Is it time to drop the
diagnosis of PTSD?
Nguồn: Blog ABOUT TRAUMA (TraumaTheory.Com)
Posted by: C. FRED ALFORD (calford@umd.edu), January 29, 2017
Người dịch: TRẦN NGUYỄN NGỌC TRINH – Chuyên viên
Tâm lý
Hiệu đính: BS NGUYỄN MINH TIẾN
THẬN
TRỌNG
Nội dung trong bài viết này bị
phản bác vì đi ngược tinh thần của “Kỷ yếu từ Hội thảo Lắng nghe Sang chấn: Thấu
hiểu và Hành động”. Lý do là: “Giọng điệu của bài viết có tính gây tranh cãi
quá mức so với một bộ sưu tập những nghiên cứu tích cực về cơ sở sinh học của
sang chấn và những can thiệp lâm sàng mới xuất hiện đầy ý nghĩa.” Hãy tự lường
trước những nguy cơ khi đọc bài đăng này. [Lưu ý của chính tác giả bài viết]
Khi xét trên nhiều khía cạnh, rối loạn stress
sau sang chấn (PTSD) đã là một chẩn đoán với nhiều lợi ích phi thường. Nó kết nối
khía cạnh chính trị trong Chiến tranh Việt Nam với sự dày vò của hàng trăm hàng
ngàn cựu chiến binh Hoa kỳ (Alford, pp 9-13). Như những tác giả cuốn The Empire of Trauma (Đế chế của Sang chấn),
Didier Fassin và Richard Rechtman, đã nói rằng sang chấn ngày nay không còn là
một chẩn đoán lâm sàng mà là một bản án lương tâm. Lợi ích của nó là nó cho
chúng ta “một khả năng chưa từng có trước đó để nói về - và sau đó trải nghiệm
– sự bạo lực của thế giới.” (p276). Ngoài ra, sang chấn đã cho chúng ta một góc
nhìn mới về lịch sử đương đại, cận cảnh và toàn diện. Lịch sử được viết từ góc
nhìn của sang chấn là loại lịch sử được viết từ góc nhìn của những nạn nhân.
Độ
tin cậy và độ hiệu lực
Nhưng tôi (tác giả bài viết) nghĩ rằng PTSD
đã đi đến ngõ cụt về trí tuệ vì tất cả những lý do đã được bàn luận trên trang
blog này suốt 2 năm qua. [Tác giả nói về trang TraumaTheory.Com]
Chúng ta có lẽ sẽ cảm thấy ít nuối tiếc hơn về
điều này khi chúng ta hiểu rằng những bác sĩ tâm thần viết ra DSM III, nơi bắt
đầu của tất cả, đã hiểu rằng họ không nói gì về thế giới. Họ đang cố tìm một
cách đáng tin cậy để giao tiếp với nhau. Các bác sĩ tâm thần biết rằng những
triệu chứng nhất định có khuynh hướng hội tụ lại với nhau, và các bác sĩ tâm thần
có thể xác định một cách đáng tin cậy những bệnh nhân này. Nhưng, ngay cả (hoặc
đặc biệt là) Robert Spitzer, chủ tịch nhóm chuyên khảo của Hiệp hội Tâm lý Hoa
Kỳ đặc trách DSM III, cũng biết rằng cuốn sách này không giải quyết được vấn đề
về tính hiệu lực (validity problem). Nó không được cho là nhiệm vụ của cuốn
sách này. Spitzer nói rằng APA thuê ông để đạt được những mục tiêu chính trị nhỏ
bé nhất – đưa DSM hòa hợp/ngang hàng với Bảng Phân loại Bệnh tật Quốc tế của Tổ
chức Y tế Thế giới, được biết đến với cái tên ICD. (Greenberg, p. 41)
Vấn đề về độ hiệu lực sẽ luôn là một vấn đề
cho dù DSM đang đặc trưng hoá bất kỳ một thực thể có thực nào trên thế giới
này. Độ tin cậy (reliability) thì lại đơn giản hơn nhiều, là chỉ cần có được một
loạt các bác sĩ tâm thần đồng ý rằng các triệu chứng nhất định có khuynh hướng
kết hợp với nhau theo cách mà chúng có thể được gọi là những rối loạn. Ngay cả
khi như vậy, độ tin cậy của phần lớn các chẩn đoán trong DSM-5 chỉ ở mức khiêm
nhường trong khoảng từ 0.40 đến 0.60, tính theo hệ số kappa của Cohen, một hệ số
thống kê đo lường tính đồng thuận giữa người đo khác nhau (inter-rater
agreement) với sự loại trừ khả năng có sự đồng thuận mang tính ngẫu nhiên.
(Greenberg, pp. 225-228).
DSM chưa bao giờ đưa ra một kết luận về thế
giới thực, khác với y khoa thực thể có thể chỉ ra được mối liên hệ nhân quả giữa
chứng bệnh động mạch vành với cơn nhồi máu cơ tim (những sự kiện trong thế giới
thực), và nếu hiểu được điều này thì có thể sẽ dễ dàng hơn để loại bỏ DSM. Cơn
nhồi máu cơ tim trong DSM sẽ trở thành rối loạn đau ngực, một so sánh mà Viện Sức
khỏe Tâm thần Quốc gia đã không ngần ngại nhấn mạnh khi phát biểu về việc rút
tiền tài trợ khỏi nghiên cứu dựa trên các hạng mục của DSM.
Nhiều người có thể sẽ cho rằng những khám phá
hiện tại trong ngành khoa học thần kinh đã đưa những nghiên cứu về PTSD thành một
lĩnh vực khoa học độc lập, tương tự như một phân nhánh của nghiên cứu y khoa.
Tôi tin rằng phát biểu này đã bị phóng đại, một quan điểm cũng đã được thảo luận
trong một vài bài đăng trên blog này (TraumaTheory)
Ngày
nay, PTSD còn mang mục đích chính trị; điều đó cũng ổn thôi.
Tuy nhiên, nếu Fassin và Rechtman đúng thì
PTSD, bằng nhiều cách không thoả đáng, đã trở thành một ngõ cụt trí tuệ. PTSD
tiếp tục phục vụ một mục đích chính trị. Nhiều lần chẩn đoán về PTSD đã bị đề
xuất loại bỏ. Thú vị thay, chính những người mắc phải cái gọi là PTSD, những
người bảo vệ nhiệt thành nhất của PTSD, tin rằng nó mang đến cho sự đau khổ của
họ một phẩm giá và biến sự đau khổ đó thành một thực tại khách quan. Nó cũng hữu
ích cho các mục đích mã hóa và thanh toán cũng như là khoản bồi hoàn từ VA (Hội
Cựu chiến binh Mỹ).
Vậy nên hãy giữ lại chẩn đoán này nhưng nhớ rằng
nó không còn thuộc lĩnh vực khoa học.
Thực ra, thuật ngữ “lĩnh vực khoa học”
(scientific realm) khá phiền phức. Sẽ khá hữu ích khi nói rằng PTSD là một chẩn
đoán mang tính chính trị (bao gồm cả khía cạnh chính trị của các tổ chức chuyên
nghiệp, ví dụ như Hiệp hội Tâm thần Hoa kỳ với Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc
gia), nhưng PTSD thực sự lại là điều đang ngụ ý về nhiều loại đau khổ của loài
người. Khi nói nó không còn thuộc về “lĩnh vực khoa học”, tôi không muốn mọi
người hiểu như cái cách mà Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia (Hoa Kỳ) đã tiếp cận
vấn đề sang chấn, như cách Greenberg (2013, p.344) mô tả nó giống như điện và
thịt (Nguyên văn: “electricity and meat”), cả hai đều có thể đo lường được. Một
thứ gì đó có thể không thuộc về khoa học nhưng lại rất, rất thực. PTSD tạo nên
thứ sang chấn mà nó khám phá, nhưng chính nó không tạo nên sang chấn (PTSD
creates the trauma it discovers, but it does not create trauma)
Cách
chữa lành đau khổ
Hãy tạo cơ hội cho những người đau khổ cơ hội
được chia sẻ về đau khổ của họ với những người khác, với một nhóm người, có thể
có các nhà trị liệu, bất kì ai. Cố gắng yêu thương hoặc ít nhất là quan tâm đến
những người đang đau khổ. Điều này đòi hỏi một môi trường biết quan tâm lẫn
nhau, chứ không phải một đường dây cung cấp các loại thuốc hoặc “các liệu pháp
thực chứng.” Cho họ một chỗ ở an toàn hoặc một dưỡng viện khi cần thiết.
Hãy nhận ra rằng sự đau khổ của con người là
một mạng lưới ngầm khổng lồ. Chúng ta thường không nhìn thấy điều đó trừ khi nó
quá bi đát, nhưng nó vẫn ảnh hưởng đến rất nhiều người, kể cả sự đau khổ vì
sang chấn. Hàng triệu người vẫn trải qua sang chấn một mình tại Mỹ.
Sang chấn là có thật và việc chịu đựng nỗi
đau khổ do nó gây ra là rất kinh khủng. Theo tôi, việc nghĩ về PTSD theo kiểu
như từ trước tới nay đã không còn hữu ích nhưng nếu nó vẫn còn hữu ích ở khía cạnh
chính trị hoặc thậm chí là được hợp pháp hóa thì có lẽ nó đã có vị trí cho nó.
Chúng ta không nên tưởng tượng rằng bằng cách nào đó chúng ta đang khép lại một
thực thể tên là sang chấn. Lĩnh vực của chúng ta còn nhiều nhầm lẫn và lộn xộn
hơn bao giờ hết.
Có lẽ cách tốt nhất là nhớ rằng các triệu chứng
tâm lý của con người nhìn chung đều có ý nghĩa và việc nói về sự đau khổ của
chúng ta là cách tốt nhất ta có thể làm. Chia sẻ là cách con người làm sáng tỏ
ý nghĩa các triệu chứng với bản thân họ và với những người xung quanh. Đau khổ
có thể xuất hiện với nhiều bộ dạng, và việc dán nhãn cho từng bộ dạng ấy là việc
không cần thiết. “Hãy nói cho tôi nghe điều làm bạn đau khổ và cùng xem chúng
ta có thể cùng nhau hiểu điều đó như thế nào. Và nếu như bạn quá đau đớn, một
vài loại thuốc sẽ giúp ích, ít ra là trong một thời gian ngắn”.
Liệu đây có phải là một cách ngây thơ bất khả
thi để bắt đầu?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét