Mental Health in an Unequal
World
Giáo sư GABRIEL IVBIJARO
Nguồn: Liên đoàn Sức khoẻ Tâm
thần Thế giới (WFMH World Federation for Mental Health)
Lược dịch: BS NGUYỄN MINH TIẾN
Chủ tịch WFMH, Tiến sĩ Ingrid Daniels đã công
bố chủ đề cho Ngày Sức khỏe Tâm thần Thế giới năm 2021 là 'Sức khỏe Tâm thần
trong Một Thế giới Không bình đẳng' .
Chủ đề này đã được lựa chọn bởi một cuộc bỏ
phiếu toàn cầu bao gồm các thành viên WFMH, các bên liên quan và những người ủng
hộ vì lý do thế giới hiện ngày càng trở nên phân cực, với những người rất giàu
ngày càng trở nên giàu có hơn và số người sống trong cảnh nghèo đói vẫn còn quá
cao. Năm 2020 nhấn mạnh sự bất bình đẳng do chủng tộc và dân tộc, khuynh hướng
tình dục và bản sắc giới, và sự thiếu tôn trọng quyền con người ở nhiều quốc
gia, bao gồm cả những người sống trong tình trạng sức khỏe tâm thần. Những bất
bình đẳng như vậy có ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của mọi người.
Chủ đề này, được chọn cho năm 2021, sẽ nhấn mạnh
rằng khả năng tiếp cận các dịch vụ sức khỏe tâm thần vẫn không bình đẳng, với từ
75% đến 95% người bị rối loạn tâm thần ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung
bình không thể tiếp cận các dịch vụ sức khỏe tâm thần, và các nước thu nhập cao
cũng không khá hơn. Thiếu đầu tư cho sức khỏe tâm thần không tương xứng với
ngân sách y tế tổng thể góp phần tạo ra khoảng cách trong điều trị sức khỏe tâm
thần.
Nhiều người mắc bệnh tâm thần không nhận được
sự điều trị mà lẽ ra họ có quyền và xứng đáng được hưởng; và họ, cùng với gia
đình họ và những người chăm sóc của họ vẫn tiếp tục bị kỳ thị và phân biệt đối
xử. Khoảng cách giữa những người 'có' và 'chưa có' ngày càng rộng thêm và vẫn
tiếp tục có những nhu cầu chưa được đáp ứng trong việc chăm sóc những người có
vấn đề về sức khỏe tâm thần.
Bằng chứng nghiên cứu cho thấy có sự thiếu hụt
chất lượng trong việc cung cấp sự chăm sóc cho những người có vấn đề về sức khỏe
tâm thần. Có thể phải mất đến 15 năm trước khi các phương pháp điều trị y tế,
xã hội và tâm lý cho bệnh tâm thần đã được chứng minh là có hiệu quả trong các
nghiên cứu chất lượng tốt, để sau đó mới được chuyển giao cho những bệnh nhân cần
chúng trong thực tế hàng ngày.
Sự kỳ thị và phân biệt đối xử đối với những
người bị bệnh tâm thần không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của
họ mà sự kỳ thị còn ảnh hưởng đến cơ hội học tập, khả năng kiếm sống và công việc
cả trong hiện tại và tương lai, mà còn ảnh hưởng đến gia đình và những người
thân yêu của họ. Sự bất bình đẳng này cần được giải quyết vì không nên để nó tiếp
diễn. Tất cả chúng ta đều có vai trò để giải quyết những chênh lệch này và bảo đảm
rằng những người đang sống với các vấn đề sức khỏe tâm thần cần được hòa nhập đầy
đủ trong mọi khía cạnh của cuộc sống.
Những người trải qua bệnh tật về thể chất
cũng thường gặp khó khăn về tâm lý và sức khỏe tâm thần. Một ví dụ là trường hợp
những người khiếm thị. Hơn 2,2 tỷ người bị suy giảm thị lực trên toàn thế giới,
và phần lớn cũng bị lo lắng và/hoặc trầm cảm và điều này càng trở nên tồi tệ
hơn đối với những người khiếm thị gặp hoàn cảnh kinh tế và xã hội bất lợi.
Đại dịch COVID 19 đã làm nổi bật hơn những
tác động của sự bất bình đẳng đối với những hệ quả về mặt sức khỏe và không quốc
gia nào, dù giàu có đến đâu, có thể chuẩn bị đầy đủ cho điều này. Đại dịch đã
và sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến mọi người, ở mọi lứa tuổi, theo nhiều cách: lây
nhiễm và bệnh tật, đôi khi dẫn đến cái chết mang lại sự tang thương cho những
thành viên còn sống trong gia đình; thông qua tác động kinh tế, với tình trạng
mất việc làm và tiếp tục mất an toàn lao động; và với sự xa cách về thể chất có
thể dẫn đến sự cô lập về mặt xã hội.
Chúng
ta cần phải hành động, và hành động khẩn cấp.
Chiến dịch Ngày Sức khỏe Tâm thần Thế giới
năm 2021 'Sức khỏe Tâm thần trong Một Thế giới Không Bình
đẳng' sẽ cho phép chúng ta tập trung vào các vấn đề bất bình đẳng vẫn
đang tồn tại về sức khỏe tâm thần, cả trên bình diện địa phương lẫn trên phạm
vi toàn cầu. Chúng tôi mong muốn hỗ trợ các tổ chức xã hội dân sự để họ đóng một
vai trò tích cực trong việc giải quyết sự bất bình đẳng này trong những khu vực
địa phương của họ. Chúng tôi muốn khuyến khích các nhà nghiên cứu chia sẻ những
gì họ biết về sự bất bình đẳng trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần bao gồm cả những
ý tưởng thực hành về cách làm thế nào giải quyết vấn đề này.
Khi WFMH được thành lập vào năm 1948, thế giới vừa trổi dậy sau chiến tranh và đang đi qua một cuộc khủng hoảng lớn
và phần nhiều những điều này được giải quyết bằng sự hợp tác giữa WFMH, WHO,
LHQ, UNESCO và các bên liên quan toàn cầu khác cùng những công dân quan tâm đến
sức khỏe tâm thần.
Chúng ta hiện lại đang ở giữa một cuộc khủng
hoảng toàn cầu khác dẫn đến sự gia tăng bất bình đẳng về sức khỏe, kinh tế và
xã hội. Chiến dịch Ngày Sức khỏe Tâm thần Thế giới năm 2021 tạo cơ hội để chúng
ta xích lại gần nhau và cùng hành động để nêu bật cách giải quyết bất bình đẳng
để đảm bảo mọi người có thể tận hưởng sức khỏe tâm thần tốt.
Hãy là một đối tác và hãy là một người vận động
ủng hộ cho điều này!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét