Attention
Psychotherapists… You’re Going to Fail
Tác
giả: JON WEINGARDEN, PsyD
Nguồn: Blog Time2Track - Chủ đề: Sức khỏe Hành vi – 22/12/2017
Người dịch: NGUYỄN THỊ NGỌC ANH – Chuyên viên tâm lý lâm sàng, Khoa Tâm lý Lâm sàng, Khu Tham vấn và Trị liệu Tâm lý Trẻ em và Vị thành viên, Bệnh viện Tâm thần Trung Ương 2, Biên Hoà, Đồng Nai.
Bạn không thể làm được gì trong
chuyện này! Bạn phải thất bại.
Bạn
phải thất bại… Nếu bạn muốn thành công
Để giúp thân chủ thương yêu chính bản thân họ,
không tự che giấu những khuyết điểm của họ, thì nhà trị liệu phải chấp nhận
những tật xấu và cả sự điên rồ của thân chủ. Theo những gì hiểu biết tốt nhất của
tôi (tác giả), không có sức mạnh nào lớn hơn sự dũng cảm dám nhìn thẳng vào sự
ma mị của chúng ta (Nguyên văn: “there is no greater strength than the courage
to look our demons straight in the eye”)
Có một câu hỏi - "Đâu là những ưu điểm và những nhược điểm của bạn?" - Bạn sẽ phải đối mặt trong các kỳ thi
tuyển và phỏng vấn thực tập; câu trả lời của tôi luôn bắt đầu là "Cả hai
mặt ấy chỉ là một và tương tự như nhau: Điểm mạnh nhất của tôi chính là cách mà
tôi đã trưởng thành từ những yếu kém của mình."
NHÀ
TRỊ LIỆU MỚI VÀO NGHỀ VÀ NHỮNG NHƯỢC ĐIỂM
Nhược điểm có thể là một sự khó khăn gia tăng theo
cấp số nhân trong việc trở thành nhà trị liệu: Chúng ta được xem như là một
chuyên gia mà, đúng không? Tuy nhiên, trong số những nỗi sợ mà chúng ta thường có
thể gặp phải khi lần đầu tiên ngồi đối diện với thân chủ đó là một cảm giác hoàn
toàn bất lực cứng đờ không biết làm gì.
Nhưng,
chúng ta, những nhà trị liệu tâm lý đang được đào tạo, nên làm gì với cảm giác
bất lực ấy?
Hãy
nắm bắt nó! Hãy yêu nó!
Cái ngày mà tôi có thể dự đoán được, và vì
thế mà có thể chuẩn bị được, về mọi thứ sẽ xảy ra trong phiên làm việc, đó
chính là ngày mà tôi sẽ nghỉ hưu. Thật ra, tôi hy vọng mình sẽ không đi đâu gần
đến với thời điểm này trong sự nghiệp của tôi, khoảng thời gian mà tôi sẽ về
hưu. Điều thu hút tôi đến với tâm lý trị liệu đó là tính phức tạp trong trải
nghiệm của con người: Chúng ta là những chuyên gia may mắn nhất khi có cơ hội
nhìn thế giới qua con mắt của một người khác!
Tuy nhiên, ở đây có một cạm bẫy. Do tính phức
tạp trong những trải nghiệm hiện tượng học của con người (human
phenomenological experience), cách nhận thức thế giới của mỗi người không chỉ
là độc đáo và khác biệt, mà nó còn liên tục thay đổi, phát triển và lớn mạnh
(đặc biệt là trong quá trình trị liệu tâm lý).
Chính trong kinh nghiệm nghề nghiệp của tôi đã
cho thấy rằng việc nhìn thế giới qua đôi mắt của thân chủ sẽ giúp mang đến một thứ
liệu pháp hiệu quả nhất. Vì thế, tôi đi đến kết luận rằng liệu pháp tâm lý tự nó
vốn đã bao hàm những điều mới lạ (psychotherapy innately involves novelty) -
một địa hình mới để ta đi qua – trong từng phiên trị liệu.
Vì thế, một nhà trị liệu tâm lý
có thể chẳng bao giờ được chuẩn bị đầy đủ, một cách chắc chắn, cho những gì có
thể xảy ra trong một phiên làm việc. Vì vậy, cạm
bẫy nằm ở chỗ nhiều nhà trị liệu tâm lý mới vào nghề đã diễn dịch sai về mức độ
của sự bất định vốn có này như là một sự yếu kém về năng lực, thay vì chỉ là một cảm giác
rằng mình không đủ năng lực.
ĐÓN
NHẬN SỰ BẤT ĐỊNH NÀY VỚI TƯ CÁCH LÀ NHÀ TRỊ LIỆU (Embracing Uncertainty as
Therapists)
Việc trị liệu vốn có liên quan đến tính mới
mẻ, và tính mới mẻ thì lại loại trừ khả năng được chuẩn bị đầy đủ. Điều này
khiến các nhà trị liệu dễ cảm thấy mình kém cỏi, bất lực. Càng sớm chấp nhận và
đón nhận tính bất định (uncertainty), chúng ta càng có thể nhanh chóng giúp đỡ
những người đang đau khổ. Chúng ta có thể, và phải, thừa nhận rằng chúng ta chỉ là
con người: không hoàn hảo một cách hoàn hảo (We can, and must, admit we are mere humans: perfectly imperfect).
Khi chúng ta có thể chấp nhận sự không hoàn hảo của bản tính con người, thân chủ của
chúng ta cũng có thể bắt đầu làm như vậy.
Có
lẽ một phần của việc trở nên có năng lực đó là được chuẩn bị để không chuẩn bị. Để chắc chắn rằng sẽ xảy ra sự không chắc
chắn. Để chắc chắn phải thừa nhận khi chúng ta không chắc chắn. Và để hết lòng
cho việc học tập tiếp tục diễn ra.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét