Harmful treatments in
psychotherapy. Clinical Psychology: Science and Practice, 28(1), 2-4.
Nguồn: APA PsycNet
Tác giả: MCKAY D., & JENSEN-DOSS A. (2021).
Người dịch: NGUYỄN THỊ NGỌC ANH – Chuyên viên tâm
lý lâm sàng, Khoa Tâm lý Lâm sàng, Khu Tham vấn và Trị liệu Tâm lý Trẻ em và Vị
thành viên, Bệnh viện Tâm thần Trung Ương 2, Biên Hoà, Đồng Nai.
Tóm
tắt
Tiềm năng gây hại của các phương pháp trị liệu
tâm lý vẫn là điều chưa được xem xét đúng mức. Bài báo đặc biệt này nêu bật các
lĩnh vực quan trọng cần xem xét trong các can thiệp được cho là gây hại trong
tâm lý học lâm sàng. Phạm vi của các can thiệp có tính gây hại tiềm ẩn bao gồm
các quy trình đặc thù (specific protocols), những lệch lạc khác với tiếp cận dựa
trên chứng cứ (deviation from evidence-based approaches), áp dụng sai các can
thiệp dựa trên chứng cứ (misapplication of based-evidence interventions) và việc
ứng dụng những can thiệp bị thiếu cơ chế nền tảng nhắm đến các vấn đề. Người ta
hy vọng rằng ấn phẩm đặc biệt này sẽ khởi đầu một quá trình rà soát có hệ thống
những can thiệp để phát hiện cả những tác động bất lợi tiềm ẩn cũng như những lợi
ích của chúng.
Công
bố quan trọng về sức khỏe cộng đồng
Việc nghiên cứu các phương pháp trị liệu có
khả năng gây hại là một phần thiết yếu của bất kỳ cuộc điều tra có hệ thống nào
về các phương pháp trị liệu. Bài viết này giới thiệu một loạt các bài viết đặc
biệt bao gồm một loạt các chủ đề và cách tiếp cận khái niệm (conceptual
approach) liên quan đến việc nhận diện các phương pháp điều trị có tính gây hại.
Đây là một việc quan trọng được triển khai nhằm bảo vệ cộng đồng.
Hiện tình tâm lý trị liệu đang có quá nhiều
lý thuyết, phương pháp và can thiệp cho toàn bộ những vấn đề tâm lý cần đến sự
can thiệp. Trong 3 thập kỷ qua, các nỗ lực có hệ thống đã được thực hiện để
đánh giá toàn diện và cẩn thận mức độ hiệu quả của các quy trình được cấu trúc
khác nhau, bắt đầu với việc xác định các phương pháp trị liệu nào là có hiệu quả
dựa trên thực nghiệm (Chambless & Ollendick, 2001; Tolin và cộng sự, 2015).
Nỗ lực xác định các phương pháp điều trị nào được chứng nhận qua thực nghiệm đến
lượt nó sẽ cung cấp thông tin cho việc thực hành dựa trên chứng cứ (Duncan
& Reese, 2013).
Việc xem xét những nỗ lực nhằm xác định các quy
trình trị liệu hiệu quả có thể tạo cơ sở cho việc điều trị dựa trên bằng chứng,
nhưng ít có sự lưu ý xem các can thiệp có thể gây nguy hại hay không. Điều này
trái ngược với các dịch vụ y tế khác, trong đó các phương pháp điều trị thường
xuyên được đánh giá về tác dụng phụ, với các phân tích giá thành - lợi ích (cost-benefit
analyses) được thực hiện để cân nhắc giữa lợi ích của các can thiệp so với những
nguy cơ của chúng. Một số bài báo viết về chủ đề này đã nêu bật rằng thực tế
các can thiệp tâm lý có thể gây hại và những tác hại đó có thể bao gồm một loạt
các tác dụng bất lợi (Barlow, 2010; Dimidjian & Hollon, 2010; Lilienfeld,
2007). Tuy nhiên, vẫn còn rất ít sự chú ý có hệ thống đối với các tác động có hại,
và ngành nghề này (tâm lý trị liệu) vẫn chưa được xã hội hóa để đánh giá và báo
cáo thường xuyên các kết quả có hại liên quan đến việc trị liệu.
Trong một ngành nghề vốn không thường xuyên được
lượng giá tác hại trong can thiệp của nó, thì từ lúc khởi sự đòi hỏi phải xác định
những gì có thể gây nên tác hại ngay từ bước đầu tiên. Lilienfeld (2007) nhấn mạnh
quan điểm cho rằng tác hại của liệu pháp tâm lý có thể là có tính đa chiều (multidimensional),
bao gồm rõ ràng nhất là tình trạng suy giảm chức năng và chuyển biến xấu của
các triệu chứng. Tuy nhiên, ông cũng lưu ý rằng việc thân chủ bỏ cuộc cũng là một
dấu hiệu gây tổn hại vì nó có thể là hậu quả của sự chuyển xấu về mặt triệu chứng.
Nói chung, những điều này có thể là do các yếu tố đặc thù, riêng biệt của
phương pháp trị liệu góp phần, thay vì cải thiện, thì lại làm cho bệnh nặng hơn,
ngay cả trong những điều kiện mà can thiệp được thực hiện một cách trung thực, đáng
tin cậy.
Ngoài ra, những hành vi có tính gây hại mang
tính đặc thù riêng của chuyên viên lâm sàng cũng khó có thể được định lượng một
cách cụ thể. Trong một mô tả ban đầu về tác hại đặc thù của nhà lâm sàng, Foa
et al. (1983) đã mô tả một nhà lâm sàng trong chương trình điều trị của mình đã
đưa ra các chiến lược liên cá nhân (interpersonal strategies), mà từ đó đã góp
phần làm cho bệnh nhân bỏ cuộc. Tuy sự mô tả này khá rõ ràng, vẫn có rất ít sự điều
tra bổ sung có hệ thống về các hành vi cụ thể của nhà lâm sàng có thể dẫn đến kết
quả có hại. Dimidjian và Hollon (2010) lưu ý rằng việc thân chủ bỏ cuộc là một
hậu quả có hại vì nó cũng làm tiêu hao nguồn lực của thân chủ không chỉ về mặt
tài chính mà còn về mặt cảm xúc vì việc trở lại tái điều trị đòi hỏi phải lặp lại
quá trình tiếp nhận.
Truyền thống lâm sàng lâu đời đã nhấn mạnh vào
mối liên minh trị liệu, mặc dù vai trò của nó trong việc cải thiện triệu chứng
là không chắc chắn (Webb và cộng sự, 2010), trừ việc nó có thể ngăn ngừa tình
trạng bỏ trị (Sharf và cộng sự, 2010). Vì vậy, trong khi kỹ năng của nhà trị liệu
trong việc điều hướng liên minh có thể ngăn ngừa một kiểu tác hại (bỏ cuộc sớm),
điều đó không nhất thiết có nghĩa là các triệu chứng sẽ được cải thiện khi can
thiệp. Nói cách khác, có thể có một số yếu tố cần (essential) cho việc điều trị, những không có yếu tố nào được
xem là đủ (sufficient) để mang lại kết
quả.
Phạm vi tác hại tiềm tàng không chỉ giới hạn ở
việc làm triệu chứng xấu đi và rời bỏ điều trị. Lilienfeld (2007) còn bao gồm
tác hại tiềm ẩn đối với những thành viên gia đình và bạn bè của thân chủ như một
loại nguy cơ gây hại chưa được đánh giá của một số phương pháp điều trị, chẳng
hạn như các cáo buộc sai về tình trạng lạm dụng (abuse). Cũng có thể là một can
thiệp có thể làm giảm bớt các triệu chứng biểu hiện ban đầu (presenting
symptom) trong khi lại dẫn đến các kết quả bất lợi trong một số lĩnh vực chức
năng sống khác. Ví dụ, các nhà lâm sàng cung cấp khóa đào tạo về tính quyết
đoán (assertiveness training) thường chú ý kỹ đến nguy cơ tiềm tàng trong những
mối quan hệ liên cá nhân của thân chủ, tức là có sự thừa nhận về tác hại tiềm tàng
từ phương pháp điều trị dựa trên bằng chứng lâu đời này (Ruben & Ruben,
1989). Tuy nhiên, theo hiểu biết của chúng tôi, loại tác hại này vẫn chưa được
đánh giá một cách có hệ thống.
Như hiện tại, việc nghiên cứu các tác dụng
gây hại trong điều trị chỉ giới hạn trong việc ghi lại các tác dụng ngoại ý
trong các quy trình nghiên cứu điều trị. Tuy nhiên, những gì tạo nên một sự kiện
bất lợi trong một đề cương nghiên cứu không được đánh giá một cách có hệ thống
và thường chỉ được ghi lại trong trường hợp người tham gia có phản ứng cấp tính
cần phải loại bỏ khỏi quy trình. Tác hại từ việc điều trị thường tinh vi hơn và
cũng có thể xảy ra cả ở những người đã hoàn tất trị liệu.
Phát
triển các mô hình đánh giá một cách có hệ thống về những tác hại của việc trị
liệu
Cuối cùng, chúng ta có thể đang bước vào thời
điểm khi mà việc đánh giá tác hại từ sự can thiệp sẽ được tiến hành một cách thường
xuyên và có hệ thống hơn. Trong việc mô tả các mô hình nhằm xác định cách ứng dụng
tốt nhất cho các hướng dẫn thực hành lâm sàng của Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ (APA),
một cấp độ đánh giá về các can thiệp tiềm năng đó là phải xét đến những nguy cơ
gây hại của chúng (Hollon và cộng sự, 2014). Đây rõ ràng là một phần mong muốn
của hướng dẫn, như loạt bài đặc biệt này sẽ nói rõ, vì những thông tin sẵn có về
tác hại của các chương trình điều trị đã không được hiểu rõ hoặc chỉ dựa trên
những cân nhắc về mặt khái niệm thay vì là dựa trên thực nghiệm. Do đó, việc
này sẽ đảm bảo rằng các tác hại sẽ được đánh giá thường xuyên hơn.
Khởi đầu có thể gồm việc đánh giá bằng phương
pháp thống kê về những lợi ích và tác hại có thể có trong điều trị, thông qua việc
báo cáo thường quy về số lượng người cần được
điều trị (number needed to treat-NNT) và số lượng người nhận những tác hại (number needed to harm-NNH;
Shearer-Underhill & Marker, 2010). Tóm lại, NNT là số lượng thân chủ phải
được điều trị để đạt được sự cải thiện đáng kể về mặt lâm sàng; còn NNH là số
thân chủ cần có để được điều trị mà bởi thế đã nhận lấy những tác hại. Việc báo
cáo thường quy về mặt thống kê này, vốn là thông lệ được thực hiện trong nghiên
cứu ở nhiều ngành cung ứng dịch vụ trực tiếp khác, và là một phép đo dễ dàng để
đánh giá những “nguy cơ tương đối” (relative risks) gây nên bởi một phương pháp
can thiệp nào đó. Quá trình này có thể được cung cấp không chỉ cho việc đo lường
những kết quả sơ cấp (primary outcome) trong một quy trình nghiên cứu mà còn
cho các đo lường thứ cấp về mặt chưc năng (secondary measures of functioning).
Ưu điểm bổ sung của NNT và NNH đó là chúng giúp các nhà điều tra xác định trước
được các đặc trưng của những lợi ích và những tác hại là có tính tiên nghiệm (a
priori) (McKay và cộng sự, 2018).
Việc phát triển các số đo như NNT và NNH cũng
sẽ đòi hỏi sự thay đổi trong các phương pháp thu thập dữ liệu đang được sử dụng
trong các thử nghiệm lâm sàng. Trong khi các nhà nghiên cứu lâm sàng có lý do để
tập trung vào tính tiên nghiệm của các kết quả sơ cấp và thứ cấp trong thử nghiệm,
việc đánh giá những hậu quả không như dự định trong điều trị đòi hỏi phải có những
thông tin bổ sung. Trong các ngành cung ứng dịch vụ khác, chúng có thể được gọi
là tác dụng phụ (side effects) và các tiêu chuẩn được dẫn chứng từ tài liệu thường
bao gồm các báo cáo tường thuật từ những bệnh nhân tiếp nhận những can thiệp này
và không chỉ giới hạn trong các phép đo lường mà điều tra viên đã biết trước để
đưa vào các quy trình của họ. Sự thay đổi kiểu này sẽ yêu cầu các nhà điều tra
bao gồm một số phương pháp định tính (qualitative methods) để đánh giá một cách
có hệ thống các lĩnh vực bổ sung này, trong đó có thể bao gồm những khía cạnh của
sự tồn tại của con người (human existence) mà không nhất thiết tiếp nhận những
can thiệp trực tiếp (tức là những bận tâm mang tính hiện sinh). Barlow (2010)
cũng nhấn mạnh sự tiện ích của việc nghiên cứu đặc thù theo từng cá thể (idiographic),
hoặc tập trung tính cá biệt, khi đó việc thu thập dữ liệu và những chiến lược phân
tích sẽ nhắm vào việc nhận diện và hiểu được những tác hại khi xét trên cấp độ
cá nhân bệnh nhân hoặc cá nhân nhà lâm sàng
Về mặt lâm sàng, chuyên viên phải chuẩn bị
cho khả năng thực tế là các can thiệp mà họ thực hiện có thể có các tác dụng phụ
không lường trước được. Lập trường này sẽ đòi hỏi một sự định hướng lại đáng kể,
trong đó các chuyên viên lâm sàng sẽ nhận ra rằng kết quả có hại không nhất thiết
là kết quả thuộc về năng lực hoặc ác ý khác mà là kết quả thực sự có thể đến từ
bất kỳ sự can thiệp nào được thực hiện với mục đích tốt nhất. MBC
(Measurement-Based Care) là chăm sóc dựa trên đo lường, hoặc tập hợp có hệ thống
các biện pháp do bệnh nhân báo cáo để theo dõi tiến trình điều trị và thông báo
cho việc ra quyết định lâm sàng (Scott & Lewis, 2015 ), ngày càng được coi
là một yếu tố cần thiết trong thực hành dựa trên bằng chứng (Liên minh cho Tiến
bộ & Ứng dụng Khoa học Tâm lý - Coalition for the Advancement &
Application of Psychological Science, 2018), một phần vì nó giúp nhà lâm sàng
xác định khi nào việc điều trị đã không diễn ra tốt đẹp. MBC rút từ truyền thống
đánh giá theo từng cá nhân (idiographic assessment tradition) được nhấn mạnh bởi
Barlow (2010), bằng cách theo dõi kết quả và phân tích từng thân chủ và xác định
khi những thân chủ đó bị chệch hướng (off-track) không đạt đến những kết quả điều
trị tối ưu. Qua nghiên cứu đã cho thấy rằng các chuyên viên lâm sàng sẽ không thể
xác định được nguy cơ chuyển xấu của thân chủ nếu không có sự hỗ trợ bởi các dữ
liệu đánh giá (Hannan và cộng sự, 2005), mà MBC là một công cụ quan trọng để
xác định và giúp loại trừ những kết quả có hại trong môi trường thực hành.
Hướng
đi tới của ấn phẩm đặc biệt này
Ấn phẩm đặc biệt này được thúc đẩy bởi sự
quan tâm đến các phương pháp xác định có hệ thống nhằm đánh giá và cụ thể hoá
những tác hại từ việc điều trị và làm nổi bật một số lĩnh vực cụ thể để từ đó
có thể xác định được những tác hại. Khi lời kêu gọi đóng góp các bài viết dành
cho ấn phẩm đặc biệt này được loan đi, người ta vẫn không rõ có bao nhiêu dữ liệu
đang hiện có về nó và những vấn để gì hiện đang tồn tại. Kết quả cho thấy rằng các
tác hại đã được đánh giá ở một số lĩnh vực cụ thể, nhưng những nghiên cứu hiện
có lại chưa được kiểm chứng cẩn thận và chưa thể có được kết luận chắc chắn.
Điều này có vẻ thách thức đối với các tác giả
đã hưởng ứng và với những nhà phê duyệt được giao nhiệm vụ đánh giá công việc
nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt với những tư liệu đã được công bố về những
hiệu quả tích cực của việc trị liệu.
Tuy nhiên, các tác giả có bài viết được trình
bày ở đây đã vượt qua thử thách một cách đáng ngưỡng mộ và những bài viết được
trình bày ở đây đã tạo nên một khởi điểm kích hoạt những suy nghĩ và một lời
kêu gọi có thêm những nghiên cứu về những gì có thể góp phần tạo nên những tác
hại trong trị liệu
Hai trong số các bài báo được trình bày ở đây
tập trung vào các vấn đề rộng hơn trong lĩnh vực liên quan đến việc xác định
các liệu pháp có hại, bao gồm thảo luận về cách làm thế nào để thông tin về các
tác dụng gây hại (Halfond et al.) và một tổng quan các bằng chứng liên quan đến
các phương pháp điều trị được coi là có hại (Williams và cộng sự, trên báo chí)
có thể được tích hợp vào trong các hướng dẫn thực hành lâm sàng (clinical
practice guidelines). Các bài báo còn lại thì tập trung vào bằng chứng về các
phương pháp trị liệu có hại trong một số vấn đề chuyên biệt.
Chúng tôi muốn thừa nhận rằng công trình này
sẽ không thể thực hiện được nếu không có công trình tiên phong của Scott
Lilienfeld. Những đóng góp của Tiến sĩ Lilienfeld cho tài liệu là rất rộng rãi,
và ông có tiếng nói quan trọng trong nỗ lực đưa những tác hại tiềm tàng của việc
điều trị lên hàng đầu trong lĩnh vực của chúng ta (Lilienfeld, 2007; Lilienfeld
và cộng sự, 2014). Ông đã tham gia vào quá trình hình thành khái niệm ban đầu của
vấn đề đặc biệt này và là đồng tác giả của phần thảo luận kết thúc nó ngay trước
khi ông qua đời. Ông là một đồng nghiệp tuyệt vời, người đã sử dụng trí óc nhạy
bén của mình để giúp đảm bảo rằng lĩnh vực của chúng ta không trở thành mồi
ngon cho tư duy khoa học giả tạo, và chúng tôi sẽ rất nhớ đến ông và quan điểm
của ông.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét