Watzlawick's Five Axioms
Nguồn: Trích từ Mục Notes on Communication – Waterfall.Com
Người dịch: TRẦN THỊ THU VÂN – Thạc sĩ Tâm lý, Giảng viên ĐH Văn
Hiến, Chuyên viên Tâm lý Trị liệu, Thành viên CLB Trăng Non.
Tóm tắt:
Tiên đề 1: Không thể không (cannot not)
Tiên đề 2: Nội dung và Mối quan hệ (content &
relationship)
Tiên đề 3: Cách chấm câu (punctuation)
Tiên đề 4: Digital và Analogic
Tiên đề 5: Đối xứng và Bổ sung (symmetric or
complementary)
Có khá nhiều sự giao tiếp được diễn
ra liên tục bên dưới mức độ ý thức. Bạn không phải suy nghĩ gì về những loại
giao tiếp như thế, nó xảy ra một cách tự động. Điều này hẳn sẽ khiến bạn không
cần cố gắng nhiều, nhưng nếu như bạn có cơ hội tự hỏi mình về việc này thì không
phải lúc nào nó cũng có tác dụng như bạn đã chọn.
Thậm chí ngay cả khi bạn nghĩ rằng
bạn không gửi đi bất kỳ thông điệp nào, thì đối với một người quan sát nào đó,
sự thiếu vắng những thông điệp tự nó lại hoàn toàn có thể tạo thành một thông
điệp có ý nghĩa. Không chỉ vậy, chúng ta còn truyền đi một số thông điệp không
lời một cách vô thức, ngay cả khi chúng ta nghĩ rằng mình không gửi bất cứ
thông điệp nào cả.
Điều này có nghĩa là, trừ khi bạn
là một ẩn sĩ, bạn không thể thực sự tránh né giao tiếp. Tất nhiên, bạn có thể dễ
dàng khiến sự giao tiếp của mình trở nên xáo trộn – thường theo cả hai hướng –
nhưng nó không phải là điều an ủi cho lắm. Nói cách khác, bạn không thể không
giao tiếp… nhưng bạn có thể không giao tiếp một cách chính xác!
Phần “không thể không” trong
câu cuối cùng ở trên thực tế lại là phần đầu tiên và được biết đến nhiều nhất
trong 5 tiên đề về giao tiếp của Paul Watzlawick. Bất chấp tuổi tác của chúng
và những thay đổi đã xảy ra trong việc sử dụng một số thuật ngữ, mỗi thuật ngữ
đều có những điều hữu ích. Do đó chúng ta sẽ liệt kê những tiên đề này và nhận xét
ngắn gọn về từng tiên đề.
[Chú thích: Tác phẩm của Watzlawick,
P., Beavin-Bavelas, J., Jackson, D. 1967. Some
Tentative Axioms of Communication. In Pragmatics of Human Communication - A
Study of Interactional Patterns, Pathologies and Paradoxes. W. W. Norton,
New York.]
Tiên đề 1: Không
thể không
“Người ta không thể không giao tiếp”
Bởi vì mỗi hành vi là một kiểu
giao tiếp, những người đang có sự nhận biết về nhau thì vẫn đang liên tục giao
tiếp với nhau. Bất kỳ hành vi nào có thể nhận thức, bao gồm cả việc thiếu vắng những
hành động, đều có tiềm năng được người khác diễn giải là có một số ý nghĩa nào
đó.
Tiên đề 2: Nội
dung và Mối quan hệ
“Mọi giao tiếp đều có một khía cạnh về nội dung và một khía cạnh
về mối quan hệ trong đó cái sau định loại cho cái trước và vì thế đó là một giao
tiếp mêta (meta-communication)”
Mỗi người phản ứng lại với nội dung (content) của giao tiếp trong bối cảnh (context) của mối quan hệ giữa
những người đang giao tiếp. Thuật ngữ meta-communication
được sử dụng theo những cách khác nhau nhưng Watzlawick sử dụng nó với ý nghĩa sự trao đổi thông tin về cách hiểu
thông tin khác.
Cũng như cách diễn giải câu nói
“Bạn thật là một tên ngốc” có thể đã bị ảnh hưởng bởi những lời nói sau đó “Đùa
thôi mà”, nó cũng có thể chịu ảnh hưởng bởi mối quan hệ giữa những người giao
tiếp. Trong ví dụ được đưa ra, từ “tên ngốc” có thể được chấp nhận khá vui vẻ bởi
một người bạn thân, nhưng trong những hoàn cảnh khác nó lại truyền đạt một ý
nghĩa khác hoàn toàn.
Tiên đề 3: Cách chấm
câu
“Bản chất của một mối quan hệ tuỳ thuộc vào chấm câu trong thể
thức giao tiếp giữa các đối tác”
Trong nhiều trường hợp, sự giao
tiếp có thể làm nên một “vùng xoáy” những thông điệp thực sự truyền lan ra theo
mọi hướng. Điều này đặc biệt áp dụng cho những thông điệp không lời. “Cách chấm
câu” (punctuation) chỉ quá trình tổ chức các nhóm thông điệp thành những ý
nghĩa. Điều này tương tự như cách chấm câu trong ngôn ngữ viết. Trong cả hai
trường hợp, đôi khi chấm câu có thể biến đổi ý nghĩa một cách đáng kể.
Ví dụ, hãy xem xét việc xảy ra
một phản ứng giận dữ tiếp theo sau một sự ngưng thảo luận, mà việc ngưng thảo
luận lại đi theo sau sự đề xuất một kế hoạch hành động. Nếu việc ngừng thảo luận
tạo nên dấu “chấm câu” cho trình tự đối thoại, để khi đó việc đề xuất kế hoạch
hành động và sự giận dữ được nhóm lại với nhau thành một trình tự chặt chẽ (a
tight sequence), ta có thể diễn giải rằng cơn giận là phản ứng đối với kế hoạch
hành động được đề xuất,. Tuy nhiên, nếu phía tiếp nhận lại “đặt dấu chấm câu” các
thông tin sao cho việc ngừng thảo luận và cơn giận làm nên một trình tự chặt chẽ,
ta có thể diễn giải rằng cơn giận là phản ứng với việc ngừng thảo luận.
Tiên đề 4: Digital
và Analogic
“Sự giao tiếp của con người bao
gồm cả thể thức digital và analogic”
Cần một chút giải thích ở đây:
Thuật ngữ digital, ngày nay thường quy cho con số, máy điện toán, hoặc ngón
tay, được sử dụng trong tiên đề này mang ý nghĩa trừu tượng, để xác định những yếu
tố của giao tiếp. Đây thường là để chỉ về những lời nói, nhưng những cử điệu rất
chuyên biệt với những ý nghĩa được nhất trí chung cũng thuộc loại giao tiếp này.
[Chú thích của TN
Online: Digital Communication – Tạm dịch là “giao tiếp bằng tín hiệu”. Bao gồm
giao tiếp bằng lời và các cử điệu (gesture) hoặc ký hiệu (signs) vốn không lời
nhưng được nhất trí chung về mặt ý nghĩa, ví dụ: gật đầu, hoặc đưa ngón tay cái
lên để tỏ ý thích, vv…]
Thuật ngữ analogic cũng cần một số giải thích. Nó là một biến thể của analogical, tính từ này được lấy từ analogy (Nghĩa là “phép loại suy” hoặc “tính
tương đồng”). Vì vậy, trên khía cạnh nào đó, nó đề cập đến sự tương xứng giữa
những sự vật vốn khác biệt nhau. Trong trường hợp này, nó mô tả một thể loại
giao tiếp trong đó sự vật mang tính đại diện (representation) phần nào sẽ gợi lên
một sự vật mà nó ngụ ý. Ví dụ nắm bàn tay thành một nắm đấm trước mặt một ai đó
sẽ gợi lên một ý tưởng về bạo lực.
[Chú thích của TN
Online: Analogic Communication – Tạm dịch là “giao tiếp theo phép loại suy”.
Hai phép giao tiếp digital và analogic không đơn giản chỉ được hiểu
như là “có lời” và “không lời”]
Còn điều gì cần dịch nghĩa? Oh,
đó là “phương thức” (modalities). Trong trường hợp này, Watzlawick đang sử dụng
từ “phương thức” với ý nghĩa là loại thông
tin nào đang được truyền đi.
Tiên đề 5: Đối xứng
và Bổ sung
“Các thể thức giao tiếp của con người có cả hai hình thức đối xứng
(symmetric) và bổ sung (complemantary), tuỳ thuộc vào mối quan hệ giữa các đối
tác đang dựa trên tính khác biệt hay tính ngang bằng”
Ở đây, một mối quan hệ đối xứng
(symmetric relationship) có nghĩa là một mối quan hệ trong đó các bên liên quan
cư xử với nhau một cách bình đẳng xét từ góc độ quyền lực (power perspective). Hai
bên có rất nhiều cơ hội thể hiện những chủ đề thoả đáng, nhưng không hẳn sẽ đảm
bảo rằng thể thức giao tiếp này là có tính tối ưu. Đơn giản là các đối tác có thể
thể hiện tính chất “nhân nhượng nhau”, hoặc “có gắng nổi trội như nhau”. Tuy
nhiên sự giao tiếp giữa các đối tác ngang bằng thường vận hành tốt.
Một mối quan hệ “bổ sung” (complementary
relationship) ở đây có nghĩa là một mối quan hệ có quyền lực không ngang bằng giữa
hai bên chẳng hạn như cha mẹ và con cái, chủ nhân và nhân viên hoặc giữa người lãnh
đạo và những kẻ phục tùng. Cách giao tiếp này có hiệu lực hơn trong một vài
tình huống. Ví dụ, mối quan hệ không ngang bằng (tức có tính bổ sung) giữa binh
sĩ và sĩ quan của họ có nghĩa là binh sĩ tuân theo mệnh lệnh một cách đáng ngạc
nhiên như “Ra khỏi xe và nhảy xuống sông!” không chậm trễ - thay vì tranh luận
về nó, một điều có lẽ rất đáng làm, nhưng lại có thể khiến những người lính ấy
cận kề với cái chết.
Đón xem những bài kế tiếp liên quan đến Lý thuyết Giao tiếp của
Paul Watzlawick
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét