“Why 25 may be the new 18”
Tác giả: JOHN G. COTTONE Ph.D. - Duyệt bởi: DEVON FRYE
Nguồn: Psychology Today - Posted July 19, 2021
Người dịch: TRẦN THỊ
THU VÂN – Thạc sĩ Tâm lý, Giảng viên Bộ môn Tâm lý, Khoa KHXHNV ĐH Văn Hiến Tp.HCM, Chuyên
viên Tâm lý trị liệu, Thành viên CLB Trăng Non
Phần 1: Tại sao tuổi vị thành
niên nên kéo dài đến khoảng 25 tuổi
Những điểm chính
* Từ độ tuổi vị thành niên trở thành người trưởng thành có sự dao động trong nhiều thế kỷ qua, tùy thuộc vào nhu cầu xã hội.
* Người vị thành niên thường có nhận thức ngang với người trưởng thành, nhưng cần nỗ lực trong việc điều hòa cảm xúc và thực hiện các chức năng của bản thân.
* Những đòi hỏi của xã hội hiện đại – bao gồm cả áp lực đến từ mạng xã hội – cho thấy việc mở rộng nhận thức của chúng ta về tuổi vị thành niên có thể sẽ hữu ích cho người trẻ trong xã hội ngày nay.
Trong phần 1 của loạt bài này, tôi (tác giả) sẽ giải thích việc tại sao chúng ta nên nghĩ về độ tuổi vị thành niên là một giai đoạn kéo dài đến khoảng tuổi 25, trong phần 2, tôi sẽ đưa ra một số đề nghị.
Bạn không cần phải là một tiến
sĩ về tâm lý mới nhận thấy vị thành niên là giai đoạn phải phấn đấu rất nhiều.
Trên thực tế, người nhìn thấy điều này rõ nhất là các bậc cha mẹ và thầy cô
giáo của các bạn tuổi teens đang lớn nhanh ấy.
Tuổi vị thành niên, một khái niệm
được hình thành kể từ thời Piaget, lúc nào đó cũng cần được xem lại, nhưng đại
dịch Covid càng làm nổi bật điều này rõ ràng hơn. Đây là lúc người vị thành
niên bước vào một kỷ nguyên mới.
Mặc dù chúng ta biết rằng đôi
khi trẻ em ở khoảng tuổi 15 có thể được chứng minh rằng có khả năng nhận thức
ngang với người trưởng thành (Brown, 1975; Keating, 2004), những khảo sát hình ảnh
thần kinh (neuroimaging research) ở tuổi đó (Sommerville, 2016, Tamnes và cộng
sự, 2010) cho thấy rằng não người vẫn tiếp tục phát triển cho đến thập kỷ thứ 3
của cuộc đời (tức khỏng 21-30 tuổi – ND), với sự phát triển muộn nhất xảy ra ở
phần vỏ não trước trán (prefrontal cortex) và mạch vỏ não-thể vân (striatocortical
circuits): vùng não chịu trách nhiệm thực hiện các chức năng, tổng hợp nhận thức
và cảm xúc đầu vào để ra quyết định (Casey và cộng sự, 2016; Goldberg, 2001;
Sommerville, 2011).
Khi nhà thần kinh học Leah
Sommerville cho biết trong cuộc phỏng vấn ở tờ New York Times 2016 (Zimmer,
2016): “Người vị thành niên làm các bài kiểm tra về nhận thức cũng tốt như người
trưởng thành. Nhưng khi họ đang có những cảm xúc mạnh mẽ, điểm số này có thể giảm
mạnh. Vấn đề này cho thấy rằng tuổi dậy thì chưa phát triển hệ thống não bộ chắc
chắn để có thể kiểm soát được cảm xúc.”
Tuổi trưởng thành
Trong lúc nghiên cứu cho bài viết
này, tôi (tác giả) mong rằng mình sẽ tìm thấy bằng chứng về việc độ tuổi được
xem là trưởng thành (hay còn gọi là “tuổi thành niên”) đã bị đẩy lùi dần qua
nhiều thế kỷ khi tuổi thọ tăng lên và lao động trí óc dần thay thế cho lao động
chân tay. Sau tất cả, độ tuổi hợp pháp để kết hôn ở Hoa Kỳ từng là 12 đối với nữ
và 14 đối với nam (Dahl, 2010), trong khi đó độ tuổi trưởng thành về mặt tôn
giáo ở hai tôn giáo lớn nhất thế giới – là độ tuổi để thực hiện nghi thức Bar
Mitzvah của Do Thái giáo, Bí Tích Thêm Sức (Confirmation) của Công giáo – từng
được thiết lập ở khoảng tuổi 13 trong nhiều thế kỷ (Minnerath, 2007; Olitsky,
2000).
Tuy nhiên, sau đó tôi tìm hiểu
thêm tài liệu Tổng quan Nghiên cứu Luật (well researched law review) của Vivian
Hamilton (2016) đã dẫn chứng về độ tuổi được công nhận trưởng thành đã dao động
lên xuống trong suốt quá trình lịch sử như một chức năng tuỳ vào những nhu cầu của
mỗi nền văn hóa. Ví dụ, tuổi trưởng thành ở Hoa Kỳ đã từng có lúc là 21, nhưng dần
bị giảm còn 18 ở giữa thế kỷ 20 để đáp ứng nhu cầu về quân số trong suốt thời đệ
nhị thế chiến.
Đáng ngạc nhiên hơn nữa là vào
2000 năm trước, bộ luật ban đầu ở La Mã về độ tuổi hoàn toàn trưởng thành là
25, thiết lập độ tuổi tối thiểu để nam thanh niên tham gia độc lập vào các hoạt
động và khế ước mang tính chính thức mà không cần khuyên bảo. Hơn nữa, khoảng
giữa tuổi từ 15 – 25, nam thanh niên ở La Mã được đặt dưới sự giám hộ tạm thời
của những người lớn được gọi là Curatores (người giám hộ - ND), và “các nam
thanh niên cần phải có sự chấp thuận của người giám hộ để chứng thực các hoạt động
hoặc khế ước chính thức nếu họ chưa đủ 25 tuổi”.
Thật vậy, điều này cho thấy rằng
những tiền nhân ở La Mã hiểu biết “điều gì đó” về tuổi vị thành niên, điều này
có lợi cho chúng ta khi cần phải tìm hiểu lại, đó là: Trẻ nhỏ cần nhiều thời gian
để phát triển trước khi chúng ta dồn trách nhiệm cho các em với rất những mong
đợi và trách nhiệm như ở người lớn. Ở thời La Mã cổ đại, người giám hộ đóng vai
trò như một người hướng dẫn, một nhà trị liệu, người nhà tham vấn hướng dẫn của
người vị thành niên ngày nay, nhưng với một khoảng thời gian dài hơn rất nhiều.
Khi là một nhà tâm lý được huấn luyện trong một trung tâm tham vấn ở trường đại
học và chuyên hỗ trợ cho các sinh viên đại học và sau đại học, tôi hiểu được những
trải nghiệm trong vai trò quan trọng mà những người giám hộ thời La Mã (và những
“đồng nghiệp” thời hiện đại của họ) đã góp phần vào cuộc sống của những người
trẻ ở khoảng tuổi ngoài 20. Leah Sommerville nghiên cứu và nhận thấy người vị
thành niên cần thêm thời gian để phát triển các cơ chế thần kinh và hành vi nhằm
tránh việc cảm xúc gây cản trở khả năng lập luận của họ - điều cũng phù hợp với
trải nghiệm của tôi khi hỗ trợ các sinh viên đại học và sau đại học ở độ tuổi sau
20.
Chỉ riêng áp lực rộng khắp của
mạng xã hội cũng làm gia tăng tác động về cảm xúc (emotional stakes) từ mọi việc
mà người vị thành niên ngày nay đang cố gắng làm bằng những cách thức mà chưa có
thế hệ nào trước đây từng trải qua. Những áp lực này thậm chí rất nặng nề đến nỗi
rất nhiều người trưởng thành lành mạnh cũng khó xử lý, huống chi những đứa trẻ
nhỏ trong độ tuổi dậy thì và khoảng tuổi trên dưới đôi mươi khi não bộ vẫn còn đang
phát triển và vẫn còn phải học tập những trải nghiệm để giúp trẻ xây dựng khả
năng chống chịu về mặt cảm xúc (emotional resilience).
Với những lý do trên, tôi tin rằng
chúng ta cần mở rộng khái niệm hiện tại của chúng ta về tuổi thành niên như là
một giai đoạn kéo dài từ những năm “tuổi teens” (teen years) cho đến giữa những
năm 20 tuổi (the mid-20s - tức khoảng 25 tuổi – ND). Tóm lại, những trải nghiệm
của tôi qua công việc hỗ trợ cho sinh viên đại học và sau đại học, cũng như qua
quá trình nuôi dạy đứa con tuổi dậy thì của chính tôi – đã ảnh hưởng lên quan
điểm của tôi, bởi thế chúng ta nên nghĩ về độ tuổi 25 như là “một giai đoạn mới
của độ tuổi 18” (age 25 as the new 18) với mong đợi của chúng ta về những gì mà
người vị thành niên có thể xử lý tốt về mặt tâm lý.
Đón xem Phần 2
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét