Thứ Năm, 7 tháng 10, 2021

LỜI KHUYÊN CHO CHA MẸ CÓ CON VỊ THÀNH NIÊN ĐANG GẶP KHỦNG HOẢNG

Conseils aux parents d'ados en crise
Tác giả: DELPHINE FARGEON
Nguồn: Psychologies – 28/9/2021

Người dịch: HỒ NGỌC XUÂN PHƯƠNG – Cử nhân Tâm lý, Chuyên viên Tâm lý Học đường



Có một đứa con ở nhà đang trong giai đoạn “khủng hoảng”của tuổi vị thành niên quả thật không phải là điều dễ dàng, thậm chí đôi khi có thể dẫn đến sự đau khổ của cả gia đình. Các bậc cha mẹ thường bất lực khi đối mặt với thái độ mới và có tính xâm lấn này của trẻ.

Đối với cha mẹ, sẽ là khó khăn khi cha mẹ đón nhận sự đau khổ này với sự nhìn nhận muộn màng. Thật vậy, việc xác định sự giúp đỡ mà chúng ta có thể mang đến cho những đứa con vị thành niên đang có nhu cầu tồn tại, sẽ phụ thuộc vào khả năng nhìn nhận lại tình hình, bởi vì chúng ta có thể bị xâm chiếm bởi sự đau khổ của trẻ một cách rất thường xuyên.

Trước tiên, bạn cần phải vững tin trong vai trò làm cha mẹ. Nhà phân tâm học J.D Nasio khẳng định: “Hành động của tôi có hiệu quả hay không thì tuỳ thuộc vào cảm nhận về việc tôi đã làm vai trò cha mẹ đủ tốt hay chưa (...), khi tôi càng cảm thấy hòa hợp với vai trò mà tôi đảm nhận trước mặt con, thì tôi sẽ càng có cơ hội để giúp đỡ con hòa hợp với chính mình.”

Những người trẻ sẽ cảm thấy có sự an toàn đủ đầy với điều kiện là cha mẹ của họ cũng hài hoà với vai trò làm cha mẹ của mình.

Không gì tồi tệ hơn khi một thiếu niên cảm thấy rằng cha hoặc mẹ của mình đang dao động.

Trong thời k “khủng hoảng vị thiếu niên”, người trẻ đôi khi chọn những phương thức đáng ngạc nhiên để tồn tại. Chúng ta cần phải cung cấp cho trẻ những phương thức khác phù hợp hơn nhưng đồng thời chúng ta cũng phải tôn trọng những cáchtrẻ đã chọn (nếu những điều này không gây nguy hiểm cho chính bản thân trẻ hoặc cho người khác). Bạn có thể làm những cách khác nhau như: Hỏi ý kiến của con bạn về các chủ đề khác nhau, cho trẻ có những quyết định, đồng ý cho trẻ một không gian mới, một không gian để trẻ có thể “lớn”.

Bạn luôn phải sẵn sàng để trò chuyện với con bạn và đây là một việc không thể thiếu. Tuy nhiên, người vị thành niên luôn cần có một giới hạn để có thể cảm thấy an toàn, một sự phân định rõ ràng giữa các không gian. Tránh đặt mình vào vị thế trở thành bạn, một người bạn thân với con mình, khi mà trẻ không thể chia s tất cả mọi thứ với cha hoặc mẹ của mình. Giai đoạn khủng hoảng bản sắc này (de crise identitaire), một giai đoạngiao thời”, đòi hỏi bạn phải cho con của mình khoảng không gian riêng, hay nói cách khác là cho trẻmột “khu vườn bí mật (jardin secret) của riêng mình. Vậy nên sẽ rất bình thường khi trẻ không kể cho bạn nghe tất cả mọi thứ của mình và việc bạn khăng khăng “đòi muốn biết” sẽ thể hiện sự không tôn trọng không gian riêng của con bạn. Lúc này trẻ cũng cần sự định vị bản thân ở những vai trò khác nhau trong thế hệ khác nhau của gia đình, vì vậy cha mẹ không thể trở thành bạn của con” được.

Trong trường hợp cha mẹ chưa thật sự kết thúc tuổi vị thành niên của chính mình thì sự phân định này có thể sẽ trở nên mong manh.

Việc chấp nhận rằng con bạn lớn lên, tách rời và trở nên độc lập có thể là một nhiệm vụ khó khăn tùy thuộc vào lịch sử của mỗi bậc cha mẹ và khả năng vượt qua vấn đề chia xa về mặt tâm lý của họ (séparation psychique).

Sự can thiệp của bạn với những vấn đề khủng hoảng của trẻ cũng liên quan đến việc phân định giữa hành động của trẻ và con người của trẻ. Khi bạn nhận xét một hành động của trẻ, điều thiết yếu ở đây là bạn không nên hạ thấp trẻ bởi những gì trẻ làm: tránh dùng cách diễn tả “con là một...” khi bạn nhận xét dựa trên hành vi của trẻ. Một con người không bao giờ nên bị hạ thấp bởi chính hành động của anh ta. Do đó, bạn chỉ nên lên án một hành động chứ không nên lên án cả con người, đặc biệt nhất là ở tuổi vị thành niên vì trẻ cực k nhạy cảm với câu hỏi Tôi là ai...

Khả năng đàm phán (capable de négocier) là quan trọng hơn bao giờ hết với thanh thiếu niên. Quá cứng nhắc sẽ dẫn đến khủng hoảng gia tăng, quá chiều chuộng sẽ dẫn đến cảm giác bất an và chểnh mảng, thậm chí là không quan tâm đến trẻ.

Do đó, vấn đề ở đây là tìm kiếm sự dung hòa giữa tính kiên quyếtsự am biết.

Sự can thiệp bởi bên thứ ba thường sẽ đem lại lợi ích khi có một xung đột giữa bạn và con của bạn: những người ấy có thể là ông, bà, cô,, chú, bác, hoặc một người bạn thân. Bên thứ ba có vai trò là người hòa giải và sẽ giúp bạn thoát khỏi cảm giác bản thân đang bị mắc kẹt bởi một cuộc xung đột ngày càng bế tắc và ngày càng gia tăng. Bên thứ ba này phải là một người được trẻ đánh giá cao, và cho trẻ sự tin tưởng.

Sự can thiệp của một nhà tâm lý trị liệu có thể là chính đáng tùy thuộc vào tình huống, và các dấu hiệu biểu hiện của trẻ.

Trong trường hợp này, cần được sự đồng thuận của người vị thành niên, nếu không, liệu pháp có thể sẽ không hiệu quả. Nếu trẻ từ chối đi đến nhà tâm lý, bạn phải giải thích cho trẻ hiểu rằng có thể hiện tại trẻ không muốn đi nhưng tình trạng của trẻ thì đòi hỏi trẻ phải làm điều đó. Tuy nhiên, việc áp đặt có vẻ sẽ phản tác dụng.

Cuối cùng, sẽ có lúc cha mẹ cũng cần đến sự tư vấn của một nhà tâm lý trị liệu để bày tỏ những khó khăn của mình và nhận lợi ích khi được hướng dẫn về việc làm cha mẹ.

Kiên nhẫn là một yếu tố quan trọng khi bạn là cha mẹ của những đứa con ở tuổi vị thành  niên: Tuổi trẻ là phải trải qua (il faut que jeunesse se passé) – Một câu nói vốn rất phổ biến!

Tóm lại, chấp nhận tuổi vị thành niên của chúng như chúng vốn có, ngay cả khi trẻ không giống như những gì bạn đã tưởng tượng và k vọng, điều đó sẽ cho con bạn thấy bạn thật sự yêu trẻ cho dù trẻ thế nào đi nữa, và trẻ có hệ giá trị của riêng mình, mà hệ giá trị này sẽ mang lại cho trẻ sự tự tin để thoát khỏi sự khủng hoảng này nhanh chóng hơn.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

HAI LOẠI HIỆU ỨNG: WERTHER VS PAPAGENO

The Two Effects: Werther vs Papageno Nguồn: Please Live Blog  - 2014   Người viết: ALEXA MOODY Người dịch: BS NGUYỄN MINH TIẾN ALEXA MOO...