũi
bên nhau. Phụ nữ ít bị tách biệt và có thể cho - nhận stroke với những phụ nữ khác nhiều hơn.
Trong những năm 1970, các chuẩn
mực xã hội vốn trước đây tạo ra cảm giác tội lỗi khi (phụ nữ) xem xét cân bằng
cuộc sống gia đình và công việc, thì nay những chuẩn mực đó đã bị thách thức. “Cá
nhân cũng có tính chính trị” (The personal is political). Đôi khi sự khó chịu
không nằm ở cá nhân mà nằm ở bối cảnh, quy tắc xã hội. Ngày nay, người ta không
còn tin rằng phụ nữ nên chấp nhận vai trò truyền thống của một người-mẹ-ở nhà.
Mặc dù, một số người dường như hạnh phúc khi tiếp tục sống như thế, nhưng nhiều
người khác thì đã tự do tìm kiếm thêm những trải nghiệm sống bên ngoài gia đình
mà không cảm thấy tội lỗi.
*The personal is
political” – còn có cách nói khác là “The private is political”: Là câu khẩu hiệu
trong phong trào sinh viên và phong trào đấu tranh vì nữ quyền từ cuối thập
niên 1960 sang thập niên 1970. Nó có ý liên kết những trải nghiệm cá nhân với bối
cảnh và cơ cấu chính trị-xã hội rộng lớn hơn, thách thức các giá trị truyền thống
của gia đình hạt nhân và gia đình nói chung, và là đặc trưng cho “làn sóng thứ
hai” của phong trào nữ quyền (second-wave feminism) – Chú thích của người dịch.
Tuy nhiên, điểm cần lưu ý là sự
khao khát được thuộc về (hunger for belongingness), được trao đổi giữa con người
với nhau (human interchange), cảm giác được đánh giá cao và nhu cầu trao đổi
stroke (stroke exchange) phần lớn đã bị bỏ qua, không chỉ bởi các chuyên gia mà
còn không được đánh giá cao bởi thân chủ và những người khác – những triệu chứng
không phải không phổ biến, nhưng một chẩn đoán tốt (theo nghĩa là sự đánh giá về
tình trạng thuộc về cơ bản – basic belonging-ness) thì rất hiếm.
Một trải nghiệm tổng
hợp (An Aggregate Experience)
Sự thuộc về cũng tuân theo một
cách thức tương tự như tình trạng dinh dưỡng tổng quát tốt của cơ thể – nó
không phụ thuộc vào bất kỳ một nguồn đơn lẻ nào. Có rất nhiều vitamin, khoáng
chất và các dưỡng chất khác và chúng cần được cân bằng. Trong thế giới tâm trí,
có rất nhiều hiện tượng tương tự như sản phẩm của một tập hợp chung được tạo
nên bởi nhiều đầu vào. Những ví dụ được kể ra bao gồm: cảm nhận về cái tôi, cảm
nhận về ý nghĩa, cảm nhận về sự kết nối tinh thần, cảm nhận được thuộc về và những
điều khác nữa.
Khi có một sự thiếu hụt hoặc một
vấn đề ở một thành phần nào đó có thể làm mất đi sự “sự cân bằng sống còn” về mặt
tổng thể, khi có sự tích tụ đủ những yếu tố làm cạn kiệt sự cảm nhận được thuộc
về, con người bắt đầu cảm thấy đau khổ, một cách có ý thức hoặc vô thức. Có thể
nhắc lại, rằng có nhiều yếu tố khác nhau có thể gia tăng cảm nhận được thuộc về
và tương tự như vậy nhiều hoạt động khác nhau có thể làm cạn kiệt những cảm nhận
này. Do đó, sự xa lánh (alienation), tình trạng phi chuẩn tắc (anomie), sự cô
đơn, sự tách biệt, nghiện ngập, lạm dụng chất, tất cả đều có thể là kết quả từ
sự thiếu hụt những trải nghiệm thuộc về thực sự.
Sự tương tác với
tâm linh và ý nghĩa (Interactions with Spirituality and Meaning)
Con người càng cảm thấy thuộc về,
họ càng cảm thấy cuộc sống và những trải nghiệm của họ ý nghĩa hơn. Ngược lại,
mất kết nối với cảm nhận thuộc về, con người cảm thấy cuộc sống của họ giảm ý
nghĩa, thậm chí là vô nghĩa. Điều này cũng có thể đan xen với cảm nhận về cái ngã
(sense of self) của chúng ta. Một số người mất đi lòng tự trọng, cảm thấy xấu hổ,
tội lỗi, và tự trách cứ bản thân, bởi vì họ không thể hiểu tại sao họ quá cô
đơn hoặc bị cô lập. Như thể họ có xu hướng cảm thấy mình như thể sẽ phải hòa
mình vào một kết nối tích cực.
Than ôi! Có một thứ “mầm bệnh của
sự thật” (germ of truth) đó là: Có nhiều cách con người có thể học tập để gia
tăng khả năng tiếp xúc và để thuộc về nhiều hơn, và việc học tập những kỹ năng,
kỹ thuật, cũng như thực hành những điều này nên được khuyến khích. Tuy nhiên,
điều quan trọng không kém là xã hội và các phân nhóm của nó, như doanh nghiệp,
cộng đồng, trường học và những thứ tương tự, cũng cần có trách nhiệm chào đón
và thúc đẩy sự kết nối cho cả những người mới đến lẫn những người không dễ hòa
nhập.
Những hoạt động có ý nghĩa hơn,
đến lượt mình chúng, cũng có xu hướng củng cố cảm nhận được thuộc về. Một người
có thể tận hưởng cảm nhận này khi tham gia vào một câu lạc bộ, nhưng điều này
có thể khá hời hợt. Mặt khác, khi một người chủ động giúp đỡ một câu lạc bộ, đầu
tư năng lượng, và cảm thấy được câu lạc bộ cần đến, người đó sẽ bắt đầu cảm thấy
đồng nhất hoá hơn với sự thành công hay thất bại của câu lạc bộ đó.
Yếu tố tinh thần (Spirituality)
là một phạm trù thú vị: Tôi định nghĩa yếu tố tinh thần là những hoạt động phát
triển sự kết nối và mối quan hệ của một người với một “tổng thể lớn hơn của sự hiện
hữu” (greater wholeness of being), cho dù điều này được hình dung là một sự hiện
hữu tối cao (personal supreme being), hữu danh hoặc không, hoặc một tinh thần ít
cá nhân tính hơn, hoặc như một thế lực siêu nhiên. Những huyền thoại, câu chuyện,
nhân vật, kinh sách, truyền thống, âm nhạc, nghệ thuật, thực phẩm, cùng tất cả những
con người đóng vai trò như những chốn nương tựa về mặt tâm lý, những biểu tượng,
tất cả sẽ giúp nâng cao cảm nhận về sự kết nối. Nhìn chung, yếu tố tinh thần
phác họa nên cảm nhận về những ý nghĩa tối hậu (ultimate significance), những ý
nghĩa sâu sắc. Vì vậy tìm kiếm sự thuộc về trong mối quan hệ của một người với một
Nguồn Thiêng Liêng (Divine Source) có thể là một cách quan trọng để củng cố quá
trình này.
Tôn giáo, tôi định nghĩa như một
tổ chức xã hội của sự thôi thúc về tinh thần và nếu con người có thể tìm kiếm cảm
nhận thuộc về thêm nữa với những ai cùng nhau chia sẻ cách kết nối hoặc con đường
của chính họ, thì toàn bộ phức hợp này càng làm sâu sắc thêm và củng cố thêm cho
động năng này trong cơ cấu tâm trí.
Thiếu hụt cảm nhận
thuộc về (Belonging-ness Deficit)
Trên bình diện thể chất, nếu một
dưỡng chất quan trọng nào đó không đủ, cơ thể sẽ rút chúng từ bất cứ nguồn nào khác
mà nó có thể. Những nhu cầu này sẽ không bị từ chối! Ví dụ, nếu Canxi lấy từ chế
độ ăn không đủ, hoặc khi nhu cầu của cơ thể sẽ gia tang, chẳng hạn như khi mang
thai, canxi dạng muối khoáng sẽ được hòa tan và được lấy ra khỏi xương của
chính người đó! Trong lĩnh vực tâm lý, nếu thiếu những kết nối cảm xúc với những
người xung quanh, tâm trí lúc đó sẽ chuyển sang những “hệ thống thứ phát” (secondary
systems), phác họa nên những huyễn tưởng và những ảo ảnh để duy trì cảm nhận bản
thân đang bên trong một mối quan hệ, nghĩa là đang thuộc về.
Như đã đề cập ở trên, bạn có thể
hoàn toàn không biết mình bị thiếu một dưỡng chất. Trong một số cộng đồng nghèo
khó, cha mẹ có thể vỗ béo những đứa con còn bé của họ bằng một lượng lớn
calories nhưng lại không cung cấp đủ protein và những dưỡng chất khác. Những đứa
trẻ có vẻ khỏe mạnh xét ở khía cạnh này nhưng lại không khoẻ khi xét ở khía cạnh
khác. Làm sao những đứa trẻ mập mạp, bụng phệ lại thiếu dưỡng chất? Chà, đây lại
là câu chuyện về vấn đề béo bụng – bạn có thể nhìn thấy điều này trong một số bức
ảnh trên tin tức – đó không phải là mỡ mà là gan bị sưng lên. Một lá gan không
đủ protein sẽ bị nhiễm mỡ và to ra khi cố gắng bù trừ.
Tương tự như vậy, người ta có
thể lấp đầy cuộc sống của mình với rất nhiều thứ những vẫn rất khao khát cảm
xúc, và chúng ta từng nghe về những người nổi tiếng hoặc những ai đó bất chợt gục
ngã chỉ vì thiếu những mối liên hệ đích thực về mặt tâm lý. Nếu chúng ta không
nhận ra bản chất của nhu cầu được thuộc về, chúng ta sẽ không biết cách nào tốt
nhất để thật sự chẩn đoán và sửa chữa vấn đề thiết hụt sự thuộc về.
Sự thiếu hụt này có thể đang mấp
mé ở mức giới hạn, vì thế đương sự dường như có thể đủ lành mạnh để có thể sống
tiếp. Tuy nhiên, họ sống mà không cần nhiều sức sống, họ có rất ít năng lượng để
cống hiến nhiều hơn những gì cần thiết để duy trì sự sống và có rất ít sức chống
chịu với stress. Những người đang bấp bênh bên bờ vực của sự thiếu hụt cảm nhận
thuộc về sẽ cảm thấy không thoải mái, stress, nhưng vẫn chưa tiến đến mức thoả
các tiêu chí của sự bất an hoàn toàn. Họ không ý thức được mình đang ăn những
gì (hoặc nói chính xác hơn là họ không nhận đủ những dưỡng chất tâm lý – xã hội).
Có thể có một tỷ lệ 10 hoặc 100 người có tình trạng thiếu hụt sự thuộc về “cận
lâm sàng” trên mỗi người thực sự là bất ổn (tạm dịch nguyên văn: “There may be
ten or a hundred of such folks with “sub-clinical” belongingness-deficit for
every one who is actually getting sick”.
Mặt khác, những người cho và nhận
nhiều stroke lại cảm thấy cuộc đời
thoải mái và đầy sức sống. Họ có tính tình
nguyện trong cộng đồng, tham gia vào những dự án tập thể, phát triển chính trị,
có nhiều tình yêu thương dành cho gia đình và cho người khác.
Những phân nhóm của
sự thuộc về: Lành/Không lành và Thực tế/Biểu tượng (Belonging-ness Sub-Types: Wholesome/Unwholesome
and Actual/ Symbolic
Trong lĩnh vực dinh dưỡng,
chúng ta nghe nói về những vấn đề thực phẩm đã chế biến, giảm calories, đồ ăn vặt,
và cách mọi người có thể trở nên suy dinh dưỡng mặc dù sống đời hiện đại. Ví dụ,
một số nhân viên máy tính trong các công ty công nghệ cao bị bệnh và được phát
hiện mắc loại bệnh ngày nay khá hiếm: bệnh Scurvy! Đây là tình trạng thiếu
vitamin C xảy ra phổ biến nhất ở các thủy thủ vào thế kỷ 18! Những người mọt
sách và lập dị này dành rất nhiều thời gian để tạo ra mật mã máy tính và dựa
vào máy bán hàng tự động trong phòng nghỉ tại nơi làm việc để lấy thức ăn. Họ
không đi ra ngoài để mua và ăn trái cây và rau xanh tươi. Vì vậy “thực phẩm” tự
nó không nhất thiết bổ dưỡng.
Cũng có những thức ăn vặt đối với
tinh thần. Một trong những loại đó là sự ảo tưởng về kết nối liên quan đến những
món sở hữu (possessions). Mua bán, đánh cắp, thao túng, đạt được và sau đó là
“có”, thu thập, tích lũy – và không chỉ dừng ở những điều này mà còn phải là nổi
tiếng, có quyền và có thể. Những điều này như thể làm nên sự thỏa mãn và hài
lòng, nhưng chỉ là những thoáng bùng lên ngắn ngủi. Có gì đó thăng hoa một
chút, một kiểu “thuộc về giả tạo” (pseudo-belongingness), nhưng rồi sẽ tan biến
ngay sau đó. Ma túy, ăn nhậu, tiệc tùng cũng có những ảnh hưởng như vậy. Rồi bạn
lại cảm thấy trống rỗng và cần đến những sắp xếp khác. Như một nhà hiền triết
trong Kinh Thánh Ecclesiastes đã nói rằng: “Tất cả đều là phù phiếm”
Sự thuộc về có thể được trải
nghiệm rất nhiều cách khác nhau. Nó có thể có tính biểu tượng, có thể là thực tế
hoặc pha trộn cả hai. Nó có thể mang tính lành mạnh và xây dựng, hoặc có tính hủy
hoại và chống đối xã hội, hoặc cũng có thể mang tính trung dung. Nó có thể bao
gồm tất cả những nỗ lực, cố gắng của con người.
Ví dụ, có những nhóm người trẻ đến
với nhà thờ, không chỉ khuyến khích lệ sự hoạt động cùng nhau mà còn làm việc phục
vụ cộng đồng. Mặt khác, thỉnh thoảng lại có nhóm ở nhà thờ phát động những chiến
dịch bài xích người khác, tụ tập diễu hành với biểu ngữ nói rằng: “Chúa ghét
người đồng tính”. Trong một ví dụ khác, có những đứa trẻ tụ tập với nhau, có
lúc thì chơi những trò ngây thơ và lành mạnh, nhưng lúc khác lại chuyển sang bày
trò tinh nghịch. Cách làm thứ hai và bạn nếu tham gia sẽ làm gia tăng một “trận
dịch” những nhóm tội phạm. Than ôi! Những cách
làm này cũng phát triển mạnh vì nhu cầu của
những đứa trẻ bị xa lánh cũng muốn có cảm
nhận được thuộc về.
Một
vài kiểu
cảm nhận thuộc về lại vận hành theo những cách thức theo kiểu “khách
quan” – bạn có thể thấy mọi người chào hỏi
nhau và bắt tay hoặc hòa mình vào một điệu nhảy. Có những kiểu thuộc về khác lại mang tính chủ quan hơn: Chẳng hạn, trái tim bạn thổn thức không chỉ vì lòng yêu nước mà còn
vì cảm
nhận thuộc về khi ở trong một đám đông đang
xem diễu hành nhân ngày lễ độc lập. Bạn cũng có thể bám rễ với nhóm “của bạn” để
có thể chiến thắng một cuộc tranh tài thể thao. Này, nó không phải là nhóm của bạn! Chính
là bạn đang đồng nhất bản thân
bạn với nhóm và những nỗ lực của nhóm – nó nằm trong đầu bạn. Tốt, nó có vẻ
là như nhóm của bạn - bằng cách gắn bó với
nó, nó trở thành “của bạn” một cách biểu tượng, và sự bám rễ của bạn (thậm chí khi họ không nghe bạn bởi vì bạn đang đứng trước tivi) vẫn có tác
dụng về phương diện tâm lý.
Chú
ý rằng có
những sự pha trộn. Nhà thờ là cơ sở xã hội, nhưng như đã lưu ý ở trên, đó cũng là cảm nhận được thuộc về với Chúa
(hoặc Allah hoặc một danh xưng
nào khác để tập trung vào sự mộ đạo).
Sự bám rễ với nhóm có thể được chia sẻ với người khác cùng phòng, tại đấu trường thể thao, vân vân – thậm chí khi chính những đấu thủ không thể nghe
bạn.
Một
số thể loại cảm nhận thuộc về được
hoà lẫn trong những hoạt động lành mạnh, mang lại lợi ích cho xã hội, với
những mối quan hệ hoặc thực tế hoặc
mang tính biểu tượng, một vài loại hoà lẫn những hoạt động chống đối xã hội cũng như với những mối quan hệ thực tế hoặc biểu trưng. Nhiều loại
cảm
nhận thuộc về cũng có thể mang tính trung lập, “ở giữa” hơn, không xây dựng mà cũng không hủy hoại -
chỉ là những
trò tiêu khiển tương đối vô can. Cũng có thể một ai đó bị phê bình là đã không dành đủ thời gian để làm điều gì đó hữu dụng, nhưng (những việc làm ấy) lại có một số tác dụng tốt trong việc thư giãn. Đây chỉ là vấn đề của sự quân bình.
Đón xem tiếp Phần 3
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét