Ten Tips for Parenting through Divorce
Nguồn: Website của tác giả
Người dịch: TRẦN THỊ THU VÂN - Thạc sĩ Tâm lý, Giảng viên Bộ môn Tâm lý, Khoa
KHXHNV Đại học Văn Hiến Tp.HCM, Chuyên viên tâm lý trị liệu, Thành viên CLB
Trăng Non.
John
Sommers-Flanagan là giáo sư đào tạo về tham vấn tại Đại học Montana. Ông nhận bằng
tiến sĩ tâm lý học năm 1986, hoàn thành khóa thực tập tiền tiến sĩ tại Trung
tâm Y khoa Upstate Medical Center ở Syracuse, NY. Ngoài việc giảng dạy, nghiên cứu và giám sát, John còn
có một số hoạt động độc lập – Từng là cố vấn sức khỏe tâm thần cho Trapper
Creek Job Corps (2003-2014), giám đốc điều
hành của Chương trình Families First Parenting (1995 đến 2003), và là đồng chủ trì của một chương trình trò chuyện
trên đài phát thanh Montana Public Radio có tiêu đề, "What is it with
Men?" Công việc của ông với thanh
thiếu niên và cha mẹ đã được ghi lại cho mục đích giáo dục trên nhiều sản phẩm
video địa phương và quốc gia khác nhau. John chủ yếu chuyên làm việc với trẻ
em, cha mẹ và gia đình. Ông là tác giả hoặc đồng tác giả của hơn 50 ấn phẩm
chuyên môn.
Đây
là những nội dung trong một hướng dẫn cho các cặp vợ chồng về việc nuôi dạy con
sau ly hôn và cũng là phần trích từ cuốn sách có nhan đề “Cách lắng
nghe để cha mẹ nói và nói để cha mẹ lắng nghe” (How to listen so parents will talk and talk so parents will listen.)
10 bí quyết làm cha mẹ sau ly hôn
Để tiếp tục làm cha mẹ một cách
tốt nhất và hướng đến tương lai, bạn nên tự rèn luyện về những thách thức riêng
bạn đang đương đầu và cách quản lý chúng. Danh sách ngắn dưới đây là sự khởi đầu
dành cho bạn.
1, Cam kết tự
chăm sóc tốt bản thân
Có hai lý do lớn tại sao đây là
lời khuyên tốt. Đầu tiên ly hôn là tình trạng gây stress và đau khổ về cảm xúc.
Nếu bạn không tự chăm sóc chính mình về thể chất, cảm xúc, tinh thần, bạn sẽ
đau khổ. Thứ hai, nếu bạn đau khổ, con bạn sẽ đau khổ theo bạn.
2, Nuôi dưỡng hệ
thống hỗ trợ đối với con bạn
Bạn không thể làm tất cả. Bởi vậy,
khi bạn cảm thấy kiệt sức về chuyện con cái, bạn sẽ cần những người lớn lành mạnh
khác có thể dành thời gian để giúp bạn. Hãy xác định xem liệu những người đó là
ai và hãy nhờ đến sự giúp đỡ, hỗ trợ từ họ.
3, Lắng nghe con
bạn, ngay cả khi điều này thật khó
Con bạn có thể muốn hoặc không muốn
nói về sự ly hôn của cha mẹ hoặc nói về cảm xúc của chính các cháu. Trong hầu hết
các trường hợp, con bạn sẽ có thể đột ngột nổi giận, cáu kỉnh hoặc buồn bả, và
có thể hướng những cảm xúc đó đến bạn. Nếu có tình trạng đó, hãy lắng nghe và
an ủi con bạn, ngay cả cháu nói những điều khó nghe.
4, Thiết lập những
giới hạn với con bạn
Đôi khi, trong suốt giai đoạn
ly hôn hoặc sau đó, cha mẹ để trẻ nhỏ làm bất kỳ điều gì trẻ thích. Điều này là
không lành mạnh. Trẻ nhỏ cần những giới hạn; trẻ cần đến bạn như là những người
cha, người mẹ vừa vững vàng, vừa có long yêu thương trẻ.
5, Giao tiếp tôn
trọng với người kia – đó vẫn là cha/ là mẹ của con bạn
Thực hành những kỹ năng giao tiếp
tích cực. Nó cũng có thể giúp thay đổi ngôn ngữ của bạn và không gọi người kia
là “vợ/chồng cũ của tôi” mà là “cha của con gái tôi” hoặc “mẹ của con trai
tôi”. Xem sách của Ricci, nhà của mẹ, nhà của cha (Mom’s house, Dad’s house), để
có thêm thông tin về điều này.
6, Thực hiện sự
chuyển tiếp nhẹ nhàng khi chuyển nơi ở từ nhà đến một nơi khác
Việc trao đổi con cái (trẻ ở với
cha hay với mẹ - ND) có thể gây tổn thương cho mọi người. Khi bạn sẵn sàng đưa
trẻ đến một nơi ở khác, điều cần làm là hãy duy trì những thông lệ tích cực một
cách đều đặn. Ngoài ra, cần tránh những xung đột với người phụ mẫu kia trong quá
trình sắp xếp lại cuộc sống của trẻ. Sẽ là điều không hay nếu bạn bộc lộ cho trẻ
thấy sự xung đột giữa cha và mẹ. Cũng nên xem xét việc tìm một người bên ngoài
để giúp các bạn có được sự trao đổi với nhau một cách tích cực.
7, Thiết lập những
giới hạn với người phụ mẫu kia của con bạn
Hãy xem xét việc thiết lập những
nguyên tắc cho những cuộc gặp gỡ giữa hai cha mẹ. Đừng gặp gỡ riêng giữa hai
người trong nhiều giờ, và không hẳn lúc nào bạn cũng tự nhiên sẵn sàng khi người
kia muốn nói chuyện. Thay vào đó, hãy thiết lập những cuộc gặp chính thức tại
những nơi an toàn và thoải mái (nhưng không thân mật).
8, Tự rèn luyện
Hãy xem xét việc tham gia một lớp
học, việc đọc sách, xem các đĩa DVD nói về chủ đề ly hôn và chia sẻ về kỹ năng làm
cha mẹ.
9, Tự rèn luyện
II
Tham khảo ý kiến của chuyên gia
về sức khỏe tâm thần khi cần. Không nên sử dụng chuyên gia pháp lý hoặc chuyên
gia sức khỏe tâm thần để thao túng hoặc trừng phạt trẻ hoặc với người phụ mẫu
kia của trẻ.
10, Bước vào một
đời sống mới lành mạnh
Hãy để cho người cha, người mẹ
của con bạn có cuộc sống riêng tư và cũng hãy duy trì một cuộc sống như thế cho
chính bạn. Các bạn vẫn là cha là mẹ của con, hãy khuyến khích con có những khoảng
thời gian vui vẻ và không bao giờ để trẻ cảm thấy tội lỗi khi vui vẻ khi ở cùng
với một trong hai bạn. Hãy thiết lập những nghi thức gia đình mới để giúp bạn
và con bạn điều chỉnh đời sống mới của nhau.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét