Tác giả: CAROLINA DÍAZ - 21/4/2020
Nguồn: The Importance of Using Metaphors and Metaphoric Tales as A Therapeutic Intervention
Trang mạng Family Therapy Basics
Người dịch: TRẦN THỊ THU VÂN - Thạc sĩ Tâm lý, Giảng viên Bộ môn Tâm lý học, Khoa Khoa học Xã hội - Nhân văn ĐH Văn Hiến Tp.HCM, Chuyên viên TLTL, Thành viên CLB Trăng Non, thuộc Hội KH Tâm lý - Giáo dục Tp.HCM.
Ẩn dụ (Metaphor) là một hình thái tu từ bao gồm gọi tên, mô tả, hoặc nêu lên phẩm chất về một sự vật gì đó mà thông qua đặc điểm giống nhau hoặc tính tương đồng của nó để diễn đạt một sự vật khác. Chúng ta sử dụng hình ảnh ẩn dụ mọi lúc chứ không chỉ trong lời thơ, ý nhạc. Sau cùng thì tất cả chúng ta đều có thể “sa vào mối tình” hoặc “bị mắc dính” ở một điều gì đó trong cuộc sống. (Tác giả sử dụng lối nói có tính ẩn dụ - Chú thích của người dịch).
Các
ẩn dụ có vị trí rất quan trọng trong tiếp cận phân tâm học, bởi vì phần tâm trí
vô thức được kết nối với sự vận hành theo kiểu “mã hóa – giải mã” (encryption-decryption operation). Đôi
khi, ẩn dụ có thể được thấy trong triệu chứng của một thân chủ, đặc biệt khi xuất
hiện dưới dạng triệu chứng tâm thể (psychosomatic
manifestation). Chẳng hạn trong ca bệnh nổi tiếng của Freud, bệnh nhân Dora,
ngoài rất nhiều biểu hiện khác nhau, đã xuất hiện triệu chứng đi khập khiễng. Khi
không tìm được bất kỳ nguyên nhân thực thể nào cho trường hợp này, Freud đã quyết
định xem việc “đi kéo lê chân” này ở bệnh nhân như là thể hiện cho việc “thực
hiện một bước đi sai lầm”. Hóa ra, Dora đã đáp lại lời tán tỉnh của ông K bằng
một cái tát. Tuy nhiên, theo Freud, thông qua triệu chứng đi kéo lê chân này, khao
khát trong vô thức đã thực hiện những bước sai lầm (có những mối quan hệ thân mật
với ông K) đã được biểu lộ. Trong ví dụ này, bước đi bị lỗi của Dora là một
hình ảnh ẩn dụ được biểu lộ trên thân thể của cô ấy.
THÂN CHỦ SỬ DỤNG NGÔN NGỮ ẨN DỤ
Mặc dù không phải ai cũng thích xem triệu chứng như là những ẩn dụ, chúng ta vẫn có thể nhìn nhận tầm quan trọng của việc chú tâm sâu sát hơn những thông tin mà bệnh nhân đưa ra.
Koppe
(1995) giải thích
“Việc
bước vào lãnh địa của hình ảnh ẩn dụ đòi hỏi ở chúng ta một sự chuyển đổi: đi từ
ý nghĩa logic liên quan đến nội dung giao tiếp chuyển sang ý nghĩa ẩn dụ liên
quan đến hình ảnh ẩn dụ. Ví dụ như khi nói “đâm đầu vào tường”, “quả bóng” (đầu tư), hoặc
kiểu nói trong tiếng Anh “open a can of worms”
(mở một hộp đầy sâu”: để chỉ việc đang gặp phải tình thế gay go, khó khăn) … Sự
chuyển đổi này sẽ mời gọi cả thân chủ lẫn
nhà trị liệu ngưng đối thoại trong giây lát và rồi, giống như Alice bước vào xứ
sở thần tiên thông qua chiếc gương soi, đi lang thang trong thế giới tưởng tượng
bằng các giác quan của chú thỏ March Hares và Mad Hatters.”
Bất
kể sử dụng tiếp cận nào, người ta cũng phải thừa nhận lời nói là một phần cơ bản
của việc trị liệu. Bằng cách chú ý đến các ẩn dụ mà thân chủ sử dụng để mô tả ý
nghĩ và cảm nhận của mình, nhà trị liệu có thể lắng nghe điều gì đó khác.
Chính điều ấy phản ánh nhận thức của thân chủ về những gì đang diễn ra. Vì thế,
chúng ta nên chú ý đến hình ảnh ẩn dụ mà thân chủ sử dụng một cách tự nhiên. Ví
dụ: một thân chủ mô tả người bạn đời lãng mạn của cô ấy giống như một “thú
cưng” (pet). Ngôn từ giản dị này nói
với chúng ta điều gì đó quan trọng về mối quan hệ của họ và cách thức thân chủ
nhận thức không chỉ về vai trò của người bạn đời, mà còn về vai trò của chính
mình.
HÌNH ẢNH ẨN DỤ TRONG CAN THIỆP TRỊ LIỆU
Jorge Bucay, một nhà trị liệu nổi tiếng ở Argentina, thường sử dụng những câu chuyện mang tính ẩn dụ và những mẫu chuyện kể cổ điển trong can thiệp của mình. Khi được phỏng vấn: Những câu chuyện mang lại điều gì cho một người cần giúp đỡ tâm lý? Ông đã nói:
“Sự
thông tuệ hàng thế kỷ, sự thông tuệ của biết bao nhiêu người đã đi qua nơi này
và giải quyết nó theo những cách khác nhau. Kể một câu chuyện giống như nói,
nhìn, có ai đó đã tìm thấy cách này, tại sao bạn không thử?”
Trong
cuốn sách của mình “Déjame que te cuente”
(Để tôi kể với bạn), Bucay làm rõ:
“Tôi
nhận thấy rằng, với thân chủ của mình, tôi thường lựa chọn cách này để nói về
những gì tôi muốn. Tôi để ý thấy thân chủ của mình đã nhớ câu chuyện của tôi
hơn những lời giải thích, những bài tập và những bình luận như thế nào. Tôi nhớ
những ảnh hưởng sâu sắc của những câu chuyện theo Mô hình Eriksonian (Một
phương pháp làm việc sử dụng chuyện kể rất đặc biệt của Milton Erickson – Chú thích
của người dịch). Tóm lại, tôi nhận ra rằng phương pháp ngày càng trở nên một thứ
khí cụ mạnh mẽ cả trong đào tạo và dĩ nhiên cả trong trị liệu.”
Sử
dụng thuật ẩn dụ trong bối cảnh trị liệu có thể có tác động mạnh. Hình ảnh ẩn dụ
có thể được sử dụng như một can thiệp gián tiếp để giao tiếp về một chủ đề nào
đó, khi một chủ đề đó có thể quá trừu tượng đối với bệnh nhân, hoặc mặt khác,
khi mà không dùng cách này, ta có thể nhận lấy sự thoái thác của thân chủ. Sử dụng
ẩn dụ và những câu chuyện mang tính ẩn dụ là một kỹ thuật hữu dụng có khả năng
gợi lên những hình ảnh. Nói cách khác, hình ảnh ẩn dụ có thể dẫn đến cách hiểu có
tính biểu trưng (symbolic understanding) về những vấn đề của thân chủ cũng như
khả năng hành động của họ.
Hình
ảnh ẩn dụ cho phép chúng ta nhận được những thông tin thiết yếu theo một cách thức
gián tiếp. Và những ẩn dụ thường có thể phát biểu lớn tiếng hơn và rõ ràng hơn so
với những lời giải thích phức tạp. Về chủ đề này, Ibánez (1997) chỉ ra rằng những
hình ảnh ẩn dụ có tác dụng tốt hơn những kiểu lập luận thông thái nhất, trong
việc khơi gợi những điều khó định nghĩa nhưng sống động trong các mối quan hệ
gia đình và quá trình tìm hiểu của họ về những ý niệm như yêu thương, ghét bỏ, chung
thủy, phản bội, sầu buồn…
LỜI MỜI GỌI
Là nhà trị liệu, việc quan trọng là nên tạo ra một bộ sưu tập những vở truyện, những câu chuyện ngắn và thơ ca. Chúng có thể được sử dụng như là kỹ thuật trị liệu, hoặc chúng cũng có thể làm phong phú sự hiểu biết của chúng ta về những ẩn dụ có thể được thân chủ sử dụng. Cả hai cách, trau dồi và mở rộng vốn từ vựng biểu trưng đều sẽ mang đến rất nhiều giá trị cho những can thiệp trị liệu của chúng ta.
Qua nhiều cách khác nhau, công việc của chúng ta là lắng nghe những câu chuyện, đôi khi là kể những câu chuyện và hầu hết thời gian, là dẫn đường cho thân chủ của chúng ta viết lại những câu chuyện. Chấm dứt những câu chuyện dài đầy tổn thương. Khởi đầu cho những câu chuyện mới đầy triển vọng. Tất cả chúng ta đều là những bài thơ và là những nhà thơ trước khi trở thành nhà trị liệu và thân chủ. Việc cho phép chính mình đi sâu vào thế giới hình ảnh đa dạng có thể làm phong phú thêm những kỹ năng làm việc của chúng ta. Thậm chí nếu chúng ta đã yêu thích (và phải theo kịp) những giáo trình và những thử nghiệm lâm sàng, điều quan trọng là nên làm cho thuật ẩn dụ và tính thi ca (poetry) vẫn có thể giữ được vị trí của chúng trong công việc thực hành của chúng ta.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét