Tác giả: Shelly Klammer –
Counseling Therapist & Expressive Arts Educator
“Overcoming
Creative Blocks”
Nguồn: Intuitive
Creativity
Người dịch: TRẦN THỊ THU VÂN - Thạc sĩ Tâm lý, Giảng viên Bộ môn Tâm lý học, Khoa Khoa học Xã hội - Nhân văn ĐH Văn Hiến
Tp.HCM, Chuyên viên TLTL, Thành viên CLB Trăng Non, thuộc Hội KH Tâm lý - Giáo
dục Tp.HCM.
Blocked Emotions = Blocked Creativity
Cản trở cảm xúc là cản trở tính sáng tạo
Tôi luôn nghĩ rằng những ngăn
trở sự sáng tạo chính là sự ngăn trở cảm xúc – nó cho thấy có điều gì đó mà ta
không muốn cảm nhận. Nếu bạn đang cảm thấy có sự ngăn trở sự sáng tạo, có thể bạn
muốn xem xét vị trí giữa bạn và tận hưởng sự sáng tạo là nỗi đau cảm xúc không
được thừa nhận.
Nhiều người trong chúng ta đã
kìm giữ nhiều tầng đau khổ về cảm xúc mà có thể chúng ta chưa ý thức. Không có
gì đáng xấu hổ về việc này cả. Đó chính là thân phận làm người của chúng ta.
Một số người trong chúng ta vốn
nhạy cảm trong tâm hồn và có sự thấu cảm với người khác, lại có thể mơ hồ khi nhớ
lại những thương tổn lúc còn nhỏ để xác định tại sao chúng ta chịu đựng nhiều
như vậy. Tuy nhiên, một cách khó hiểu là cho đến khi trưởng thành, trong cuộc sống
thường ngày, chúng ta lại vẫn cảm thấy có những nỗi lo âu khắc khoải, trầm uất,
đau khổ, sợ hãi và tức giận không thể gọi tên.
Những cảm xúc chưa được xử lý
xuất hiện thường xuyên ngày qua ngày trong đời sống để được chấp nhận, yêu
thương và ôm ấp, nhưng cũng rất dễ bỏ qua một số dấu hiệu của chúng. Chẳng hạn,
bất cứ khi nào bạn buộc mình nín thở, là lúc ấy bạn đang kìm nén một cảm xúc
nào đó. Mỗi khi bạn cảm thấy có gì đó đang siết chặt cơ thể mình, bạn cũng đang
kìm nén một cảm xúc – thứ cảm xúc có thể được nhận thấy và đi qua trong tâm trí
bạn.
Trước khi trở thành một người
sáng tạo tự do và vui vẻ, bạn sẽ phải học cách cho phép những yếu tố cản trở sự
sáng tạo dẫn bạn đi theo chiều hướng hàn gắn cảm xúc. Những yếu tố cản trở sự
sáng tạo của bạn luôn bao hàm những cảm xúc bị kìm nén.
Không chạy trốn khỏi những cảm
xúc đau đớn là một hành động can đảm. Nỗi đau cảm xúc đến từ những khoảng thiếu
tình thương bên trong bạn.
Khi là người lớn, bạn không thể
mong đợi người khác yêu thương bạn theo những cách khiến bạn không yêu thương
chính mình. Chuyển hướng những cảm xúc khó khăn của bản thân với tình yêu và sự
hiếu kỳ sẽ làm nên một cuộc sống tự do sáng tạo. Việc khơi dậy những cảm
xúc bị kìm nén để tự do yêu thương sẽ giải phóng năng lượng mới và đưa ra một lối
mở để đi đến trí thông minh sáng tạo mà bạn đã không thể tiếp cận từ khi còn nhỏ.
Làm rõ những cảm
xúc thuở ấu thơ
Đến khi ta thống hợp tất cả những
cảm xúc mà ta đã không thể xử lý khi còn nhỏ, ta vẫn sẽ bước đi quẩn quanh như
một đứa trẻ bên trong cơ thể người lớn.
Nhiều người trong chúng ta hiếm
khi xem xét những niềm tin thuở ấu thơ đã ngấm vào nhận thức của chúng ta về thế
giới. Chúng ta vẫn theo khuôn mẫu của những niềm tin đã được đặt ra khi chúng
ta còn nhỏ.
Là một đứa trẻ, chúng ta có những
dấu ấn cảm xúc sâu sắc về mô hình cảm xúc của cha mẹ. Khi được sinh ra, giống
như miếng bọt biển, chúng ta nhận lấy tất cả thế giới cảm xúc của người chăm
sóc. Một bậc thầy về tâm linh Michael Brown giải thích cách mà “đứa trẻ bên
trong” vẫn sống bên trong cơ thể người lớn của chúng ta:
“Trên bình diện trải nghiệm
trong bảy năm đầu đời, bất kỳ và tất cả những trải nghiệm không thoải mái nào
xuất hiện trong thế giới của chúng ta đều để lại dấu vết và ảnh hưởng lên cơ thể
cảm xúc của mỗi người. Vì thế, cơ thể cảm xúc của chúng ta là nơi ghi nhận và
lưu giữ những gì đã xảy ra.”
Thật vậy, trẻ em ngấm “món súp
cảm xúc đau khổ” xung quanh chúng. Tôi nhớ lại nhiều năm trước và để ý thấy sự
tương quan một cách chính xác giữa tính đa cảm của tôi với con gái tôi.
Con gái 4 tuổi của tôi đang tắm
trong bồn. Tôi đang ngồi ở ghế sofa trong phòng khách gần đó. Căn nhà đang rất
yên ắng, đột nhiên tôi cảm thấy nỗi cô đơn xuyên thấu trong lòng. Cùng lúc đó,
con tôi khóc lên, “Mẹ ơi, tim con đang rớt ra khỏi ngực vì cô đơn!”
Và chúng ta cố gắng kìm giữ những
cảm xúc không thoải mái của mình dưới dạng một thương tổn từ thời thơ ấu hay
tìm kiếm một câu chuyện bị lạm dụng thuở nhỏ để giải thích cho những cảm xúc
đau khổ của mình. Thường những điều này được làm một cách đơn giản hóa. Chúng
ta chịu đựng tất cả những điều này từ những thế hệ trước. Chúng ta thừa hưởng
những nỗi đau trong gia đình mình và không biết cách giải quyết những đau đớn về
cảm xúc của bản thân.
Hiện diện mạnh mẽ
trước nỗi đau về cảm xúc
Những nỗi đau về cảm xúc chưa
được giải quyết có thể áp đảo chúng ta. Những nỗi đau về cảm xúc có thể quá lớn,
rất khó để bạn có thể suy nghĩ, sáng tạo, hoạt động, làm việc hoặc liên hệ với
người khác. Với cảm nhận khó chịu đó, bạn dễ dàng giải thoát nỗi đau của mình bằng
cách đổ lỗi cho người khác thay vì mở rộng sự hiện diện của tình yêu thương của
bạn với nó. Khi bạn vượt qua nỗi đau về cảm xúc bằng tình yêu thương, sự sáng tạo
của bạn sẽ tự do hơn rất nhiều. Bạn có thể yêu thương chính mình bằng cách cảm
nhận nỗi đau về cảm xúc của bạn trước hết bằng sự nhận thức, cảm nhận một cách
nhẹ nhàng và nghỉ ngơi khi bạn cảm thấy không thể chịu đựng nỗi. Khi bạn gia
tăng sự tự yêu thương một cách mạnh mẽ hơn bằng sự chú tâm một cách tự tế đối với
nội tâm bên trong bạn, thì nỗi đau sẽ đi qua trong bạn với tốc độ nhanh hơn và một
ngày nào đó, nó sẽ không còn...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét