Psychodrama Techniques Help
Transform Women’s Lives in Group Therapy
Nguồn: New Direction For Women – 14/7/2020
Lược dịch: TRẦN NGUYỄN NGỌC TRINH – Cử nhân Tâm lý, Chuyên viên Tham vấn
New Direction For Women
là một tên một trung tâm chữa trị nghiện tại một khu bảo tồn thanh bình và an
toàn ở Costa Mesa (miền Nam Bang California, Hoa Kỳ). Trung tâm đã có 40 năm hoạt
động cung cấp dịch vụ chăm sóc liên tục đầy đủ từ cai nghiện cho đến chăm sóc
ngoại trú cho đối tượng phụ nữ để họ có thể tham gia điều trị ở bất kỳ mức độ
nào phù hợp với mình. Kể từ 1977, đã có hơn 5.000 phụ nữ đã bước vào chương
trình của trung tâm, hơn 600 trẻ em đã sống trong khuôn viên trường, và 200 trẻ
sơ sinh được sinh ra từ những người mẹ hoàn thành chương trình của trung tâm.
Là trung tâm cung cấp các dịch vụ điều trị nghiện “chuyên biệt giới”
(gender-specific) lấy gia đình làm trung tâm, thúc đẩy việc nuôi dạy con cái
lành mạnh, ngăn chặn bạo lực gia đình và hỗ trợ đoàn tụ gia đình. New
Directions for Women (NDFW) được Pamela Wilder thành lập một phần vào năm 1977,
với sự hỗ trợ và giúp đỡ của Liên đoàn Junior
League of Orange County. Pamela đã đứng lên trong một cuộc họp của Junior League, tự nhận mình là một người
nghiện rượu đang hồi phục và yêu cầu được giúp đỡ và hỗ trợ trong việc thiết lập
một chương trình phục hồi cho phụ nữ. Những người phụ nữ khác, Marion Schoen,
Muriel Zink và Betty Ford cũng đóng vai trò quan trọng trong sự khởi đầu của
New Direction. Trung tâm được thành lập nhằm đáp ứng với tình trạng thiếu các
chương trình phục hồi có giá cả phải chăng và dễ tiếp cận dành cho phụ nữ nghiện
rượu, rối loạn sử dụng chất kích thích và các vấn đề liên quan khác
– Chú thích
theo New Direction For Women.
Bài viết này
là một trong chuỗi các bài viết liên quan đến liệu pháp tâm kịch đăng trên
website của tổ chức này:
Trong một vài bài đăng vừa qua, chúng tôi (NDW)
đã đề cập đến liệu pháp tâm kịch. Đây là bài đăng thứ ba thuộc chuỗi bốn bài
đăng về chủ đề này. Tuần này, chúng tôi thật sự đã chạm được “phần cốt lõi cơ bản”
của liệu pháp nhóm thử nghiệm bằng việc nói về nhiều kỹ thuật được sử dụng
trong bối cảnh trị liệu.
Cho đến hiện nay, chúng tôi đã giải thích rằng
tâm kịch là một phương pháp trị liệu tương tác sử dụng tương tác nhóm và sắm
vai để giúp thân chủ đào sâu và tìm hiểu thế giới và trải nghiệm bên trong và
bên ngoài của họ. Tâm kịch là một liệu pháp định hướng hành động
(action-oriented) và giúp thân chủ luyện tập những hành vi mới trong mọi khía cạnh
đời sống của họ. Đây chỉ là một trong những dịch vụ lâm sàng mà chúng tôi cung
cấp tại New Directions for Women.
Chúng tôi cũng đã từng đề cập đến giá trị trị
liệu của tiếp cận này và giải thích vì sao nó được sử dụng trong điều trị nghiện
(addiction treatment). Liệu pháp tâm kịch có giá trị chuyển hóa cao (highly
transformative) và giúp chữa lành những vết thương do những sang chấn đã qua
gây nên ở những người phụ nữ bị nghiện để từ đó họ có thể tỉnh táo và học cách
tiếp tục sống sau khi phục hồi.
Bây giờ hãy cùng nhau thảo luận về các kỹ thuật
tâm kịch. Việc này sẽ thật sự giúp cho chúng ta hiểu loại liệu pháp nhóm này vận
hành ra sao và điều gì thật sự diễn ra trong các phiên.
ĐÔI ĐIỀU CƠ BẢN VỀ NHỮNG GÌ DIỄN RA TRONG CÁC PHIÊN TRỊ LIỆU NHÓM TÂM KỊCH
Hẳn là bạn đã nghe rất nhiều về trị liệu tâm
lý (còn được biết đến với cái tên “liệu pháp trò chuyện” – talk therapy) trong
suốt nhiều năm qua và có lẽ đã từng trải nghiệm qua một vài phiên làm việc. Tâm
lý trị liệu là khi bạn ngồi xuống và trò chuyện với nhà trị liệu hoặc nhà tâm
lý học và làm việc một – đối – một (one-on-one). Tâm kịch lại không hề giống
như vậy.
Các phiên trị liệu tâm kịch diễn ra với một
nhóm nhỏ nhiều thành viên đồng trang lứa dưới sự giám sát của một nhà trị liệu
được huấn luyện đặc biệt. Những phiên này thường diễn ra hằng tuần và kéo dài
trong khoảng đâu đó từ một đến hai tiếng.
Mỗi phiên tâm kịch tập trung vào một tình huống
đời sống cụ thể của một thành viên trong nhóm, người thường được biết đến với
vai trò là “nhân vật chính” (protagonist). Các thành viên trong nhóm được phân
các vai cần thiết để diễn tả lại một phân cảnh cụ thể (to act out a given
scenario) được mô tả để ứng dụng kỹ thuật này.
Một phiên làm nhóm tâm kịch thường bao gồm 3
giai đoạn: giai đoạn khởi động (warm-up phase), giai đoạn diễn xuất (action
phase), và giai đoạn chia sẻ (sharing phase). Thông qua quá trình diễn xuất “vở
kịch” (drama acting) và sắm vai (roleplay), nhân vật chính và các thành viên
trong nhóm của mình có cơ hội phát triển khả năng nội thị (insight) về những vấn
đề trong quá khứ, nhận ra những thách thức ảnh hưởng đến những tình huống hiện
tại và xác định được những chuyện có thể xảy ra trong tương lai.
Không chỉ riêng nhân vật chính mà tất cả những
thành viên tham gia vào nhóm tâm kịch đều nhận được những lợi ích nhất định từ
trải nghiệm này.
HIỂU VỀ BA GIAI ĐOẠN CỦA LIỆU PHÁP CHUYỂN HÓA SANG CHẤN NÀY (Understanding the Three Phases of This Transformative Trauma Therapy)
1, Giai
đoạn khởi động (warm-up phase): Giúp xây dựng lòng tin, sự đoàn kết nhóm và
cảm nhận an toàn giữa các thành viên trong nhóm. Những động lực này cần thiết
cho nhóm tâm kịch vì nếu không có chúng, các thành viên có thể sẽ không cảm thấy
thoải mái để trình diễn hoặc cùng nhau khám phá những mâu thuẫn.
2, Giai
đoạn diễn xuất (action phase): có thể bạn đã đoán trước được, đó là lúc phần
kịch diễn ra.
Trong giai đoạn này, nhân vật chính – với sự
hướng dẫn của nhà trị liệu – tạo nên một phân cảnh (scene) dựa trên một sự kiện
có ý nghĩa trong cuộc đời của cô ấy. Nếu bạn so sánh tâm kịch với một bộ phim
thì nhà trị liệu chính là đạo diễn (director). Những thành viên khác trong nhóm
sẽ là “những cái tôi thay thế” (auxiliary egos) hoặc họ sẽ đóng vai những nhân
vật có thật trong cuộc đời của nhân vật chính. Những người không tham gia diễn
xuất sẽ trở thành khán giả quan sát (observant audience members). Mỗi một cá
nhân tham dự vào phiên tâm kịch đều sẽ học được điều gì đó từ trải nghiệm này
cho dù họ là nhân vật chính hay khán giả.
Bốn kỹ thuật tâm kịch dưới đây được sử dụng
phổ biến như một phần của giai đoạn diễn xuất:
Đảo vai (Role reversal): Kỹ thuật
này đòi hỏi nhân vật chính thoát khỏi chính mình và nhập vai thành một nhân vật
quan trọng khác trong kịch bản (scenario). Điều này có thể giúp nhân vật chính
đồng cảm hơn với những người xung quanh. Cuối cùng, điều này có thể giúp nhân vật
chính tha thứ cho những người mà họ đã căm phẫn suốt nhiều năm.
Soi gương (Mirroring): Trong kỹ
thuật này của tâm kịch, nhân vật chính sẽ trở thành người quan sát. Những “cái
tôi thay thế” đảm nhận vai của nhân vật chính và tái diễn một sự kiện mà nhân vật
chính có thể quan sát từ bên ngoài. Kỹ thuật này đặc biệt có ích khi nhân vật
chính cảm thấy mất kết nối với những cảm xúc phù hợp về kịch bản.
Nhân đôi (Doubling): Với kỹ thuật
này, một thành viên trong nhóm sẽ vào vai nhân vật chính và thực hiện những
hành vi, chuyển động, bày tỏ cảm xúc hoặc suy nghĩ tương tự như nhân vật chính
trong sự kiện. Kỹ thuật này một mặt có thể được sử dụng để phát triển lòng thấu
cảm đối với nhân vật chính, mặt khác có thể được sử dụng để thách thức những
khía cạnh khác trong nhân cách, hành vi và những hành động của nhân vật chính.
Kỹ thuật này phải được thực hiện cùng với lòng trắc ẩn và không đối đầu.
[Doubling còn có thể hiểu theo nghĩa “bổ sung”, “trùng lặp”, hoặc “đóng thế”.
Người làm vai trò doubling được gọi là double – ND]
Tự thoại (Soliloquy): Bạn có thể
sẽ nhớ đến thuật ngữ văn học này từ thời còn học trung học khi được học về
Shakespeare. Lúc này, nhân vật chính chia sẻ những suy nghĩ, quan điểm và cảm
xúc bên trong với khán giả hoặc với người nhân đôi (double) dưới dạng một đoạn
độc thoại (monologue).
3, Giai
đoạn chia sẻ (sharing phase): Chúng ta đã nói về những gì sẽ diễn ra trong
phần khởi động và diễn xuất. Bây giờ, hãy cùng nói một chút về những gì sẽ diễn
ra trong phần chia sẻ của một phiên tâm kịch.
Trong phần chia sẻ này, đạo diễn sẽ trở về với
vai trò của nhà trị liệu để cho phép các thành viên và nhân vật chính xử lý những
suy nghĩ và cảm nhận về những kỹ thuật tâm kịch đã được sử dụng.
Phần chia sẻ rất quan trọng đối với nhóm tâm
kịch vì nó cần thiết cho quá trình chuyển hóa của tất cả những thành viên tham
gia. Nó cho phép nhóm có thời gian thảo luận về những gì đã diễn ra trong phần
diễn xuất.
Trên đây là một tóm tắt lấy từ
website của New Direction For Women về
kỹ thuật tâm kịch và phần tổng quan về những gì xảy ra trong loại trị liệu nhóm
đặc biệt này. Trong tương lai, chúng tôi sẽ tiếp tục giới thiệu thêm với bạn đọc
về loại liệu pháp đặc biệt này – TN Online
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét