Thứ Tư, 4 tháng 8, 2021

MỘT CÁCH NHÌN VỀ THIÊN ĐƯỜNG - Kỳ 3 và hết

THẠCH TRẦN BẠCH LONG

Cử nhân Tâm lý, Chuyên viên tâm lý học đường 



Kỳ 3 và hết

Ở phần trước khi nói đến sự đóng góp của thiên đường, tôi có đưa ra hai hình ảnh là thiên đường như “công viên giải trí” để ta thỏa mãn những mong muốn và “viện phúc lợi xã hội” để ta trú ẩn và lấy thêm động lực khi gặp khó khăn. Bây giờ, những điều ta đã đánh mất cũng đến từ hai điều đó. Do thiên đường vui và đẹp như “một công viên giải trí” nên ta đã quên rằng nó chỉ là “tập hợp những trò chơi”, không thật và không phải cuộc đời ta. Nếu ta cố gắng biến cuộc đời thành một thứ “công viên giải trí” thì cái ta nhận lại chỉ là thất vọng đau lòng. Do thiên đường êm ả và dễ chịu như “viện phúc lợi xã hội nên ta cứ trốn trong đó khi đời ta gặp khó khăn mà quên mất ta vẫn có nhà – nơi thật sự thuộc về ta. 

Biết tất cả rồi thì sao?

Đến đây khi chúng ta đã đi qua hầu hết các khía cạnh của thiên đường. Có thể bạn sẽ hỏi tôi, ta sẽ làm gì tiếp theo khi biết tất cả những điều trên? Nó giúp được gì khi không may ta phải đón nhận những nỗi đau? Hoặc ta phải đối mặt với khái niệm thiên đường của ta như thế nào? Tiếp tục tin vào nó như một nguồn cứu rỗi hay xóa bỏ nó khỏi tâm trí chúng ta, cố gắng không nghĩ về nó nữa? Nếu bạn chọn tiếp tục sống với khái niệm thiên đường, rất có thể bạn sẽ phải đối mặt với những sự thất vọng triền miên đến từ một hành trình không hồi kết. Sự nhậy cảm sẽ dần chai sạn, sự kết luận vội vàng sẽ được thế lên ngôi. Nếu bạn chọn cố gắng không nghĩ đến nó và nỗ lực để xóa mọi định kiến hình dung của bạn về thiên đường ra khỏi tâm trí thì chắc chắn bạn chỉ đang lừa gạt chính mình. Vì làm gì có ai có thể cố gắng quên điều gì? Chưa kể sẽ thật sự vội vã và ngốc nghếch khi ta từ chối những động lực và sự nâng đỡ từ khái niệm thiên đường mang lại suốt mấy ngàn năm qua.

Và bây giờ, chúng ta sẽ làm gì đây? Khi dù ta có quyết định như thế nào, nỗ lực ra sao thì mọi thứ cứ như trêu đùa chúng ta. Chúng ta rơi vào một “thế lưỡng nan về thiên đường”. Bạn sẽ đau đầu, bối rối thậm chí là tức giận khi bản thân bị đẩy vào tình thế này. Và khi bạn bình tĩnh lại để nhìn nhận một lần nữa, bạn sẽ thấy “thế lưỡng nan” này là một trò lừa bịp. Nếu sâu trong khổ đau đã là một nàng thơ thì ta có còn cần một “nàng thơ thiên đường” đến xoa dịu, nâng đỡ và tạo thêm động lực không? Như tôi đã nhắc đến ở phần trước, mỗi khổ đau cảm xúc luôn có cho mình một ý nghĩa. Và nếu bạn biết rằng, cơ thể và tâm trí bạn đưa ra những phản ứng như buồn, giận, khổ đau… là những quyết định tốt nhất trong thời điểm đó mà nó có thể làm để xoa dịu và bảo vệ bạn, kể cả quyết định hình dung ra “nàng thơ thiên đường” để cho bạn thêm động lực và niềm vui (Bessel Van Der Kolk). Lúc này sự xoa dịu không còn đến từ một thiên đường không có thật nữa mà đến từ chính cơ thể và tâm trí bạn – điều mà bạn có thể trực tiếp trải nghiệm. Khác với thiên đường, cơ thể và tâm trí luôn ở bên cạnh chúng ta và cho ta những con đường tốt nhất. Bạn có thể lại hỏi: Vậy thế giới thì sao? Dịch bệnh, chiến tranh, nghèo đói… toàn những thứ tiêu cực. Câu hỏi này, tôi cũng không thể trả lời bạn ngay bây giờ vì đó là một hành trình dài. Hơn nữa, tôi không chắc mình có đủ khả năng để cho bạn một câu trả lời vừa vặn. Nhưng có một vài câu hỏi khác bạn có thể tự hỏi bản thân để tìm ra câu trả lời cho câu hỏi đó: Thế giới đang thay đổi bạn hay bạn là người đang thay đổi thế giới? Liệt kê tất cả những yếu tố đảm bảo để bạn sinh ra trên thế giới này?  Từ “tôi” mà bạn hay dùng để diễn tả chính mình cụ thể là gì và có thể đem ra cho tôi xem được không? (Định Kiến Và Đổi Thay – Krisnamurti).

Và cho đến giờ? Nếu bạn vẫn hỏi “Thiên đường ở đâu và ta nên làm gì” thì tôi sẽ chỉ có một câu trả lời là không có một đáp án nào cả, không có một hành động nỗ lực nào được diễn ra ở đây. Nhưng chính bởi vì không có một đáp án chính xác, một hành động nào được xem là hành động đúng, một địa điểm nhất định nào được xem là thiên đường, nên thiên đường có thể ở bất cứ đâu, bất kể ta làm gì và có câu trả lời gì.

Thiền tông, Krisnamurti nói “Thực tại là thiên đường đâu phải vì ta tập trung vào thực tại rồi tạo ra sự chuyển biến nào đó, mà bởi tự thân mỗi khoảnh khắc thực tại vốn đã toàn mãn tựa thiên đường”.  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

HAI LOẠI HIỆU ỨNG: WERTHER VS PAPAGENO

The Two Effects: Werther vs Papageno Nguồn: Please Live Blog  - 2014   Người viết: ALEXA MOODY Người dịch: BS NGUYỄN MINH TIẾN ALEXA MOO...