“Caring for Individuals with Autism during a Crisis”
Nguồn: Autism Speak
Người dịch: NGUYỄN THỊ
NGỌC ANH
Tốt nghiệp cử nhân tâm lý
Đại học Văn Hiến, TpHCM, năm 2006. Thâm niên 15 năm công tác tại Khoa Tâm lý
Lâm sàng (Khu Tham vấn và Trị liệu Tâm lý Trẻ em và Vị thành viên), Bệnh viện
Tâm thần Trung uơng 2, Biên Hoà, Đồng Nai.
Hướng dẫn này phù hợp với hoàn cảnh đại dịch tại Hoa Kỳ. Các chi tiết trong hướng dẫn xem xét đến người tự kỷ ở nhiều lứa tuổi, từ trẻ em cho đến cả người tự kỷ trưởng thành. Người đọc ở Việt Nam cần lưu ý về những khác biệt này. (Chú thích của TN Online)
Coronavirus chủng mới (nCoV hay còn gọi là SARS-CoV-2) đã ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn cầu và những người tự kỷ phải đối mặt với những rào cản trong việc điều hướng để đối phó với dịch bệnh. Nhiều người sống trong những nhà tập thể (group homes) có nguy cơ lây nhiễm cao do sống gần và tiếp xúc thường xuyên với nhân viên chăm sóc sức khỏe, trong khi đó những người sống với gia đình hoặc sống một mình thì lại có tình trạng bị mất kết nối với những đơn vị hỗ trợ. Những chương trình hàng ngày và cơ hội làm việc cho người tự kỷ bị gián đoạn do phải giãn cách xã hội và tình trạng thay đổi thói quen là điều bất lợi, gây khó khăn cho người tự kỷ.
Trong khủng hoảng, những người tự kỷ có
thể cảm thấy bị cô lập hơn bao giờ hết, đòi hỏi phải có sự hỗ trợ từ người chăm
sóc, gia đình và bạn bè của họ. Tài liệu ngắn dưới đây có thể giúp hướng dẫn cho bạn và gia
đình bạn, điều đặc biệt cần nhớ là phải xem xét đến người tự kỷ khi có những
quyết định ứng phó với khủng hoảng.
CHUẨN BỊ CHO KHỦNG HOẢNG
Chuẩn bị là điều quan trọng then chốt
giúp người tự kỷ ứng phó với khủng hoảng. Khủng khoảng (nói chung) có thể đến
từ thiên tai, bệnh tật đột ngột trong gia đình, và đặc biệt là đại dịch toàn
cầu đang diễn ra hiện nay. Mặc dù các địa phương và nhiều gia đình có những xử
lý theo nhiều cách khác nhau, tuy nhiên dưới đây là những hướng dẫn chung cần
tuân thủ.
Triển khai một kế hoạch khẩn cấp
Điều quan trọng là phải thiết lập một kế
hoạch hành động chuẩn bi cho các tình huống khẩn cấp. Hãy chắc chắn là đã thực
hiện việc đánh giá nhu cầu để xác định những nguồn lực chủ yếu nào mà gia đình
bạn có thể cần đến. Nếu được, hãy liên hệ với người can thiệp cho trẻ (case
manager), họ sẽ giúp để phối hợp các dịch vụ vận chuyển để giúp người tự kỷ đến
khám theo hẹn với bác sĩ, giúp mua thực phẩm trực tuyến hoặc giao thức ăn đến
nhà, hoặc giúp cho việc lên một kế hoạch sống khi điều kiện sinh hoạt đổi khác.
Khi phát triển kế hoạch bạn cần:
● Lên lịch gặp chuyên viên âm ngữ, giáo viên, người chăm sóc của gia đình bạn… để họ có thể tham gia ý kiến vào kế hoạch khẩn cấp.
● Xác định những người có thể ở lại với các thành viên trong gia đình nếu người chăm sóc bị bệnh
● Lập một bảng thông tin (danh sách) với họ tên, hình ảnh, số điện thoại quan trọng để liên hệ bao gồm một mạng lưới người thân, bạn bè và đồng nghiệp.
● Đăng ký với hệ thống y tế địa phương, sở cảnh sát, người xử lý đầu tiên để thông báo với họ về kế hoạch của bạn.
Duy trì thói quen hàng ngày
Trong giai đoạn khủng hoảng, điều quan
trọng hơn hết là cần phải duy trì thói quen đều đặn. Việc giữ ổn định lịch sinh
hoạt của gia đình có thể giúp giảm bớt tính bất trắc và tạo ra một khuôn khổ cho
sinh hoạt gia đình. Sẽ hữu ích khi xây đựng lịch sinh hoạt mới trong gia đình
dựa trên việc duy trì những thói quen cũ ở một mức độ nào đó.
Những bí quyết để triển phát triển lịch
sinh hoạt hàng ngày tại nhà là tạo ra các khu vực hoạt động khác nhau cho việc ăn, ngủ, vui
chơi giải trí; kết hợp với nghỉ ngơi cho cả bạn và gia đình bạn.
Mất khả năng tiếp xúc trực tiếp với người chăm sóc
Có nhiều dịch vụ hỗ trợ đang được kết
hợp trong thời gian thực hiện những khuyến cáo về giãn cách và cách ly do dịch COVIT-19,
trong khi chính những người chăm sóc cho người tự kỷ vốn cũng gặp khó khăn để
duy trì cuộc sống với thu nhập thấp.
Những hỗ trợ bao gồm việc liên lạc với những
người hỗ trợ, chuyên viên âm ngữ trị liệu, nhà tâm lý, giáo viên… cần được duy
trì qua hình thức trực tuyến bất cứ khi nào có thể. Qua liên lạc trực tuyến, nhóm
chuyên viên hỗ trợ có thể giúp những người tự kỷ làm bài tập ở trường, giúp
người tự kỷ tuân thủ lịch sinh hoạt và có thể cùng nhau tham gia các hoạt động vui
thú. Người tự kỷ cũng nên sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ xa
(telehealth services) để tiếp xúc với bác sĩ của họ theo hẹn.
Duy trì kết nối xã hội thông qua các phương thức thay thế
Để tiếp tục duy trì sự tương tác và xã
hội hóa trong giai đoạn khủng hoảng, người tự kỷ cần tham gia vào các nhóm hỗ
trợ trực tuyến hoặc những giờ hoạt động chung với gia đình, bạn bè và những bạn
đồng cảnh ngộ (peers). Người tự kỷ có thể gặp gỡ trực tuyến thông qua những nền
tảng như Zoom để chia sẻ về cảm xúc, các sự kiện hiện tại hoặc chỉ để vui chơi…
Những chuyến đi bộ ngoài trời cũng vô cũng có lợi giúp loại bỏ cảm giác cô lập
miễn là phải giữ khoảng cách tối thiểu 2m (6-foot) khi điều kiện cho phép.
Ngoài ra, có thể xem phim hoặc chơi một trò chơi trực tuyến trong khi thực hiện
video chat với một người bạn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét