Carl Jung Persona: Connecting
the Mask and the Soul
Tác giả: JESAMINE – Phân tâm gia Jungian, Zurich, Thụy Sĩ
Nguồn: Counseling In Zurich
Lược dịch: BS NGUYỄN MINH TIẾN
Người ta đã hiểu sai khái niệm về persona trong cụm từ Carl Jung Persona (đó là cụm từ nên tìm
kiếm trong thực tế). Persona tuyệt
nhiên không phải chỉ là một “chiếc mặt nạ” mà bạn đeo khi ra nơi công cộng.
Theo đúng chức năng của nó, persona
có liên quan mật thiết đến tâm hồn của bạn.
Như một ví dụ hiện đại về điều tôi muốn nói,
hãy nhìn vào Hoàng tử Harry, Công tước xứ Sussex. Anh ấy có một tư cách (một persona) được xác lập rất rõ ràng trong
cương vị là một vị Hoàng tử và một Công tước.
Harry rất nghiêm túc giữ diện mạo khi ra trước
công chúng vì anh ấy đang phục vụ công chúng. Tuy nhiên, anh chắc chắn không được
nhận dạng bởi persona (tức là với tư
cách) là hoàng tử của mình. Bạn có thể thấy điều này khi anh ấy nói chuyện với
những người đang phỏng vấn mình.
Không nghi ngờ gì nữa, anh ấy là một tâm hồn
sâu sắc với một trái tim nhân hậu. Đây không phải là một sự diễn xuất. Đằng sau
“chiếc mặt nạ Hoàng gia” đó, bạn vẫn có thể nhìn thấy Harry, một con người. Bạn
có thể nhận ra tâm hồn của anh ấy đang thể hiện ra, ngay cả khi anh ấy đang ở
trong một vai trò của Hoàng gia.
Harry biết chính xác mình là ai bên ngoài cái
hình ảnh sâu sắc trước công chúng mà anh ấy khi sinh ra đã ở vào trong ấy. Khi ở
ngoài vai trò ấy, tôi không dám chắc liệu anh ấy có bắt tay ai đó và tự giới
thiệu mình là “Hoàng tử Harry” – nếu anh ấy có dịp gặp một người không biết rõ anh ấy.
CARL
JUNG PERSONA: NÓ LÀ GÌ VÀ KHÔNG PHẢI LÀ GÌ?
Một câu hỏi gây chút bối rối đã thôi thúc tôi
viết bài này. Tôi không thích khi tâm lý học đại chúng làm ô nhiễm hoặc phá hỏng
ý tưởng của Jung. Tôi viết những gì tôi viết để giải tỏa không khí ấy, ít ra là
những gì tốt nhất mà tôi có thể làm.
Đây là câu hỏi, nguyên văn là:
Về khái niệm Carl Jung persona, lẽ nào chúng ta lại không
thể nói rằng những nội dung nguyên mẫu tập thể của tâm trí đã tồn tại trong
cùng một không gian, và một người có thể “gọi ra” bất kỳ persona nào, và liệu chúng ta không thể ngụ ý rằng tất cả persona đều được chia sẻ bởi tất cả mọi
người?
Cách đặt câu hỏi (có phần vụng về) đã minh họa
một quan niệm sai lầm phổ biến về ý tưởng của Jung cả về nguyên mẫu (archetype) lẫn về persona.
Ngay từ đầu, bạn không “gọi ra” một nguyên mẫu.
Bạn
không thể khẩn cầu hoặc ra lệnh cho một nguyên mẫu để phục vụ bạn hoặc đảm nhận
vị thế “bạn là một siêu anh hùng” để hoàn thành công việc của mình.
(You can’t invoke or command an
archetype into your service or take the “you are a superhero stance” to get
your shit done)
Nếu có thì chính nguyên mẫu mời gọi bạn đi vào
nhiệm vụ của nó. Khi một nguyên mẫu chiếm hữu chúng ta, chúng ta không có quyền
kiểm soát. Ví dụ, nếu có ai đó hoặc một tình huống nào đó khơi dậy phức cảm người mẹ (mother-complex) bên
trong bạn, thì bạn sẽ ở trong phức cảm đó.
Bạn sẽ thấy mọi thứ thông qua phức cảm đó. Tương tự nếu một hệ tư tưởng tôn
giáo hoặc chính trị chiếm hữu bạn, bạn cũng
phải đi theo thôi.
Nguyên mẫu là những yếu tố tự trị trong tâm trí.
Chúng không phải là một ngân hàng hình ảnh mà phần tâm trí có ý thức có thể
truy cập và rút ra bất cứ khi nào nó muốn. Nguyên mẫu kêu gọi bạn. Đó là lý do
tại sao chúng là yếu tố chữa lành (healing factor) của các căn bệnh về tâm trí.
Bất cứ ai tranh luận theo hướng ngược lại đều
không nói về tâm lý học của Jung, mà ngược lại, đang nói về thứ tâm lý đại
chúng (pop-psychology), là thứ vốn làm biến thái công việc của Jung một cách
đáng xấu hổ.
CARL
JUNG PERSONA NHƯ LÀ TÂM HỒN CỦA CHÚNG TA
Theo Jung, persona vận hành như là một phần trong tâm hồn của một con người.
Điều đó có nghĩa là persona được kết
nối với phần cốt lõi của một người.
Persona đóng vai trò như một “đối trọng” cần
thiết cho mối quan hệ anima/animus của chúng ta với thế giới nội tâm.
Và cũng giống như anima và animus là cầu nối
với vô thức, thì persona là cầu nối với
thế giới bên ngoài.
Chúng ta cần anima và animus hoặc một
biểu tượng tôn giáo để bảo vệ chúng ta khỏi sự công kích của thế giới bên
trong. Nếu chúng ta cố gắng và đến đó chỉ với phần cái Tôi (ego) của mình, thì
vô thức sẽ lấn át chúng ta.
THE
PERSONA: BỘ TRANG PHỤC CỦA CHÚNG TA (OUR ENCOUNTER SUIT)
Giống như hầu hết mọi người không bao giờ bước
vào “Tập thể bên ngoài” (external Collective – viết hoa) mà không có sự che chắn.
Chúng ta cần một bộ trang phục cho cuộc gặp gỡ, nếu không “Tập thể bên ngoài” sẽ
liên hồi công kích ta. Chúng ta chỉ nên dành trọn vẹn con người của mình cho những
người bạn bên trong (our inner circle of friends), những người mà với họ, chúng
ta có thể là chính mình.
Nếu bạn nghĩ rằng bạn không cần một persona, thì rất có thể, bạn đã vô thức đồng
nhất hoá với persona của mình, hoặc bạn
đã đánh giá thấp tác động của thế giới bên ngoài.
Cần có một thiên tài với bản chất sâu sắc để
có thể, không thỏa hiệp, làm cho phần cá nhân của họ chìm vào bên trong xã hội.
Chúng ta đang nói về một Einstein hoặc Stephen Hawking. Đó phải là người có
đóng góp gì đó để đền bù cho xã hội về đặc ân ấy.
Nếu chúng ta, những con người bình thường, muốn
hòa hợp và thích ứng với thế giới bên ngoài, chúng ta phải thỏa hiệp.
CARL
JUNG PERSONA TRONG CÁC LOẠI TÂM LÝ
Nếu chúng ta đang nói về ý tưởng của Carl
Jung về persona, thì chúng ta nên
trích dẫn nguồn. Đây là những gì Jung nói về persona trong Psychological
Types (Các Thể loại Tâm lý):
“Bởi thế, persona là một
phức cảm chức năng tồn tại vì lý do thích nghi hoặc vì sự thuận tiện của cá
nhân, nhưng không có nghĩa là đồng nhất với tính cá nhân. Persona chỉ liên quan đến mối quan hệ với các đối tượng. [The
persona is thus a functional complex that comes into existence for reasons of
adaptation or personal convenience, but is by no means identical with the
individuality. The persona is exclusively concerned with the relation to
objects.]
Khi Jung nói rằng persona chỉ liên quan đến "mối quan hệ với các đối tượng",
ông ấy có ý nói đến thế giới bên ngoài.
Bất cứ khi nào Jung nói về các “đối tượng” (objects),
ông ấy có ý nói đến bất cứ điều gì bên ngoài bản thân bạn, tức là, chủ thể
(subject).
Vì vậy, như tôi đã nói trước đó, persona là một phần của bản thân chúng
ta để liên hệ với những gì bên ngoài chúng ta, trong thế giới nói chung.
Trong một số trường phái tâm lý học, bạn thậm
chí sẽ thấy các tham chiếu về "quan hệ đối tượng" (object relations),
hàm nghĩa là "quan hệ với con người" (human relationships). Tôi vẫn giật
mình không tin khi gọi người khác là “đối tượng” (objects), nhưng thôi tôi lại lạc
đề mất!
Trở lại với Jung và persona. Để liên quan đến thế giới, chúng ta phải thích ứng với môi trường luôn thay đổi của nó. Giống như hình
dạng của anh bạn tắc kè hoa của chúng ta. Các tình huống khác nhau đòi hỏi hành
vi hoặc ngoại hình khác nhau.
Hầu hết, chúng ta liên kết persona với công việc hoặc vị thế của một
người trên thế gian. Theo nghĩa đó, con người rất dễ bị cuốn vào việc định danh
persona của họ.
ĐỌC
TIẾP VỀ CARL JUNG PERSONA
[persona] là
hệ thống thích ứng của cá nhân với, hoặc cách anh ta giả định trong việc đối
phó với thế giới. Ví dụ, mỗi lần gọi hoặc mỗi nghề nghiệp đều có tính cách đặc
trưng riêng của nó. Thật dễ dàng để nghiên cứu những điều ấy ngày nay, khi những
bức ảnh về những nhân vật của công chúng thường xuyên xuất hiện trên báo chí.
Một loại
hành vi nào đó đều áp lực của thế giới xung quanh, và những người chuyên nghiệp
luôn nỗ lực để đạt được những kỳ vọng này. Chỉ có điều sẽ là nguy hiểm nếu họ
trở nên đồng nhất với persona của họ - vị giáo sư đồng nhất với cuốn sách giáo
khoa của mình, ca sĩ giọng nam cao đồng nhất với chất giọng của anh ấy. Khi đó,
tổn hại sẽ xảy ra; và từ đó, người ấy sống hoàn toàn dựa trên nền tảng của chính
tiểu sử của mình.
Vào thời điểm
đó, người ta có thể viết rằng: “… rồi anh ấy đã đi đến nơi này nơi kia và nói
điều này điều nọ” v.v ... Chiếc áo choàng của Deianeira đã nhanh chóng hằn lên
da anh ta, và một quyết định tuyệt vọng như của Heracles là cần thiết nếu anh
ta phải xé chiếc áo Nessus này ra khỏi cơ thể và bước vào ngọn lửa ám ảnh về sự
bất tử, để biến bản thân thành những gì anh ta thực sự là.
Nếu bạn không biết câu chuyện về Heracles và
chiếc áo của Nessus, nó sẽ diễn ra như sau: Heracles bị lừa mặc chiếc áo có tẩm
thuốc độc, chiếc áo có ý định giết anh ấy. Khi anh ấy mặc chiếc áo vào, nó đã
làm anh ấy bị bỏng. Vì chiếc áo bị lời nguyền nên anh không thể cởi nó ra. Nó
thiêu rụi anh ta đến nỗi anh ta đã phải tự sát bằng cách nhảy lên giàn hoả thiêu.
Đối với Jung, sự đồng nhất với persona là điều tồi tệ. Tôi đã làm việc
với những người bị kiểu đồng nhất hoá này. Họ sợ hãi việc phải xé chiếc áo đó
ra để nhìn thấy họ thực sự là ai.
PERSONA
VÀ CÁI GIÁ CỦA DANH VỌNG
Nói chung, tôi không thích bình luận về tâm
lý của các nhân vật của công chúng, nhưng ở đây, tôi nghĩ mình làm được điều đó
với sự tôn trọng họ. Đáng buồn thay, Michael Jackson hoàn toàn đồng nhất với persona của mình trước công chúng.
Michael Jackson chắc chắn là một trong những
người nổi tiếng nhất thế giới. Tự điều đó đã là một vai trò khó khăn. Cái chết
của Michael Jackson là một bi kịch có nghĩa là trong những năm hỗn loạn cuối
cùng của cuộc đời anh ấy, rõ ràng là anh ấy không còn chịu đựng được sức nặng của
dư luận.
Hãy nhớ những gì Jung đã nói. Xã hội ép buộc
một số hành vi đối với chúng ta, và điều này chắc chắn đúng nhất khi nói đến
các nhân vật của công chúng.
Khi những người nổi tiếng như Michael Jackson
thể hiện những dấu hiệu rõ ràng về việc đánh mất hình ảnh của mình trước công
chúng, chúng ta không thể chỉ đổ lỗi cho họ vì sự lập dị của họ. Thông thường,
sự lập dị của họ có liên quan trực tiếp đến số lượng người hâm mộ của họ. Trong
trường hợp của Michael, ranh giới giữa người hâm mộ và người cuồng tín đã bị
xóa nhòa nghiêm trọng, như có thể thấy trong đám đông la hét và các tay săn ảnh
liên tục tấn công anh ta.
Nhìn vào bản chất của sự cuồng tín bao quanh
anh ta vì anh ta đã gây ra cho bản thân mình theo thời gian, có thể dễ dàng thấy
rằng Michael Jackson thực sự đã bị đồng nhất hóa bởi persona của anh ta – Một con người của công chúng.
MỘT
PERSONA KHÔNG THỂ THAY THẾ CHO MỘT BẢN
NGÃ (SELF) THỰC SỰ …
Những người nổi tiếng phủ đầy những vai trò
xã hội mà xã hội tạo ra. Để duy trì mối quan hệ lành mạnh với những vai trò
này, những người đảm nhận vai trò ấy phải hiểu được sự khác biệt giữa persona và cái ngã chân thực bên trong của họ.
Persona chỉ là một
phần mở rộng ra bên ngoài của nhân cách (personality). Đó là một phần của chính
chúng ta mà chúng ta thể hiện với thế giới bên ngoài. Mặc dù persona của chúng ta chắc chắn phải được
“rót thêm” vào bởi cá tính thực sự của chúng ta, nhưng bản thân persona không phải là thực tại của cá
nhân chúng ta.
Những người nổi tiếng hiển nhiên hiểu rõ về bản
thân họ.
Michael Jackson đã bị thu hút bởi persona của anh ấy vì anh ấy đã trở nên
rất nổi tiếng khi còn rất trẻ. Anh ta chưa có đủ năng lực để xử lý và tích hợp các
loại danh tiếng đó. “Michael-Cậu bé” tin vào “thể nhạc pop về bản thân” và theo
thời gian, một cách vô thức cậu trở thành vai trò mà những người hâm mộ vô thức
không kém của cậu đã yêu cầu cậu đảm nhận.
Trong trường hợp của Michael, anh được xã hội
phong tặng danh hiệu Vua nhạc Pop - một
danh hiệu mà chắc chắn không một ai có đủ khả năng chịu đựng, càng không thể
tin tưởng và sống cùng. Michael đã nhầm mình với vai trò Vua nhạc Pop.
Tính cá nhân thực sự (true individuality) của
Michael đã bị tổn hại bởi vai trò mà anh ấy cố gắng hoàn thành và điều này đã
trở nên rõ ràng với thời gian. Đâu đó trên con đường của mình, anh ấy đã đánh mất
chính mình và chúng ta cũng đánh mất anh ấy. Michael thật sự đã biến mất từ hồi
anh chỉ là một đứa trẻ. Chúng ta sẽ không bao giờ biết đến người đàn ông
Michael bởi vì cậu bé con ở bên trong kia chưa bao giờ được phép lớn lên, và
bây giờ thì Vua nhạc Pop đã chết.
Bất kể tất cả dáng vẻ bề ngoài của cá tính,
Michael là một tập thể (collective)
đang “diễn xuất theo hoàn cảnh và kỳ vọng chung”, trong khi Harry là một con người cá nhân.
CARL
JUNG PERSONA: KHO DỰ TRỮ CÁC PERSONA ĐANG Ở ĐÂU?
Chà, persona
của tôi hôm nay nên là thế nào đây?
Một lần nữa, ý tưởng rằng người ta có thể gọi ra một persona nghe
như thể có một “kho dự trữ persona” ở đâu đó - nhân viên ngân hàng, kế toán,
bác sĩ, chiến binh, anh hùng hoặc những gì có ở bạn. Một persona không phải là một vai trò mà chúng ta có thể đóng trong một
tình huống nhất định.
Vai trò xã hội (social roles) không phải là persona, và ngược lại. Nếu bạn kêu gọi một
vai trò xã hội và giả vờ là nó vào lúc này, thì bạn chỉ đang diễn . Đó không phải là ý của Jung về persona.
Cứ cho là các chủ ngân hàng, kế toán và bác
sĩ, những người tin rằng họ là vai
trò xã hội của họ. Ví dụ, một người tình cờ tự giới thiệu mình là “Dr. X hay Y”
tại một bữa tiệc không liên quan gì đến nghề nghiệp của anh ấy, người đó đã rơi
vào vấn đề mà Jung gọi là đồng nhất hoá
với persona .
Những người này không phải là những cá nhân; họ là những chiếc áo sơ mi nhồi
bông, được thổi phồng về mặt xã hội đến mức họ sẽ bùng nổ nếu có bất cứ điều gì
xảy ra với vị trí xã hội của họ. Chưa kể, họ cũng rất nhàm chán.
CARL
JUNG PERSONA TRONG VAI MỘT PHỨC CẢM CHỨC NĂNG (Functional Complex) TRONG TÂM
TRÍ CỦA CÁ NHÂN
Persona là một phức
cảm chức năng cơ hữu bên trong tâm trí, giống như phần shadow và anima và animus, do đó, persona cũng phục vụ cho một mục đích. Persona có tương quan động với shadow
và với anima và animus, và do đó chúng ta phải liên hệ đến nó một cách có ý thức cũng
như chúng ta đối với bất kỳ phức hợp chức năng nào khác.
Một persona
là có tính duy nhất đối với một cá nhân, đó là một lý do khác tại sao bạn không
thể “gọi ra” một persona. Chắc chắn bạn
có thể cần có ý thức khi bước vào persona
của chính mình khi tham gia vào thế giới, nhưng khi đó là nó vẫn là một phần hoạt
động của tâm hồn bạn, đó là điều xảy ra một cách tự nhiên.
Chẳng có vấn đề gì cả khi một persona đang vận hành được kết nối với cốt
lõi bên trong con người của bạn. Và điều này trái ngược lại với hội chứng “áo
nhồi bông” mà tôi đã đề cập ở trên đây.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét