Mental health of the French
population during the COVID-19 pandemic: results of the CoviPrev survey
Tác giả: Enguerrand du Roscoät
Nguồn: Euro Health Net Magazine
Người dịch: BS NGUYỄN MINH TIẾN
Việc phong toả (lockdown) đã ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần như thế nào? Cơ quan y tế công cộng của Pháp chia sẻ kết quả nghiên cứu của họ, những bài học có thể rút ra và mối liên hệ với các hệ thống bảo vệ xã hội và kinh tế.
Ngày 17/3/2020, chính phủ Pháp đã áp đặt biện pháp phong toả trên khắp đất nước để đối phó với sự gia tăng các ca nhiễm và tử vong do COVID-19. Chính trong bối cảnh đó, Santé Publique France (Cơ quan Y tế Công cộng pháp) đã phát động một cuộc khảo sát nhằm theo dõi sức khỏe tâm thần và hành vi của người dân nhằm nhanh chóng thu thập dữ liệu hữu ích để phối hợp ứng phó phòng ngừa. Cuộc khảo sát này đã xem xét mức độ nhận được các biện pháp vệ sinh (degree of adoption of hygiene measures) và sự giãn cách về thể lý (physical distancing) (cả hai yếu tố quyết định chính đến sự phát triển của tình hình dịch tễ học) và sức khỏe tâm thần của người dân (mental health of the population).
Bài báo này sẽ trình bày kết quả của 8 đợt khảo
sát đầu tiên, được thu thập từ ngày 23/3 đến ngày 20/5/2020 và phản ánh cách mà
các kết quả này có thể được đưa vào chiến lược phòng ngừa về sức khỏe tâm thần.
MỤC
TIÊU
Người ta đã chứng minh rằng dịch bệnh và hoàn
cảnh sống trong thời gian phong toả (ví dụ, quá đông người ở nhà và thiếu sự
riêng tư, sự cô lập xã hội, mất thu nhập…) gây ra những nguy cơ cao về sức khỏe
tâm thần, đặc biệt là liên quan đến tình trạng lo âu (sợ vì bản thân hoặc người
thân có thể bị nhiễm bệnh, thất vọng, tức giận…).
Do đó, việc theo dõi sức khỏe tâm thần của cộng
đồng là một ưu tiên của sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là để ngăn ngừa sự phát
triển các vấn đề sức khoẻ tâm thần. Trước mắt, điều quan trọng là phải đảm bảo
rằng hệ thống y tế, đặc biệt là các bệnh viện và các dịch vụ cấp cứu, không bị
quá tải vì nó đang phải vật lộn để đối phó với tác động của đại dịch.
PHƯƠNG
PHÁP
Mỗi đợt khảo sát thu thập dữ liệu từ 2000 người
từ 18 tuổi trở lên sống tại phần nội địa của nước Pháp, thông qua các cuộc phỏng
vấn trực tuyến. Để đảm bảo rằng hồ sơ của những người được hỏi đại diện cho dân
số chung về giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, quy mô của thị trấn và khu vực,
các mẫu độc lập này đã được viện thăm dò ý kiến BVA (polling institute) tuyển
chọn trong phạm vi của một cổng truy nhập (access panel), sử dụng phương pháp hạn
ngạch (quota methodology).
KẾT
QUẢ
Sức
khỏe tâm thần của người dân Pháp khi bắt đầu phong toả
Vào cuối tuần đầu tiên của thời kỳ phong toả
(làn sóng 1), sức khỏe tâm thần trong dân số chung ở Pháp đã trở nên tồi tệ hơn
một cách đáng kể, so với dữ liệu có sẵn trước khi phong toả (theo Biểu kế Sức
khoẻ Công cộng Pháp - Baromètre Santé Publique France 2017). Những người được hỏi
cho biết độ lưu hành của rối loạn lo âu tăng cao gấp đôi (27% so với 13,5%) và
mức độ hài lòng với cuộc sống của họ (điểm số > 5/10) giảm đi 20 điểm (66%
so với 85%).
Diễn tiến trong và sau khi phong toả
Hình 1: Độ lưu hành và những khuynh hướng của các chỉ báo về sức khoẻ tâm thần và các vấn đề giấc ngủ (tỷ lệ % theo số lượng), Khảo sát CoviPrev, Metropolitan France, 2020
Đường Xanh đậm: Trạng thái hài lòng với đời sống (điểm số >5; từ 0-10)
Đường Màu Tím: Các vấn đề về giấc ngủ (Trong 8 ngày trở lại)
Đường Màu Đỏ: Trầm cảm HADS; điểm số >10)
Đường Xanh Nhạt: Lo âu (HADS; điểm số >10)
Wave: Đợt khảo sát (W1 - W8)
Trung bình, sức khỏe tâm thần của những người
được hỏi đã cải thiện từ đợt khảo sát thứ nhất (23-25 tháng 3) đến đợt thứ 8
(18-20 tháng 5) của cuộc khảo sát, với việc kết thúc phong toả đã có một tác động
tích cực:
*Trạng thái hài lòng về cuộc sống (life
satisfaction), sau khi có sự cải thiện đáng kể (+10 điểm) giữa tuần thứ 2 và tuần
thứ 3 của phong toả, một lần nữa lại được cải thiện sau khi kết thúc phong toả
(+ thêm 5 điểm). Điều này đúng trong 81% người được hỏi trong đợt khảo sát thứ
8 (so với 85% trước đại dịch).
*Mức độ lo âu giảm đáng kể giữa đợt 1 và đợt 3
(-9 điểm). Sau đó, trở nên ổn định, với một xu hướng giảm (không đáng kể), dường
như vẫn đang tiếp tục. Trong đợt khảo sát thứ 8, 17% số người được hỏi cho biết
bị rối loạn lo âu (so với 13,5% trước đại dịch).
*Mức độ trầm cảm, tăng giữa đợt 3 và đợt 4,
sau đó bắt đầu giảm xuống, với sự giảm đáng kể được quan sát thấy kể từ khi kết
thúc phong toả (-6 điểm).
*Các vấn đề về giấc ngủ (được ghi nhận trong khoảng
thời gian 8 ngày trước cuộc khảo sát) đã tăng lên đáng kể, kéo dài cho đến đợt khảo
sát thứ 4. Đến đợt thứ 8, do sự kết thúc của việc phong toả, những người được hỏi
đã báo cáo rằng mức độ các vấn đề về giấc ngủ đã tương tự như trong đợt khảo
sát thứ 2. Tần suất của các khó khăn về giấc ngủ vẫn tiếp tục cao hơn (63%) so
với trước đại dịch (49%).
Yếu
tố ảnh hưởng trên sự lo âu
Kể từ khi bắt đầu phong toả, các yếu tố chính
liên quan đến mức độ lo âu cao (sau khi đã kiểm soát các yếu tố nhân khẩu học -
xã hội, các yếu tố liên quan đến tình hình dịch tễ học và các yếu tố nhận thức,
ví dụ khả năng nhận thức và trình độ kiến thức) bao gồm như sau:
(1) Các yếu tố nhân khẩu học -
xã hội: đã từng bị
bệnh tâm thần, có hoàn cảnh khó khăn về tài chính hoặc bản thân là phụ nữ;
(2) Các yếu tố liên quan đến
tình hình dịch tễ: tích cực nghiên cứu thông tin về COVID-19 và có biểu hiện khó thở;
(3) Yếu tố nhận thức: xem
COVID-19 là một căn bệnh nghiêm trọng, cảm thấy dễ bị tổn thương bởi COVID-19,
không biết rõ về cách thức lây truyền của virus và cho rằng các biện pháp bảo vệ
là không hiệu quả và hạn chế.
Danh sách
các biến được đưa vào mô hình hồi quy cũng như phương pháp phân tích và lựa chọn
các biến này có trong bài viết sau: Chan-Chee C, Léon C, Lasbeur L, Lecrique
JM, Raude J, Arwidson P, du Roscoät E. The
mental health of the French facing the COVID-19 crisis: prevalence, evolution
and determinants of anxiety disorders during the first two weeks of lockdown
(Coviprev study, March 23-25 and March 30 – April 1st, 2020).
BÀI
HỌC KINH NGHIỆM VÀ NHÌN VỀ PHÍA TRƯỚC
Sức khỏe tâm thần của người dân Pháp đã bị ảnh
hưởng nghiêm trọng vào thời điểm bắt đầu phong toả, với tỷ lệ rối loạn lo âu
cao gấp đôi và cảm giác hài lòng với cuộc sống giảm 20 điểm. Các kết quả của đợt
khảo sát thứ nhất cho phép Cơ quan Sức khoẻ Công cộng Pháp nhanh chóng cảnh báo
cho các cơ quan y tế và thực hiện các biện pháp hỗ trợ sức khỏe tâm thần của cộng
đồng. Cùng với Bộ Y tế, các chuyên gia y tế và những người, tổ chức tình nguyện,
chúng tôi thiết lập đường dây trợ giúp sức khỏe tâm thần (mental health
helpline) kết nối thẳng với đường dây trợ giúp quốc gia qua điện thoại (miễn
phí) cung cấp thông tin về COVID-19. Các công cụ, quảng cáo internet, áp phích
và trang web được phát triển để giới thiệu công khai đường dây điện thoại hỗ trợ
và hướng những người trong tình huống đau khổ về tâm lý đến các nguồn lực khác
để có thể đáp ứng cho những tình huống chuyên biệt (ví dụ: bị cô lập, bạo hành,
đau thương do mất mát, tình trạng nghiện và vấn đề nuôi dạy con cái…).
Sức khỏe tâm thần của dân chúng sau đó được cải
thiện dần dần, đặc biệt là sau khi kết thúc thời kỳ phong toả (cải thiện đáng kể
về mức độ hài lòng trong cuộc sống; giảm đáng kể các vấn đề về trầm cảm và giấc
ngủ). Những người đang có vấn đề sức khỏe tâm thần và những người khó khăn về
tài chính tiếp tục cho biết vẫn còn mức độ lo âu cao.
Những kết quả này làm rõ thêm tác động quan
trọng của các yếu tố kinh tế (đặc biệt là đối với sức khỏe tâm thần), khiến tất
cả các quốc gia nếu buộc phải trải qua phỏng toả cần phải tạo ra các điều kiện
để có thể tuần tự tái khởi động các hoạt động kinh tế. Một nghiên cứu gần đây của
Đại học Cambridge, mà Santé Publique France đã đóng góp cho phần về Pháp (chưa
được xuất bản), nhấn mạnh rằng người Pháp đã báo cáo ít gặp khó khăn về tài
chính và các vấn đề sức khỏe tâm thần hơn nhiều quốc gia khác. Các hệ thống bảo
vệ kinh tế và xã hội của Pháp có thể đã đóng một vai trò quan trọng trong việc
bảo vệ các tác động của cuộc khủng hoảng dịch tễ học đối với sức khỏe tâm thần
của người dân. Kết quả cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tiếp tục chăm sóc
sức khỏe định kỳ - bao gồm cả chăm sóc sức khỏe tâm thần - sau khi kết thúc phong
toả đối với các nhóm dễ bị tổn thương.
[Trung tâm Winton về Truyền thông Rủi ro
& Bằng chứng tại Đại học Cambridge. Nhận thức về rủi ro của COVID-19 và phản
ứng của các chính phủ đối với nó. Báo cáo cho Pháp - The Winton Centre for Risk
& Evidence Communication at the University of Cambridge. Perception of the
risk of COVID-19 and governments’ responses to it. Report for France]
Khi chúng ta bước vào thời kỳ “cởi bỏ sự hạn
chế” (deconfinement), điều quan trọng trong cả ngắn hạn và trung hạn là đảm bảo
rằng các biện pháp nhằm bảo vệ sức khỏe cho dân chúng vẫn phải được tuân thủ. Để
thúc đẩy việc áp dụng các biện pháp này, trong khi cố gắng đảm bảo không làm
gia tăng mức độ lo âu thêm, dữ liệu của chúng tôi chỉ ra tầm quan trọng của
thông tin liên lạc cần rõ ràng và đơn giản về cách virus có thể lây truyền và
các biện pháp hiệu quả nhất có thể được áp dụng để ngăn chặn điều này (ví dụ,
tăng cường kiến thức và tính hiệu quả của sự nhận thức về dịch bệnh).
Các khuyến nghị này phù hợp với dữ liệu liên
quan đến các yếu tố xác định liệu mọi người có áp dụng các biện pháp bảo vệ hay
không, trong đó nhấn mạnh rằng các thay đổi trong hành vi thường do nhận thức về
các chuẩn mực xã hội (sự hỗ trợ và áp dụng các biện pháp phòng ngừa bởi những
người xung quanh) và sự tự tin vào khả năng của một người có thể áp dụng các biện
pháp hơn so với mức rủi ro có thể nhận biết được.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét