Chủ Nhật, 4 tháng 7, 2021

MỤC TIÊU CỦA VIỆC TRỊ LIỆU

Nguồn: Satir Step by Step - A Guide to creating change in families"
Tác giả: Virginia SatirMichele Baldwin

Người dịch: Thạc sĩ Tâm lý TRẦN THỊ THU VÂN - Chuyên viên tâm lý trị liệu, Giảng viên Tâm lý, Trường Đai học Văn Hiến, Tp.HCM, Thành viên CLB Trăng Non



Virginia Satir (1916-1988)

Với bản chất nhân văn cùng sự quan tâm đến những phẩm chất có tính hiện sinh trong những mối quan hệ của con người, Virginia Satir (1916-1988) được xem như là một nhân tố có tính xúc tác đối với sự phát triển của các liệu pháp gia đình theo kiểu trải nghiệm (experiential family therapies). 

Là một nhà trị liệu theo khuynh hướng nhân văn tổng hợp, những lý thuyết và kỹ thuật của Virginia Satir đã mang đến một suối nguồn hy vọng và những khả năng cho các thân chủ của bà – từ những cá nhân cho đến những tập thể lớn hơn…

Dưới đây là trích đoạn từ một chương trong quyển sách "
Satir Step by Step - A Guide to creating change in families"
(Tác giả: Virginia Satir và Michele Baldwin).
Mời các bạn tham khảo:

 

Chương này giải thích những mục tiêu của Virginia Satir khi bà gặp một gia đình trong trị liệu, hoặc khi làm việc với bất kỳ hệ thống con người nào đang tìm kiếm sự tăng trưởng. Đồng thời cũng đề cập đến hiệu quả của những mục tiêu trong quá trình chẩn đoán. 

Mục tiêu trị liệu của bà là nâng cao tiềm năng phát triển trọn vẹn hơn như một con người của cá nhân. Trong trị liệu gia đình, mục tiêu và nghệ thuật của bà là thống hợp nhu cầu tăng trưởng độc lập của mỗi thành viên trong gia đình với tính toàn vẹn của hệ thống gia đình.

Những gia đình đến với trị liệu bởi vì họ cảm thấy mất phương hướng, thất vọng và đau khổ trước những điều họ không thể tự ứng phó. Thông thường, họ được chuyển đến nhà trị liệu bởi một phía thứ ba (pháp lý, y khoa). Những người này nhận thấy gia đình không thể tự giải quyết vấn đề của họ. 

Như một nhà trị liệu, mục tiêu của Virginia là cho phép gia đình đạt đến niềm hy vọng mới và giúp đánh thức những giấc mơ cũ hoặc phát triển những giấc mơ mới. Nếu những thành viên trong gia đình ngay từ đầu không thể cảm nhận cuộc sống có thể khác, họ sẽ không tìm thấy năng lượng tích cực cần thiết cho sự thay đổi. Bằng cách đặt trọng tâm vào sự hy vọng, người ta bước vào tiến trình trị liệu với cảm nhận tích cực, trong khi định hướng chính hướng đếnvề vấn đề hoặc những vấn đề được nhận thức một cách tiêu cực và gây chán nản với những cá nhân cũng như nhà trị liệu trong quá trình làm việc. 

Mục tiêu thứ hai của nhà trị liệu là củng cố và nâng cao kỹ năng ứng phó của những thành viên trong gia đình bằng cách dạy họ những cách thức mới trong nhìn nhận và xử lý tình huống. Nhấn mạnh tiến trình ứng phó hơn là những vấn đề cụ thể. Mỗi người gặp vấn đề trong tiến trình sống và những vấn đề đó thách thức sự ứng phó. Như những nhà trị liệu, chúng ta không gặp những người đang ứng phó một cách hiệu quả với vấn đề của họ. Do đó nguyên nhân của khó khăn là việc nghĩ về vấn đề dễ dàng hơn việc nghĩ về khả năng ứng phó. Theo quan điểm của Virginia, vấn đề chỉ là sự nhìn nhận việc mất khả năng ứng phó. Tóm lại, nhiệm vụ của nhà trị liệu là giúp mỗi thành viên trong gia đình với khả năng ứng phó của mình có thể quyết định làm những điều có ích cho bản thân.  

Những mục tiêu đánh thức sự hy vọng và phát triển kỹ năng ứng phó, sau đó tái lập tiến trình con người tham gia vào trị liệu với ánh sáng tích cực. Trích ngôn của Virginia

“Hy vọng của tôi là mỗi cuộc trò chuyện sẽ có kết quả là một cửa sổ mới cho mỗi người nhìn qua đó với cảm nhận tốt hơn về bản thân và đạt đến khả năng làm những điều sáng tạo hơn với những thành viên khác trong gia đình. Thực sự điều này có thể nói là tôi đang đối diện với một quá trình ứng phó hơn là một quá trình giải quyết vấn đề … Tôi không cố gắng giải quyết một vấn đề cụ thể như là họ nên ly dị hay là nên có con. Tôi đang làm việc để giúp đỡ con người tìm thấy một kiểu khác của tiến trình ứng phó. Tôi không nhận thấy bản thân mình đủ khôn ngoan để biết điều gì là tốt nhất cho một người. Người vợ có nên đề nghị mẹ chồng rời đi hay không? Cô ấy có nên rời đi hay không? Người vợ có nên từ bỏ chồng mình nếu mẹ chồng không rời đi? Tôi không trả lời những kiểu câu hỏi này. Nhiệm vụ của tôi là giúp mỗi người với khả năng ứng phó của họ có thể quyết định làm những điều hiệu quả với họ.”

Mục tiêu khác trong cách trị liệu của bà là khiến con người nhận thức rằng họ có khả năng lựa chọn – những lựa chọn nhỏ như là họ tương tác với nhau, những lựa chọn lớn như là những quyết định quan trọng về sự sắp đặt trong cuộc sống của họ. Mục tiêu này liên kết với mục tiêu trước bởi vì nhận thức và đánh giá của một người về những lựa chọn đóng góp vào cảm nhận bản thân có khả năng và có thể ứng phó của mỗi người.  

Tập trung vào kỹ năng ứng phó hơn là việc giải quyết vấn đề ảnh hưởng lên cách Virginia nhìn vào những triệu chứng và thiết lập chẩn đoán. Đối với bà tiến trình chẩn đoán bao gồm khám phá đời sống của một người hoặc một gia đình để hiểu động năng bên dưới dẫn đến vấn đề hay những tổn thương. Dưới ánh sáng này, một triệu chứng có thể được nhìn nhận như là một nỗ lực để thích nghi và sống sót của những người tự nhận thức mình đang sống ngoài hành tình, chống đối và hệ thống độc hại. 

Cách thức khác trong việc nhìn nhận một người hay một gia đình có những triệu chứng là họ đang khao khát điều gì đó. Khi con người cảm thấy khao khát ở bất kỳ mức độ nào và tự suy xét mà không có nguồn lực, họ sẽ nắm lấy bất kỳ điều gì báo hiệu sự nuôi dưỡng. Điều này có thể dẫn đến một vài người làm tiêu tan, đánh cắp, cắt xén chình mình, tấn công những người khác, hoặc lừa đảo để làm dịu nỗi đau hoặc sự lo lắng của họ. Đối với một số người, họ không nhận thức được họ đang thỏa mãn những nhu cầu của mình bằng cách này. Vì thế họ dùng đến những phương pháp khác – ma túy, rượu, những bệnh lý về thể chất hay tinh thần, ví dụ - điều này có thể đáp ứng việc thoát ra khỏi những mong muốn tha thiết trong vô thức của họ. Trong những tình huống khác, một vài người thấy mình không có nguồn lực và tìm đến việc tự sát. 

Virginia nói thêm: 

“Đối với tôi, triệu chứng tự như ánh sáng cảnh báo xuất hiện trên bảng đồng hồ của xe hơi. Khi sáng đèn, nó báo hiệu với hệ thống xe đang cạn kiệt năng lượng, không hài hòa, tổn thương hoặc suy yếu. Một phần hoặc một liên kết giữa các phần có thể đang bị phá vỡ. Nếu một phần bị phá vỡ, toàn bộ hệ thống chịu ảnh hưởng. Cũng giống như trong một gia đình. 

Tôi nhận thấy gia đình và cá nhân cũng như vậy. Tôi nhấn mạnh vào việc hiểu biết thông điệp của những chỉ báo, và sau đó tìm kiếm những cách mà những thành viên trong gia đình tự làm cho mình và người khác suy yếu, gây trở ngại hoặc tổn thương. Định hướng trị liệu của tôi là giảm nhẹ và chuyển hướng những điều ngăn chặn năng lượng. Điều đó có nghĩa là tôi ứng phó với lòng tự tôn, sự giao tiếp và những nguyên tắc của họ như những con người vì thế những điều này liên quan đến tám mức độ của cái ngã. 

Bây giờ tôi nhấn mạnh đến sự phát triển và sự giảm nhẹ sự lành mạnh ở tất cả mức độ của nó. Khi đạt đến điều này, triệu chứng không còn cần thiết và không được sử dụng nữa. Tôi nhận ra rằng những nguyên tắc của gia đình có thể thay đổi để hướng con người đến sự lành mạnh, triển nở, hạnh phúc và yêu thương -  hướng đến sự linh hoạt hơn là những nguyên tắc cứng nhắc. Điều này có nghĩa là có sự hài hòa ảnh hưởng lẫn nhau giữa những mức độ bên trong cái ngã và giữa những cái ngã của những thành viên trong gia đình.”

Tóm lại, mục tiêu của trị liệu theo Virginia là phát triển sự lành mạnh hơn là diệt trừ những triệu chứng và biến những năng lượng bị dồn nén bên trong những bệnh lý đã được chứng minh của cá nhân hay một gia đình thành những mục đích hữu dụng. Virginia xem cách tiếp cận này là Mô hình tiến trình công nhận con người (Human Validation Process Model). Những mục tiêu này dựa trên việc nhấn mạnh nguyên tắc của sự biến đổi và hao mòn được mô tả trong chương đầu tiên. Tiến trình dẫn đến phát triển triệu chứng có thể bị thay đổi, sau đó những triệu chứng này sẽ tan rã. Triệu chứng không cần thiết khi con người lành mạnh. Tiến trình này là phụ, và không cần loại bỏ bất cứ điều gì. 

Cũng tương tự khi bước vào một căn phòng tối điện được bật lên, bóng tối biến mất. Tất cả những điều đã làm là thêm ánh sáng, mà không loại bỏ bất cứ điều gì.  Hình ảnh ẩn dụ của Virginia trong tập sách Minuchin (Minuchin Festschrift) đã minh họa rõ hơn điều này:

“Chúng ta hãy cũng tưởng tượng một bánh xe có một trục ở giữa và các nan vươn ra vành của bánh xe. Những cái nan này đại diện cho những phần khác nhau của một con người. Vành bánh xe đại diện cho ranh giới của một người.

Theo tiếp cận định hướng bệnh lý, một người bắt đầu nhấn mạnh vào bệnh lý/triệu chứng, chính là trục, là trung tâm của sự chú ý. Do đó, người ta chọn ra ở một cá nhân chỉ những gì phá hủy và liên quan đến triệu chứng. Trong tiếp cận định hướng lành mạnh, tôi nhận thấy trục bánh xe như là sự lành mạnh tiềm năng của cá nhân – hiện diện nhưng chưa được khám phá, bị che phủ, do đó ngoài tầm với của họ. Theo khung suy nghĩ này, triệu chứng là một nỗ lực bộc lộ sự lành mạnh ngay cả khi một cá nhân với niềm tin và nguyên tắc của mình, hạn chế thể hiện sự lành mạnh.”

Những tình huống thỉnh thoảng xuất hiện trong trị liệu gia đình, khi mục tiêu trị liệu mâu thuẫn với một hoặc một vài cá nhân trong gia đình. Chẳng hạn, điều này có thể trở nên rõ ràng là nhu cầu của toàn bộ gia đình có thể được phục vụ tốt nhất bởi một đứa trẻ hoặc thậm chí cha hay mẹ bị loại trừ khỏi gia đình ít nhất là tạm thời. Điều này không có nghĩa là nhà trị liệu đã thất bại mà những mục tiêu gốc của gia đình được phục vụ tốt hơn qua từng bước. Chẳng hạn, nhu cầu đặc biệt hoặc những giới hạn của một trẻ nhỏ khuyết tật có thể  phá hủy những thành viên còn lại đến mức tính toàn vẹn của gia đình có thể bị đe dọa. Ví dụ này cũng chỉ ra rằng trong tiến trình trị liệu cần đánh giá lại mục tiêu. Cuối cùng, bằng cách thống hợp tính toàn vẹn trong hệ thống gia đình với nhu cầu phát triển độc lập của mỗi thành viên, trị liệu gia đình có thể đạt đến mục tiêu tổng thể là nâng cao tiềm năng của cá nhân để trở nên phát triển trọn vẹn hơn. 

 




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

HAI LOẠI HIỆU ỨNG: WERTHER VS PAPAGENO

The Two Effects: Werther vs Papageno Nguồn: Please Live Blog  - 2014   Người viết: ALEXA MOODY Người dịch: BS NGUYỄN MINH TIẾN ALEXA MOO...