“Carl Jung – An Introduction to
Jungian Psychology”
Tác giả: SHERI JACOBSON – Chuyên viên Tham vấn và Tâm lý Trị liệu Anh Quốc
Nguồn: Harley Therapy Counseling Blog – 21/11/2013
Người dịch: BS NGUYỄN MINH TIẾN
Năm 1906, một bác sĩ tâm thần người Thụy Sĩ
tên là Carl Jung đã gửi một lá thư cho Sigmund Freud nổi tiếng kể chi tiết về sự
phấn khích và quan tâm của ông đối với lý thuyết về động lực vô thức của Freud.
Bức thư này biểu thị sự khởi đầu của một mối quan hệ hỗn loạn kéo dài bảy năm
và sẽ lên đến đỉnh điểm là sự chia rẽ giữa hai trường phái học thuyết mà ngày
nay chúng ta gọi là tâm lý học Freudian và Jungian.
Mặc dù, cả hai người đều cố gắng bỏ qua sự
khác biệt của họ, nhưng sự chênh lệch giữa họ đã trở nên quá lớn; những mối
quan hệ về nghề nghiệp lẫn cá nhân của họ đã chấm dứt. Điều này cho phép Jung
trau dồi cho lý thuyết về nhân cách của riêng mình.
Vậy những lý thuyết chính của tâm lý học
Jungian (còn được gọi là Tâm lý học Phân tích – Analytical Psychology) là gì và
đâu là sự khác biệt giữa Tâm lý học Jungian và tiền thân của nó - Tâm lý học
Freudian?
CÁC
LÝ THUYẾT CHÍNH CỦA TÂM LÝ HỌC PHÂN TÍCH JUNGIAN
Giống như Freud, Jung tin rằng tâm trí có thể
được chia thành các phần vô thức và ý thức. Nhưng Jung tin rằng phần tâm trí vô
thức chứa nhiều hơn những điều Freud lần đầu tiên đã đưa ra lý thuyết về nó.
Ông cảm thấy rằng tâm trí vô thức được tạo
thành từ nhiều tầng lớp, bao gồm một lớp lưu trữ những ký ức và trải nghiệm cá
nhân độc đáo của chúng ta (vô thức cá nhân - the personal unconscious) và một tầng
mức khác chứa những ký ức và mô hình hành vi mà chúng ta đã thừa hưởng từ tổ
tiên của mình (vô thức tập thể - the collective unconscious). Khi mô tả phần vô
thức tập thể này, Jung đã chỉ ra thực tế rằng hầu hết trẻ sơ sinh đều có sự gắn
bó ngay lập tức với mẹ, nỗi sợ bóng tối rất phổ biến ở trẻ nhỏ, và những hình ảnh
như mặt trời, mặt trăng, thiên thần và ma quỷ dường như là những chủ đề mạnh mẽ
xuyên suốt dòng lịch sử. Jung tin rằng những điều này không đơn giản chỉ là sự
trùng hợp mà là một tập hợp những ký ức chung được thừa hưởng từ tổ tiên của
chúng ta.
Jung lập luận thêm rằng con người, theo thời
gian, giải thích và sử dụng những kinh nghiệm và ký ức này theo những cách thức
tương tự nhau do bởi có các “nguyên mẫu” (archetypes) có xu hướng phổ quát và
có tính kế thừa, đã giúp chúng ta nhận thức và hành động theo một cách nhất định.
Mặc dù Jung đã mô tả nhiều loại nguyên mẫu khác nhau, nhưng một số đã nhận được
nhiều sự quan tâm và chú ý hơn những nguyên mẫu khác – chẳng hạn “lão già thông
thái”, “kẻ lừa lọc”, “đáng anh hung”...
Khái niệm trị liệu trung tâm trong tâm lý học
phân tích của Jung là khái niệm về sự cân bằng, đặc biệt là trong mối liên quan
đến sức khỏe tâm trí. Jung đã mặc định rằng khi một cá nhân gặp khó khăn, họ sẽ
mơ thấy một trong những nguyên mẫu, mục đích của nó là khắc phục sự mất cân bằng
trong tâm hồn của cá nhân đó. Đây là khái niệm về sự bù trừ (compensation).
CÁC
KHÁI NIỆM CHÍNH TRONG TÂM LÝ HỌC JUNGIAN, THEO THỨ TỰ A-Z (tiếng
Anh)
Nguyên
mẫu (Archetype)
Nguyên mẫu là kiểu mẫu phổ quát và được thừa
hưởng, giúp chúng ta nhận thức và hành động theo một cách nhất định. Jung lập
luận rằng kinh nghiệm của tổ tiên xa xôi của chúng ta với các khái niệm phổ
quát như Thượng Đế, Mẹ, Nước và Đất đã được truyền qua nhiều thế hệ. có nghĩa
là con người trong mọi thời kỳ khác nhau phải chịu ảnh hưởng bởi kinh nghiệm của
những tiền nhân của họ. Như vậy, nội dung của vô thức tập thể là giống nhau đối
với các cá nhân trong mọi nền văn hóa. Các nguyên mẫu, hoặc cổ mẫu, được thể hiện
một cách tượng trưng thông qua những giấc mơ, huyễn tưởng và ảo giác.
Anima:
Anima (Ẩn Nữ) là khía cạnh nữ tính trong nhân
cách của một người nam, thể hiện bằng sự dịu dàng, quan tâm và lòng trắc ẩn. Nó
dựa trên cảm tính và phi lý hơn khía cạnh kia của người nam.
Animus:
Animus (Ẩn Nam) là khía cạnh nam tính trong nhân
cách của một phụ nữ và theo quan điểm của Jung, là mặt hợp lý và logic hơn
trong tính cách của người phụ nữ.
Vô
thức tập thể (Collective Unconscious)
Ở tầng sâu nhất của tâm lý là vô thức tập thể.
Mức độ vô thức chung này chứa đựng những ký ức và khuynh hướng hành vi được thừa
hưởng từ tổ tiên của chúng ta - tức là các nguyên mẫu.
Phức
cảm/Mặc cảm: (Complex)
Phức cảm là một tập hợp chứa đầy cảm xúc về những suy nghĩ, mong muốn, nhận thức và ký ức có liên quan. Ví dụ, một phức cảm có thể bao gồm một nhóm các suy nghĩ, ký ức, mong muốn và nhận thức xoay quanh quyền lực và quyền kiểm soát.
Ý
thức: (Consciousness)
Ý thức đóng một vai trò nhỏ trong Tâm lý học
Phân tích. Nó bao gồm mọi thứ mà một người hiện đang nhận thức được, với Cái
Tôi (Ego) là phần cốt lõi của nó.
Cái
Tôi: (Ego)
Jung đã định nghĩa Cái Tôi là bộ phận đảm nhận
việc suy nghĩ, cảm nhận, nhận biết và ghi nhớ của nhân cách (personality). Chức
năng chính của Cái Tôi là đại diện cho cách thức mà một người nhìn nhận về bản
thân và môi trường xung quanh.
Persona: (Mặt Nạ)
Jung cũng định vị persona trên tầng ý thức của tâm trí. Persona bao gồm tính cách công khai của người đó. Trong khi persona cần thiết cho đời sống ngoài xã
hội, nếu nó trở thành phương tiện nhận dạng duy nhất của cá nhân, nó có thể hạn
chế nghiêm trọng khả năng của người đó trong việc thể hiện các yếu tố vô thức
trong kinh nghiệm của họ. Jung lập luận rằng người ta phải đạt được sự cân bằng
giữa nhu cầu của xã hội và nhu cầu cá nhân của chính mình, vì vậy những cá nhân
khỏe mạnh sẽ tiếp xúc với thế giới ý thức nhưng cũng cho phép bản thân trải
nghiệm bản ngã vô thức của họ (unconscious self).
Vô
thức cá nhân: (Personal Unconscious)
Jung định nghĩa vô thức cá nhân là những suy
nghĩ, cảm xúc và hình ảnh độc đáo từng ở tầng ý thức, nhưng giờ đây trở thành vô
thức do bị dồn nén, do quên hoặc do không chú ý. Vô thức cá nhân tương tự như
quan điểm của Freud về vô thức và tiền ý thức (unconscious and preconscious),
nhưng vô thức cá nhân của Jung không chỉ lưu trữ những kinh nghiệm trong quá khứ
mà còn dự đoán các sự kiện trong tương lai. Nó còn chứa đựng những tập hợp các
liên tưởng mà ông gọi là “phức cảm” (Complexes).
Bản
thân: (Self)
Jung cảm thấy bản ngã là nguyên mẫu quan trọng
nhất vì nó hợp nhất tất cả các nguyên mẫu khác trong quá trình tự nhận thức. Bản
ngã mang đến một sự cân bằng giữa hai tầng lớp ý thức và vô thức của tâm trí.
Bóng
tối/Bóng khuất (Shadow)
Nguyên mẫu bóng khuất là những khía cạnh đen
tối của một con người, là phần bao hàm những gì chúng ta xem là đáng sợ, căm ghét
và thậm chí là xấu xa về bản thân.
Ông
lão thông thái: (Wise Old Man)
Ông lão thông thái là một trích dẫn từ anima
và animus. Nguyên mẫu này là đại diện cho trí tuệ và ý nghĩa, đồng thời biểu tượng
cho kiến thức vốn có của con người về những điều bí ẩn của cuộc sống. Nguyên
mẫu ông lão thông thái được nhân cách hóa trong giấc mơ như người cha, người thầy,
người ông, triết gia, bác sĩ hoặc linh mục.
Bà
lão thông thái: (Wise Old Woman)
Cũng là một dẫn xuất của animus và anima.
Jung lập luận rằng mỗi người đàn ông và mỗi phụ nữ đều sở hữu một nguyên mẫu “người
mẹ vĩ đại” (great mother), một mặt là đại diện cho các lực đối lập của sự sinh
sản và nuôi dưỡng, còn mặt kia đại diện cho quyền lực và sự hủy diệt.
Thông tin
thêm về Anima và Animus
Anima (Ẩn Nữ) và Animus (Ẩn Nam) mở rộng những
ý tưởng ban đầu của Freud, trong đó tất cả chúng ta đều sinh ra với bản chất lưỡng
tính (bi-sexual) và phát triển sự hấp dẫn giới tính thông qua quá trình phát
triển tâm lý – tính dục (psychosexual development). Nhưng Jung lập luận rằng
đàn ông cố gắng che giấu nữ tính (anima) của họ với cả phái nữ lẫn với chính họ,
bởi vì điều đó đi ngược lại với hình ảnh lý tưởng của họ về những gì một người
đàn ông phải trở thành.
Jung cũng đưa ra lý thuyết rằng những nguyên
mẫu này đóng vai trò trong mối quan hệ liên cá nhân của chúng ta. Ví dụ, trong
mối quan hệ giữa nam và nữ, anima
giúp người nam hiểu bạn tình nữ của mình, còn animus giúp phụ nữ hiểu bạn tình nam của mình.
Những người nam định dạng rõ vai trò về giới (gender
roles) của mình (ví dụ như một người nam thì phải xông xáo và không bao giờ
khóc) thì lại không chủ động nhận ra anima
của họ. Khi chúng ta không chủ động nhận ra thành phần anima hoặc animus trong bản
thân mình, nó sẽ “tranh lấy” sự chú ý bằng cách phòng chiếu chính nó sang người
khác. Theo Jung, điều này giải thích tại sao chúng ta đôi khi bị thu hút ngay lập
tức bởi một số người lạ - vì chúng ta nhìn thấy anima hoặc animus của mình
trong người ấy.
Các nhà tâm lý học Jungian ngày nay tin rằng
mỗi người đều có cả anima lẫn animus.
Tìm
hiểu thêm về bản ngã (self)
Mục tiêu bao trùm của tâm lý học Jungian là đạt
được đến ản ngã (attainment of self) và sự cân bằng mà nó thể hiện, thông qua sự
“cá thể hóa” (individuation) – nghĩa là trở thành một con người toàn diện – một
cá nhân. Mục đích của liệu pháp tâm lý Jungian là hỗ trợ cho cá nhân thiết lập
lại mối quan hệ lành mạnh với vô thức: Sao cho vô thức không bị tràn ngập (đặc
điểm của chứng loạn thần – psychosis, hoặc tâm thần phân liệt - schizophrenia)
hoặc không bị mất cân bằng trong mối quan hệ với vô thức (như trong các chứng nhiễu
tâm - neurosis, các trạng thái dẫn đến trầm cảm, lo âu hoặc rối loạn nhân
cách).
Jung cho rằng con người trải nghiệm được vô
thức thông qua các biểu tượng (symbols) gặp phải trong tất cả các khía cạnh của
cuộc sống (giấc mơ, nghệ thuật và tôn giáo) và rằng sự hợp nhất của ý thức với
vô thức tập thể được thực hiện thông qua loại ngôn ngữ biểu tượng này (this
symbolic language). Trong quá trình cá thể hóa, cá nhân một người sẽ trở nên
chú ý hơn đến những giấc mơ và nâng cao nhận thức tâm trí của họ, khám phá thế
giới tôn giáo và tâm linh, và chất vấn những giả định về các chuẩn mực xã hội
(assumptions of social norms).
Thông
tin thêm về Bóng tối/Bóng khuất (Shadow)
Jung cho rằng con người đối phó với thực tại
của shadow theo 4 cách: phủ nhận,
phóng chiếu, hợp nhất và biến hoá (denial, projection, integration and
transmutation). Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nhận biết những tư liệu
bên trong shadow và kết hợp nó vào phần
nhận biết có ý thức để tránh sự phóng chiếu những phẩm chất của shadow sang những người khác.
Phần shadow,
trong giấc mơ, thường được thể hiện bằng những bóng đen cùng giới tính với người
nằm mơ. Bóng tối/bóng khuất, cũng giống như tất cả các nguyên mẫu khác, được
lưu truyền qua lịch sử và được đặt những tên gọi khác nhau tùy thuộc vào từng thời
kỳ và tuỳ nền văn hóa. Jung đã đơn cử ví dụ về ma quỷ như là một nguyên mẫu của
shadow - Bóng tối.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét