Khủng
hoảng sức khỏe tâm thần trong gia đình:
Cha mẹ trầm cảm, lo âu trong suốt đại dịch
Covid 19 cũng sẽ ảnh hưởng đến trẻ nhỏ.
"Family
mental health crisis: Parental depression, anxiety during COVID-19 will affect
kids too"
Các tác giả:
LESLIE E. ROOS - Assistant Professor, Khoa Tâm lý Đại học Manitoba, Canada
LIANNE TOMFOHR-MADSEN - Associate Professor, Khoa Tâm lý, Đại học Calgary, Canada
Nguồn: THE CONVERSATION - August
16, 2020
Với
hầu hết các bậc cha mẹ, nói "đại dịch Covid 19 thật căng thẳng" cũng vẫn chỉ là một
cách nói giảm nhẹ. Sự kết hợp giữa áp lực kinh tế, mất khả năng chăm sóc trẻ nhỏ
và những lo lắng về sức khỏe là thách thức cực kỳ lớn đối với gia đình. Những vấn
đề sức khỏe tâm thần dự kiến sẽ gia tăng đáng kể như là một ảnh hưởng thứ phát
của Covid 19 và nhiều biện pháp đã được áp dụng để ngăn chặn nó.
Những hậu quả lâu dài mang tính tiềm năng trên trẻ nhỏ có cha mẹ bị stress,
lo âu, trầm cảm chỉ đang mới bắt đầu được hiểu. Tuy nhiên, những nghiên cứu trước đây
đã cho chúng ta biết rằng trẻ nhỏ tiếp xúc với các vấn đề này có nhiều khả
năng sẽ trải nghiệm những khó khăn về sức khỏe tinh thần ở chính mình, thêm vào đó là gia tăng
nguy cơ phát triển những vấn đề về hành vi và học tập, đồng thời suy giảm khả
năng cải thiện về thu nhập của trẻ trong suốt cuộc đời.
Chúng
ta cần phát triển một cách tiếp cận có thể giúp cha mẹ từ lúc này và bảo vệ trẻ nhỏ
trong tương lai.
Sự
gia tăng lo âu và trầm cảm ở cha mẹ
Trong
những nghiên cứu hiện nay của chúng ta, phụ nữ mang thai và phụ nữ có con nhỏ tự báo cáo về những triệu chứng lo âu và trầm cảm gia tăng đến mức 3-5 lần. Một lịch sử của
các vấn đề sức khỏe tâm thần, những xung đột trong gia đình hiện hành và áp lực về tài chính có liên quan đến tình trạng sức khỏe tâm thần đang xấu đi ở
nhiều độ tuổi của trẻ. Những mô tả này
đang đặc biệt được quan tâm bởi vì trẻ nhỏ rất nhạy cảm với vấn đề sức khỏe
tinh thần của người mẹ bởi vì trẻ phụ thuộc hoàn toàn vào người chăm sóc để được
đáp ứng những nhu cầu an toàn và được chăm sóc sức khỏe cơ bản.
Khả
năng cao gặp phải các vấn đề sức khỏe tâm thần ở cha mẹ cùng với việc dành nhiều
thời gian cho con ở nhà trong suốt đại dịch Covid 19 làm xuất hiện rất nhiều
nguy cơ, bao gồm những thay đổi trong chức năng của hệ thống ứng phó với stress
của trẻ (stress – system function), một tỷ lệ ngày càng cao của các vấn đề sức khỏe
thể chất và sự suy giảm chức năng nhận thức.
Stress
trong quá trình làm cha mẹ cùng với các vấn đề về sức khỏe tâm thần có thể dẫn
đến những tương tác tiêu cực, bao gồm kỷ luật thép và giảm sự đáp ứng với những nhu cầu
của con trẻ. Đối với cha mẹ, trầm cảm góp phần vào các vấn đề sức khỏe và chất
lượng cuộc sống thấp. Tự sát là một nguyên nhân dẫn đến cái chết của phụ nữ
trong độ tuổi sinh con, điều mà chúng tôi cũng dự đoán sẽ gia tăng ở độ tuổi này, nếu sự gia tăng tỷ
lệ các vấn đề sức khỏe tâm thần vẫn tiếp tục không được để tâm đến.
Nhu cầu cần khẩn cấp cải tiến hệ thống chăm sóc sức khỏe tinh thần
Tổ
chức Y tế Thế giới (WHO) và những người đứng đầu chịu trách nhiệm về phúc lợi của trẻ em nhấn mạnh tính chất bắt buộc của việc phải dành ưu tiên cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần cho cha mẹ để các bậc cha mẹ có thể duy trì năng lực của họ trong việc đáp ứng các nhu
cầu về sức khỏe và phát triển của con em mình.
Việc
giải quyết các vấn đề sức khỏe tâm thần của cha mẹ không chỉ giảm nhẹ những tổn
thương ảnh hưởng lên sức khỏe của trẻ nhỏ mà còn xây dựng khả năng của trẻ
trong việc kiểm soát những yếu tố gây stress khác như chuyển trường và những sự
kiện không mong đợi khác.
Hiện đã có những phương thức trị liệu hiệu quả cho các vấn đề tâm thần của cha mẹ, tuy nhiên, có những rào cản lớn trong việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc đạt chuẩn, và thậm chí những rào cản này càng trở
nên nhiều hơn trong suốt giai đoạn Covid 19. Những rào cản tồn tại như
chi phí trị liệu tâm lý cao và nhu cầu chăm sóc trẻ nhỏ trở nên khó khăn do
giãn cách thể lý, kèm theo đó là việc đóng cửa các dịch vụ hiện có và đóng cửa các nhà trẻ, trường
học.
Việc chuyển đổi lựa chọn sang hình thức hỗ trợ trực tuyến dựa trên chứng cứ hiện cũng đang triển khai chậm chạp và đòi hỏi sự đầu tư thực chất để phù hợp với việc cung ứng trên diện rộng và cần có thêm nhiều sự điều chỉnh trong chương trình để có thể đáp ứng với những nhu cầu hiện tại. Một vấn đề khác là hầu hết những mô hình chăm sóc sức khỏe từ xa đang tồn tại không đồng thời hỗ trợ các vấn đề sức khỏe tinh thần và những nguy cơ trong quá trình làm cha mẹ mặc dù có nhiều bằng chứng ý nghĩa khẳng định tầm quan trọng của việc giải quyết cả hai.
Đáng
chú ý, những vấn đề sức khỏe tâm thần của cha mẹ được trải nghiệm không đồng đều trong những cộng đồng có tình trạng phân biệt chủng tộc và áp bức có hệ thống. Thất bại trong việc giải quyết các vấn
đề sức khỏe tâm thần và việc nuôi dạy con cái ở cả mức độ cộng đồng lẫn những
đáp ứng với nhu cầu được xác định bởi cộng đồng sẽ chỉ kéo dài sự bất bình đẳng
về sức khỏe giữa các thế hệ, chẳng hạn như những bất bình đẳng xảy ra cho người bản địa và người gốc Phi ở Canada. (Các tác giả đang liên hệ với tình hình ở đất nước Canada của họ - Chú thích của người dịch).
Những bước nhỏ có thể hữu dụng
Mặc
dù rất nhiều nguyên nhân dẫn đến suy giảm sức khỏe tâm thần ở các bậc cha mẹ
nằm ngoài tầm kiểm soát, chúng ta vẫn có thể cố gắng thử thực hiện một vài bước nhỏ ngay
bây giờ:
Khẳng định lại rằng cảm xúc của bạn là có ý nghĩa Đây là một khoảng thời gian khó khăn, căng thẳng, buồn khổ và lo âu chưa từng có. Bạn không hề đơn độc khi có cảm xúc này và khi đang tự hỏi điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Rất nhiều bậc cha mẹ khác cũng cảm thấy đau khổ tương tự và đang cố gắng giải quyết việc chăm sóc cho bản thân và gia đình.
Nói
về những cảm xúc của bạn Sẽ hữu ích khi chia sẻ cảm xúc của bạn với bạn đời, bạn bè, những thành viên trong gia
đình và những người cung cấp dịch vụ hỗ trợ. Việc cùng với người khác động não và cùng giải quyết vấn đề có thể làm giúp giảm bớt căng thẳng và cải thiện tâm trạng cho bạn. Đơn giản chỉ bằng cách
chia sẻ thôi cũng có thể giúp bình thường hóa một thực tế rằng bạn đang cố gắng rất nhiều và vẫn còn một thời gian khó khăn thêm nữa để có thể cảm thấy tốt hơn.
Thực hành tự
trắc ẩn (Self-Compassion) Chúng ta thường
đối xử tử tế với những người khác nhưng lại khắc khe và tuỳ tiện với đau khổ của
chính bản thân mình. Điều rất quan trọng là hãy ưu tiên cho sự an lạc của bản thân và tự chăm sóc. Nếu bạn đang trải nghiệm stress, lo âu và trầm cảm, hãy nói với
chính mình và đối xử với chính mình giống như với một người bạn. Nhiều người
chưa từng tự đối xử với mình một cách trắc ẩn, nhưng rất nhiều nguồn lực vẫn sẵn có để có thể
giúp bạn nuôi dưỡng sự tự trắc ẩn (yêu thương bản thân) này.
Tìm
kiếm sự giúp đỡ của chuyên gia Nếu bạn thường xuyên có ý nghĩ về việc tự gây hại cho bản thân, cảm thấy vô vọng hoặc gia tăng lạm dụng rượu hoặc chất gây nghiện khác đến mức khó kiểm soát, bạn đừng đợi
thêm nữa, hãy tìm sự hỗ trợ. Nếu tâm trạng tồi tệ hoặc lo âu của bạn ảnh hưởng
lên việc thực hiện các chức năng sống trong gia đình, trong công việc, trong
quan hệ bạn bè trong khoảng 2 tuần hoặc hơn, sẽ rất cần tìm kiếm sự trợ giúp bổ
sung để vượt qua các thử thách và đến được nơi bạn muốn.
Hành
động khẩn cấp cần thực hiện đối với những yếu tố nguy cơ chính
Cân thực hiện ngay việc xử lý những yếu tố nguy cơ trên các tầng mức gia đình, cộng đồng và cả mức độ hoạch định chính
sách.
Đây
là lúc để phát triển một chiến lược quốc gia về chăm sóc sức khỏe tâm thần cho gia
đình và giai đoạn chu sinh (national perinatal and family mental health strategy). Những đầu tư vào việc can thiệp sớm (early intervention) được kỳ vọng sẽ mang
lại những lợi ích to lớn cả về mặt sức khoẻ lẫn về kinh tế bằng cách ngăn ngừa những hậu
quả lâu dài do việc những vấn đề về sức khỏe tâm thần của cha mẹ đang trở nên can dự vào quá trình phát triển hành vi và thể chất của trẻ nhỏ.
Đầu
tư vào việc chăm sóc sức khỏe tâm thần cho gia đình và hỗ trợ cho quá trình
làm cha mẹ ngay lúc này và trên nhiều bình diện, trước khi vấn đề trở nên khó khăn
hơn, sẽ mang lại những lợi ích to lớn. Đó chính là điều mà các chính phủ phải ưu tiên như một phần của quá trình ứng phó với đại dịch Covid 19.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét