“Narrative House: A Metaphor
for Narrative Therapy – A Tribute for Michael White”
Tác giả: RENÉ VAN WYK -
Người dịch: BS NGUYỄN MINH TIẾN
Xem
lại Phần 1
Phần
2
DIỄN
NGÔN (DISCOURSE)
Hare-Mustin (1994, p. 19) định
nghĩa thuật ngữ diễn ngôn là “một hệ thống những tuyên ngôn, thực hành và các cấu
trúc thiết chế cùng chia sẻ những giá trị chung, bao gồm cả các khía cạnh ngôn
ngữ lẫn phi ngôn ngữ; chính môi trường ấy cung cấp những ngôn từ và ý tưởng thông
qua tư duy và lời nói cũng như những hành xử văn hoá bao gồm những khái niệm và
hành vi có liên quan”. Diễn ngôn được hình thành qua ngôn ngữ bên trong những
cơ cấu xã hội, đưa đến việc chia sẻ những niềm tin (Drewery & Winslade,
1997; Freedman & Coombs, 1996; White, 1989; White, 1991; Payne, 2006). Người
ta cho rằng các diễn ngôn (1) được kiến tạo về mặt xã hội; (2) được góp phần tạo
nên bởi ngôn ngữ; (3) được tổ chức và duy trì qua những “chuyện kể”
(narratives); (4) không có “chân lý/sự thật cốt yếu” (Freedman & Coombs, 1996). Diễn ngôn còn để
chỉ những sự giải bày bằng ngôn ngữ dẫn đến những cách thức suy nghĩ thích hợp,
thường được kiến tạo trong những nhóm xã hội, thông qua việc chia sẻ sự kiến tạo
các ý nghĩa (Drewery & Winslade, 1997; White, 1991; Payne, 2006). Nhãn quan
hậu hiện đại của liệu pháp chuyện kể nhấn mạnh vào thực tế rằng kiến thức cũng
chỉ nhất thời được kiến tạo bởi những ảnh hưởng quyền lực về chính trị - xã hội
(Payne, 2006). Vì thế điều được xem là sự thật/chân lý ở một hoàn cảnh xã hội
này thì không nhất thiết được xem là sự thật/chân lý ở một hoàn cảnh xã hội
khác.
Liệu pháp chuyện kể hậu hiện đại
cho phép một cá nhân đương đầu một cách sáng tạo với những những thực tế diễn
ngôn vốn đang hỗ trợ cho một câu chuyện bị bão hoà vấn đề, để người ấy, thông qua
giải kiến tạo và ngoại hiện, vạch ra được một kế hoạch hành động thay thế để giải
quyết vấn đề đã được ngoại hiện ấy (Drewery & Winslade, 1997; Epston, 1998;
White, 1991; White, 2008). Thực tế công nhận rằng ngôn ngữ là sự đại diện mang
tính ẩn dụ về thực tại, vì thế nó chỉ đại diện cho những diễn giải về thực tại,
chứ không phải là chính thực tại. Bằng cách đó, một cá nhân có thể đòi hỏi quyền
làm chủ và được tạo động lực để đương đầu với vấn đề của mình thay vì bị mắc kẹt
trong những diễn ngôn đầy tính kỳ thị (Epston, 1998; White, 2008). Nó có tiềm năng
thúc đẩy sự tăng trưởng vốn đã bị tổn thương (Kaminer, 2006). Hành động này sẽ
giúp phát huy tiềm năng cho đương sự để đối lập lại với những diễn ngôn mà thường
được xem như là những dữ liệu thực tế chính đáng dù sự thật là chúng chỉ được kiến
tạo tạm thời trong bối cảnh văn hóa – xã hội (Payne, 2006).
Theo Bruggeman (1993), kiến thức
được phát triển trong cái bối cảnh cục bộ nơi mà những hành động đã diễn ra, được
yêu cầu bởi những tiếng nói nổi trội vốn được xem như là chân lý và khách quan.
Anderson and Goolishian (1992) đã chỉ ra rằng ý nghĩa cũng được kiến tạo xã hội
(socially constructed) thông qua đối thoại và những hệ thống của con người thì
được tạo lập bởi ngôn ngữ (human systems are language generated) và cùng lúc đó
cũng được tạo lập bởi ý nghĩa (meaning generated). Kiến tạo xã hội về ý nghĩa thông
qua đối thoại vì thế sẽ dẫn đến một thứ kiến thức cục bộ được hình thành bởi
trao đổi đối thoại và một dạng ý nghĩa có tính quan hệ (a relational form of
meaning) (Gergen, 1992). Mối nguy ở đây là những diễn ngôn vẫn duy trì một thế
giới quan nhất định nào đó bằng những luật lệ và quy ước (codes and conventions).
Những diễn ngôn sẽ phân loại xã hội, làm cho một số những hiện tượng
(phenomena) nào đó trở nên quan trọng, trong khi bỏ qua những hiện tượng khác.
Sự hình thành những diễn ngôn là trung tâm của việc kiến tạo ý nghĩa. Hầu hết
những con người trong xã hội duy trì những cách diễn ngôn bằng những quan điểm
được chia sẻ. Mối nguy tiềm ẩn của sự hình thành các diễn ngôn là ở chỗ chúng
được xem là hiển nhiên, không cần bàn cãi, trong lúc vẫn tạo lập một phần bản sắc
cho các thành viên bên trong xã hội, và tương tự, ảnh hưởng lên trên thái độ và
hành vi của những thành viên ấy.
VẤN
ĐỀ LÀ VẤN ĐỀ; CON NGƯỜI KHÔNG PHẢI LÀ VẤN ĐỀ
(The problem is the problem;
the person is not the problem)
Từ việc khảo sát về diễn ngôn,
theo sau đó là ý tưởng được khởi xướng bởi White (1989) rằng vấn đề là vấn đề chứ
không phải con người là vấn đề (Epston, 1998; Freedman & Coombs, 1996). Những
ai nhận thấy chính bản thân mình là vấn đề sẽ cảm thấy bất lực và trải nghiệm sự
mất khả năng cá nhân trong việc tự điều khiển bản thân thoát khỏi vấn đề và khởi
động việc tự thay đổi. Khi vấn đề được xem là vấn đề (như một tác nhân đối vận
hoặc một nhân vật phản diện – antagonist) thì cá nhân người đó sẽ được phát huy
tiềm năng (empowered) và trở thành một tác nhân đồng vận hoặc một nhân vật
chính diện (protagonist) để có thể thực hiện việc giải quyết vấn đề một cách
sáng tạo (Semmler & Williams, 2000). Trong liệu pháp chuyện kể, vấn đề được
thiết lập như một “vai phản diện”, còn cá nhân con người được nâng thành nhân vật
chính của câu chuyện, cùng với sự đồng hành giữa thân chủ và nhà trị liệu trong
việc đồng sáng tác (co-authoring) đảo ngược câu chuyện đầy sự thất bại trở
thành những câu chuyện thay thế đầy tiềm năng và có ý nghĩa (Semmler & Williams, 2000; Winslade,
Crocket, & Monk, 1997).
Điều quan trọng hơn trong liệu
pháp chuyện kể là sự chú trọng đến những nội dung gây trói buộc khiến vấn
đề tồn tại hơn là khảo sát về nguồn gốc hoặc tính chất bệnh lý của vấn đề (Durrant & Kowalski, 1998). Việc giải kiến
tạo đối với vấn đề được thực hiện thông qua kỹ thuật ngoại hiện (externalization),
bằng cách mô tả và phân biệt vấn đề như một thực thể bên ngoài con người (Durrant
& Kowalski, 1998). Cách lập luận này cho phép cá nhân xem vấn đề như là được
tách biệt, ở bên ngoài con người và đang vận hành từ bên ngoài. Vấn đề có thể
được đối diện một cách khách quan thay vì được xem như là một phần của cá nhân
người đó. Nó có thể được xem như một thực thể khác biệt bằng cách nào đó ít nhiều
đã tác động và chi phối bản thân người ấy từ bên ngoài. Đương sự là người đang
đối phó với vấn đề thay vì chính là vấn đề. Lập trường này cho phép cá nhân một
người nhận lấy ý tưởng rằng mình có những khả năng đối phó với vấn đề đó.
BẰNG
CÁCH NÀO ĐÃ HÌNH THÀNH “MỘT CÂU CHUYỆN NỔI TRỘI (dominant
story)
Theo Freedman, Epston, & Lobovits (1997), những
câu chuyện nổi trội được hình thành từ những ký ức và kinh nghiệm của các cá
nhân qua việc xem những thành viên trong gia đình và những người có ý nghĩa
khác đã “đồng xác quyết” (co-validating) một câu chuyện nổi trội trong đời sống
của cá nhân mình. Những câu chuyện nổi trội ngăn không cho sự ngấm vào của những
trải nghiệm, những hy vọng và những năng lực thay thế khác, và vì thế dẫn đến
những giả định tự mãn nguyện (self-fulfilling assumptions). Mục đích của nhà trị
liệu trong liệu pháp chuyện kể chính là để giải phóng và phát huy tiềm năng của
các cá nhân để họ tự do thoát khỏi câu chuyện nổi trội bão hoà vấn đề và tách
cá nhân cùng bản sắc của họ ra khỏi vấn đề.
GIẢI
KIẾN TẠO (Deconstruction)
Foucault đã cảnh báo rằng người
ta nên nhạy cảm với những yêu cầu về sự thật/chân lý trong khoa học hiện đại (modern
science) vốn cố gắng “khách thể hoá” (objectify) con người trong một quá trình “phi
nhân tính hoá” (dehumanize) (Freedman & Coombs, 1996; Monk, 1997). Sâu
trong gốc rễ của liệu pháp chuyện kể là niềm tin rằng những vấn đề và tình thế
lưỡng nan của con người vốn chứa đựng những diễn ngôn không lành mạnh được sản
sinh trong bối cảnh xã hội hơn là điều cố hữu trong các cá nhân (Semmler &
Williams, 2000). Diễn ngôn về một con người được hình thành trong một nền văn
hoá nhất định, bởi những quan điểm lỗi thời và không thích hợp, cùng với sự
trĩu nặng những giá trị và những thiên lệch, cần phải được giải kiến tạo (Freedman
& Coombs, 1996). Những diễn ngôn ấy có thể bao gồm những hình ảnh trên truyền
thông kiểu như là “phụ nữ thon thả thì mới quyến rủ” hoặc “người ta phải gợi tình
khi yêu thì mới hạnh phúc”.
Giải kiến tạo được thực hiện bằng
cách mời gọi con người chất vấn những điều mà dường như được xã hội xem là sự
thật (seemingly social truths) (Payne, 2006; White, 1991; White, 1996; White
& Epston, 1990). Mỗi cá nhân được khuyến khích khảo sát về những ảnh hưởng
có thể có từ những niềm tin và quan niệm không được nhận biết trong xã hội đã
góp phần vào việc kiến tạo nên một diễn ngôn. Những ý nghĩa được gán ghép bởi
những diễn ngôn ấy cũng được khảo sát bằng cách định nghĩa lại ý nghĩa của các
sự kiện. Bằng cách này, các cá nhân được mời gọi để ngoại hiện các vấn đề để
cho chúng tách biệt với tính cách và đặc điểm con người của mình, và xem xét sự
góp phần của các yếu tố xã hội – văn hoá – chính trị vào việc hình thành những
diễn ngôn đặc trưng kia như là đến từ bên ngoài.
Việc giải kiến tạo các diễn
ngôn giúp con người nhạy bén hơn với tính chất mơ hồ và dễ đánh lừa của ngôn ngữ,
vì nó chỉ được kiến tạo một cách tạm thời chứ không nên xem như một sự diễn giải
hiểu theo nghĩa thực, mà cách hiểu đó vốn đã gây ra những hạn chế và tổn hại
cho việc tự định nghĩa về bản thân (self-definition) của một con người (Payne,
2006; White, 1991). Xu hướng hậu hiện đại trong việc kể lại những cốt chuyện bão
hoà vấn đề cũng tương tự như sự phản đối có tính nhân học (anthropological
rejection) về việc nhà trị liệu được xem như người có kiến thức của chuyên gia (Payne,
2006). Thay cho kiến thức khách quan theo xu hướng hiện đại của các chuyên gia,
sự tương tác theo xu hướng hậu hiện đại khuyến khích những cách thức diễn giải các
trải nghiệm theo chủ quan của cá nhân, với việc nhà trị liệu tham gia vào những
cuộc thảo luận với vị thế “không biết” (not-knowing discussions) còn thân chủ
thì như những chuyên gia (White, 1991). Con người (thân chủ) được trân trọng
khuyến khích tham gia theo một cách thức sáng tạo qua đó họ sẽ khéo léo tái cấu
trục lại cuộc đời của chính họ thành những câu chuyện đầy tính hiện thực và tiềm
lực tự thân (realistic self-empowered alternative stories). (Morgan, 2000;
Payne, 2006). Monk (1997) cũng nêu lên một cách ẩn dụ về một câu chuyện thay thế
được chọn như là việc khơi lên một ngọn lửa và thường xuyên nuôi giữ nó với những
khả năng mới.
Thách thức trong việc nhận diện
một diễn ngôn là phải dỡ bỏ những mối tương quan quyền lực (power relations) được
hình thành bởi những diễn ngôn bệnh lý (pathological discourses) hoặc những
quan niệm sai lầm trong xã hội (societal misconceptions). Một diễn ngôn được
hình thành bởi chuyện kể cũng không nhất thiết là có tính huỷ hoại đối với các
cá nhân, trong thực tế nó cũng có thể giúp thăng tiến khả năng và sự lành mạnh,
những những câu chuyện hoặc những diễn ngôn tiêu cực lại có thể gây kềm hãm hoặc
bệnh lý hoá các hành vi. Sự giải kiến tạo được thực hiện qua ba giai đoạn: (1)
Tách biệt con người với vấn đề và với những nhận thức tiêu cực nổi trội mang
tính lịch sử; (2) Giúp người đó nhạy bén hơn với những khả năng thay thế, có
tính lạc quan và xây dựng hơn; (3) Tái thống hợp những khám phá về bản chất
đích thực độc đáo, chính đáng và được xác nhận bởi những người có ý nghĩa khác
(Nguyên văn: “the reincorporation of the discovery of legitimate indiosyncratic
authenticism, validated by meaningful other individuals”) (Payne, 2006).
NGOẠI
HIỆN VÀ ẨN DỤ (Externalisation and Metaphor)
Ngoại hiện một vấn đề là một kỹ
thuật đặc trưng riêng của liệu pháp chuyện kể, được phát triển bởi Michael
White (Monk, 1997). Sự ngoại hiện cho phép một người khách thể hoá (objectify)
và cá nhân hoá (personify) một vấn đề đang trói buộc họ (White, 1989). Nó giúp
định vị cá nhân tách khỏi vấn đề, còn vấn đề được diễn giải như một tác nhân
bên ngoài hơn là bên trong, tạo cơ hội cho cá nhân ấy trở thành một nhân tố sáng
tạo trong việc giải quyết vấn đề chứ không như một bệnh nhân thụ động (Monk,
1997; White, 1989; White, 1991). Việc ngoại hiện ngụ ý chỉ việc đặt cho vấn đề ấy
một “danh phận ẩn dụ” (metaphorical name) – với việc định danh này được thương
lượng giữa nhà trị liệu và thân chủ (Morgan, 2000; Payne, 2006, p. 58). Điều
này nhấn mạnh vào thực tế rằng vấn đề không phải là một đặc trưng cố hữu vốn bị
gắn chặt vào cá nhân một người. Sự ngoại hiện tạo điều kiện cho việc đánh giá
các vấn đề theo kiểu ẩn dụ, linh hoạt chứ không khư khư thúc ép. Sự ngoại hiện
giúp thân chủ thoát khỏi sự tiếp cận đến vấn đề đáng sợ, cứng nhắc, khó thay đổi
của họ bằng cách khách thể hoá nó, và vì thế sẽ phát huy tiềm năng của họ trong
việc giải quyết nó một cách có mục đích (Payne, 2006). Thông qua sự ngoại hiện,
người ấy được mời gọi phản ảnh bằng lời nói về vấn đề ngoại lai kia (extrinsic
problem) và sử dụng sức mạnh của ngôn ngữ ẩn dụ để đối lập lại với những hình ảnh
và niềm tin rằng vấn đề vốn đã gắn chặt với bản sắc của họ (Payne, 2006). Một bầu
khí thư thái hơn, ít đe doạ hơn được mang đến (White, 1991, White, 1995a; White
1995b).
Payne (2006) cảnh báo rằng sự
ngoại hiện sẽ KHÔNG hiệu quả nếu nó KHÔNG được áp dụng theo xu hướng “hậu cấu
trúc” (post-structurally). Vì thế nó nên giúp cho thân chủ có thể bỏ đi cách
nhìn về vấn đề như là một cái gì đó bị cố kết bên trong hoặc như một đặc trưng
bệnh lý của mình. Thông qua sự ngoại hiện, vấn đề nên được giải kiến tạo, bằng
cách đánh giá một cách toàn diện, chi tiết, tỉ mỉ và thấu đáo những niềm tin và
các giả định vốn duy trì các vấn đề mà được quy cho là “cảnh quan của bản sắc
cá nhân” (landscape of identity).
Điều quan trọng là phải lưu ý rằng
sự ngoại hiện và sử dụng ẩn dụ không phải là nhằm giới hạn các vấn đề. Nó cũng
có thể được sử dụng một cách tương tự để đặt tên những câu chuyện tích cực mới
được phát triển cho các cá nhân (Payne, 2006). Sự ngoại hiện cũng dành thẩm quyền
cho cá nhân đó trong việc tái tạo lại sức mạnh và những đặc trưng tích cực để tạo
lập lại một bản sắc mới y (Carey & Russel, 2002).
Đón
xem tiếp Phần 3
NHỮNG
MÔ TẢ HẸP VÀ RỘNG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét