Thứ Ba, 13 tháng 7, 2021

PHÂN TÍCH TƯƠNG GIAO (TA) - Phần 3

 Tài liệu Tập huấn của CLB Trăng Non

Người dịch và tổng hợp: BS. NGUYỄN MINH TIẾN


Eric Bern (1910 - 1970)

Tương giao, những cách thức mà con người thực hiện để thỏa mãn những nhu cầu sống còn của mình, chính là các hình thức giao tiếp giữa người với người. Chúng có thể xảy ra giữa bất kỳ một trạng thái cái Tôi nào đó – A, P hoặc C – của người này với một trạng thái cái Tôi nào đó của một người khác. Chính nhờ các tương giao giữa cha mẹ và đứa trẻ mà những nền tảng cơ bản của nhân cách đứa trẻ được hình thành. Các tương giao cũng là phương tiện mà thông qua đó con người có thể tìm cách nhận được những tương tác kích thích mà họ cần cho sự tồn tại của mình.

Có ba lọai tương giao giữa người với người:

Tương giao bổ sung (complementary)

Tương giao I

Laura                        Emily 


Laura: “Sẵn sàng chưa?”

Emily: “Rồi”                                                                                                                  

Tương giao II

Mẹ                                Con

Con: “Con ăn kẹo được không?”

Mẹ: “Được chứ”

Nếu sự giao tiếp giữa hai con người có thể được tiếp tục thì nó phải có tính bổ sung. Một tương giao có tính bổ sung là tương giao trong đó các vector giao tiếp không bắt chéo nhau. Tương giao I (giữa Laura và Emily) minh họa một tương giao bổ sung giữa hai cái Tôi A giữa Laura và Emily; trường hợp II cũng là một tương giao bổ sung giữa cái Tôi P của mẹ và cái Tôi C của con. Trong cả hai trường hợp, tương giao đều có tính bổ sung, vì trạng thái cái Tôi được gọi đến cũng chính là trạng thái cái Tôi phát sinh ra đáp ứng phản hồi.

Tương giao bắt chéo (crossed)

Khi một trạng thái cái Tôi không được gọi đến lại phát sinh đáp ứng phản hồi thì sẽ tạo nên một tương giao bắt chéo

Tương giao III

Mẹ                            Con gái

Mẹ: “Con xong chưa?”

Con gái: “Đừng làm phiền con nữa?”

Tương giao IV

Fran                            Roth

Fran: “Bạn đang béo lên đấy!”

Roth: “Đừng có làm tớ bực mình vì chuyện đấy nữa”

Trong cả hai tương giao III và IV, cái Tôi A của người này muốn gọi tên cái Tôi A của người kia nhưng thay vào đó cái Tôi C của người kia lại lên tiếng. Những kiểu tương giao như thế sẽ làm ngưng lại một giao tiếp có ý nghĩa.

Tương giao ngầm (ulterior)

Trong tương giao ngầm, có một điều được nói ra ở bình diện công khai, nhưng đồng thời lại có một thông điệp khác được ngấm ngầm gửi đi. Nói chung, trong những trường hợp như thế, thông điệp công khai thường chứa đựng nội dung dễ được xã hội chấp nhận, trong khi thông điệp ngầm lại là thông điệp có ý nghĩa tâm lý cơ bản hơn.

Tương giao V

Công khai: (A-A)

Dick: “Bạn có muốn ghé qua chỗ tớ uống tí gì không?”

Jane: “Dĩ nhiên là được”

Ngấm ngầm: (C-C)

Dick: “Chơi không?”

Jane: “Chơi chứ!”

Dick                          Jane


Tương giao VI

Người bán                     Người mua










Công khai:

Người bán (A-A): “Đây là hàng tốt nhất của chúng tôi, nhưng có lẽ bạn muốn xem thứ rẻ hơn”

Người mua (C-A): “Tôi muốn loại này”

Ngấm ngầm:

Người bán (A-C): “Bạn không thể mua nổi thứ này đâu”

Tương giao giữa Dick và Jane có 4 trạng thái cái Tôi dự phần vào, với thành phần tương giao quan trọng chính là cái được giao tiếp ở bình diện tâm lý. Trong tương giao VI, người bán gửi một thông điệp đến cái Tôi A của người mua, nhưng lại “móc” vào cái Tôi C của người mua bằng một thông điệp ngầm. Đây dĩ nhiên là một kỹ thuật bán hàng đặc hiệu. Do bỏi sự truyền đi những “thông điệp kép” nên kiểu tương giao ngầm này thường gây ra những sự hụt hẫng giữa các đối tác, đặc biệt là trường hợp giữa cha mẹ và con cái.

Vì các tương giao là những cách thức mà con người tìm cách thỏa mãn những nhu cầu của mình, nên chúng là nền tảng cho sự phát triển và định hình nhân cách. Giờ ta sẽ quay trở lại xem xét làm thế nào mà những yếu tố này tương tác với nhau trong quá trình phát triển.

Đón xem tiếp Phần IV

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

HAI LOẠI HIỆU ỨNG: WERTHER VS PAPAGENO

The Two Effects: Werther vs Papageno Nguồn: Please Live Blog  - 2014   Người viết: ALEXA MOODY Người dịch: BS NGUYỄN MINH TIẾN ALEXA MOO...