How the Modern World Makes Us
Mentally Ill
Nguồn: The School Of Life
Lược dịch: BS NGUYỄN MINH TIẾN
Thế giới hiện đại rất tuyệt vời trên nhiều
phương diện (nha khoa tốt, xe cộ đáng tin cậy và dễ dàng tiếp xúc với người
thân sống ở phương xa…), nhưng một cách mạnh mẽ và bi thảm thay nó cũng gây ra một
mức nền lo âu cao và tình trạng trầm uất nhẹ đang lan rộng.
Có sáu đặc điểm cụ thể của thời hiện đại có
tác động gây nên sự nhiễu loạn tâm lý. Mỗi một trong số đó cũng có tiềm năng chữa
lành mà chúng ta sẽ chỉ có thể tập hợp lại để đưa vào thực hiện khi chúng ta biết thêm về căn bệnh đang
được đề cập. Và đây là sáu đặc điểm ấy:
1.
Sự trọng dụng nhân tài (Meritocracy)
Xã hội nói với chúng ta rằng mọi người đều có
thể tự do tạo tác nếu họ có tài năng và nghị lực. Mặt trái của ý tưởng có vẻ
phóng khoáng và đẹp đẽ này là bất kỳ sự kém thành công nào cũng đều được xem là
một dấu hiệu chắc chắn của sự thiếu tài năng hoặc lười biếng, chứ không giống
như trong quá khứ, nó chỉ được xem là một tai nạn hoặc không may. Nếu những người
đứng trong tốp đầu xứng đáng với tất cả thành công của họ, thì những người ở dưới
đáy chắc hẳn cũng xứng đáng với tất cả những thất bại của họ. Một xã hội tự cho
mình là trọng dụng nhân tài sẽ biến sự nghèo đói từ một vấn đề trở thành bằng chứng
của sự nguyền rủa và những người không thành công cũng được chuyển từ những
người không may thành ra những kẻ thất bại.
“Cách chữa” cho căn bệnh này là một niềm tin
mạnh mẽ, được văn hóa chứng thực trong hai ý tưởng lớn: Sự may mắn - nói rằng thành công không chỉ phụ thuộc vào tài
năng và nỗ lực; và bi kịch - vốn nói rằng những
người tốt, tử tế có thể thất bại và đáng được xót thương hơn là bị khinh miệt.
2.
Chủ nghĩa cá nhân (Individualism)
Một xã hội theo chủ nghĩa cá nhân thuyết giảng
rằng cá nhân và thành tích của họ là tất cả và rằng mọi người đều có khả năng
chịu một số phận đặc biệt. Cộng đồng không có giá trị nhiều; các nhóm là chỗ chỉ
dành cho những kẻ hết hy vọng. Trở nên “bình thường” được xem như một lời nguyền.
Kết quả là điều mà hầu hết chúng ta sẽ kết thúc trong một sự thất bại quái đản,
hay nói theo thống kê là có liên quan với một sự thất bại quái đản (freakish
failure).
Cách chữa căn bệnh này là nên tôn sùng một cuộc sống đời thường tốt đẹp - và đánh giá
đúng mức những thú vui và chủ nghĩa anh hùng thầm lặng trong cuộc sống thường
ngày.
3.
Chủ nghĩa thế tục (Secularism)
Các xã hội thế tục không còn tin vào bất cứ
điều gì lớn hơn hoặc xa hơn bản thân con người. Các tôn giáo chỉ được sử dụng để
mang lại một thứ dịch vụ hữu dụng là giữ gìn những cách thức vụn vặt và cuộc
chiến địa vị của chúng ta về mặt quan điểm. Nhưng giờ thì cũng chẳng có gì để phải
khiếp phục hoặc tương đối hoá con người, những người dù chiến thắng hay rủi ro
cuối cùng cũng đều cảm thấy như thể đã được tất cả và kết thúc tất cả.
Cách chữa trị sẽ liên quan đến việc thường
xuyên sử dụng các nguồn siêu việt (sources of transcendence) để tạo ra một quan
điểm lành tính, tương đối về những nỗi buồn cá nhân của chúng ta: âm nhạc, những
vì sao vào ban đêm, không gian rộng lớn của sa mạc hoặc đại dương sẽ giúp chúng
ta có được những niềm an ủi.
4.
Chủ nghĩa lãng mạn (Romanticism)
Triết lý của chủ nghĩa lãng mạn cho chúng ta
biết rằng mỗi người trong chúng ta đều có một người rất đặc biệt ở ngoài kia,
mà người ấy có thể khiến chúng ta hoàn toàn được hạnh phúc. Tuy nhiên, hầu hết
chúng ta vẫn thường phải giải quyết và duy trì mối quan hệ có thể chấp nhận được
với một người, vừa rất tốt về một số khía cạnh nhưng lại khá khó khăn ở nhiều khía
cạnh khác. Nghe có vẻ như một thảm họa – nếu so với những hy vọng lớn lao ban đầu
của chúng ta.
Cách chữa là cần nhận ra rằng chúng ta đã
không sai lầm: chúng ta chỉ được khuyến khích tin vào một giấc mơ rất khó có thể
xảy ra. Thay vào đó, chúng ta nên xây dựng hoài bão của mình xoay quanh tình bạn
và tình yêu phi dục tính (friendship and non-sexual love).
5.
Phương tiện truyền thông (The Media)
Những phương tiện truyền thông có uy tín và vị
trí to lớn trong cuộc sống của chúng ta - nhưng thường hướng sự chú ý của chúng
ta đến những điều khiến chúng ta sợ hãi, lo lắng, hoảng sợ và phẫn nộ, trong
khi lại từ chối quyền tự quyết của chúng ta hoặc bất kỳ cơ hội nào để chúng ta
có thể thực hiện hành động cá nhân có hiệu quả. Nó thường đề cập đến những khía
cạnh ít được ngưỡng mộ nhất của bản chất con người, mà không có sự cân bằng giữa
các mục đích tốt, trách nhiệm và sự đứng đắn bình thường. Ở mức tồi tệ nhất, nó
hướng chúng ta đến công lý của đám đông (mob justice).
Cách chữa sẽ là những tin tức tập trung vào
việc trình bày các giải pháp thay vì gây ra sự phẫn nộ, những tin tức giúp sống
sót với các vấn đề của hệ thống hơn là vui thích nhấn mạnh đến những “vật tế thần”
(scapegoat) và những quái vật tiêu biểu (emblematic monsters) - và điều đó sẽ
thường xuyên nhắc nhở chúng ta rằng những tin tức mà chúng ta cần tập trung nhất
đó là những tin tức đến từ chính cuộc sống của chúng ta và từ những trải nghiệm
trực tiếp của chúng ta.
6.
Tính hoàn hảo (Perfectibility)
Các xã hội hiện đại nhấn mạnh rằng những nhiệm
vụ được giao cho chúng ta là phải hết sức hài lòng, lành mạnh và mọi việc phải hoàn
thành. Kết quả là, sau cùng chúng ta thấy tự ghê tởm bản thân, cảm thấy yếu đuối
và rằng chúng ta đã lãng phí cuộc sống của mình.
Cách chữa trị sẽ là một nền văn hóa không ngừng
thúc đẩy ý tưởng rằng sự hoàn hảo không nằm trong tầm
tay của chúng ta - rằng trạng thái tâm thần hơi (và cũng đôi lúc, rất là)
không được tốt chính là một phần không thể tránh khỏi của điều kiện sống của
con người và rằng những gì chúng ta cần trên tất cả là những người bạn tốt, những
người bạn mà chúng ta có thể ngồi lại và thảo luận với nhau một cách trung thực
về nỗi sợ hãi và tình trạng dễ bị tổn thương thực sự của mình.
Các lực gây nên sự khổ tâm trong thế giới của
chúng ta - hiện tại – hiện rất nhiều dạng và mạnh mẽ hơn nhiều so với các
phương pháp chữa trị mà chúng ta cần đến. Chúng ta xứng đáng nhận được một “sự
thương hại dịu dàng” (tender pity) cho cái giá mà chúng ta phải trả vì đã được
sinh ra trong thời hiện đại. Nhưng điều được hy vọng hơn là, các phương pháp chữa
trị giờ đây đã được mở ra cho chúng ta, trên cương vị cá nhân lẫn tập thể, chỉ khi
chúng ta nhận ra, một cách rõ ràng đầy đủ, nguồn gốc của những nỗi lo âu và nỗi
buồn thực sự của chúng ta.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét