“Comparison of
clinical psychology between Japan and Britain”
Tác giả: HARUHIKO SHIMOYAMA, Ph.D., The
University of Tokyo, Japan
Nguồn: Shimoyama Laboratory, Department of
Clinical Psychology, Graduate School of Education, The University of Tokyo,
Japan
Người dịch: TRẦN THỊ THU VÂN – Thạc sĩ Tâm lý,
Chuyên viên Tâm lý trị liệu Bệnh viện ĐH Y Dược Tp.HCM, Giảng viên môn Tham vấn
và Tâm lý trị liệu ĐH Văn Hiến Tp.HCM, Thành viên CLB Trăng Non.
Hayao Kawai (1928-2007) - Nhà tâm lý lâm sàng Nhật Bản theo trường phái Jungian; Là người có ảnh hưởng nhất trong lịch sử ngành tâm lý lâm sàng Đại học Kyoto nói riêng và Nhật Bản nói chung
Tâm lý lâm sàng (clinical
psychology) đã phát triển nhanh chóng như là một nghề nghiệp trong nhiều thập
niên qua ở nhiều quốc gia. Tuy nhiên, cách phát triển diễn ra khác nhau ở các
quốc gia và tiến trình thay đổi vẫn đang diễn ra. Vì vậy, sẽ rất khó khăn với bất
kỳ nhà tâm lý lâm sàng nào để có thể đưa ra những dự đoán cho tương lai và đưa
ra con đường đúng đắn để phát triển.
Tuy nhiên, để đáp ứng với sự
phát triển nhanh chóng và đòi hỏi của xã hội, những nhà tâm lý lâm sàng phải cải
thiện hệ thống huấn luyện trong tương lai. Chương trình huấn luyện nên được
nâng cấp theo mô hình tương lai và tôi (tác giả) nghĩ rằng các nhà tâm lý nên rút
ra một số nguyên tắc phổ biến của sự phát triển này bằng những nghiên cứu so
sánh. Vì vậy tôi cố gắng làm một so sánh về sự phát triển của ngành tâm lý lâm
sàng giữa Anh Quốc và Nhật Bản.
Tâm lý lâm sàng Anh Quốc (British Clinical Psychology – BCP) đã thiết
lập tính chất riêng biệt và hằng định như một chuyên ngành. Những nhà tâm lý
lâm sàng đã định nghĩa công việc của họ theo những đặc điểm (a) là môn khoa học
cơ bản của tâm lý học và (b) ứng dụng nó vào việc hiểu và các giải quyết vấn đề
của con người. Nhà tâm lý học lâm sàng trước tiên hết phải là một “nhà thực
hành khoa học”. Marzillier và Hall (1999) mô tả sự khác biệt giữa nhà tâm lý học
lâm sàng, nhà tâm lý trị liệu và nhà tham vấn như sau. Những khác biệt chính nằm
trong quá trình huấn luyện và trong cấu trúc làm việc chính thức. Việc huấn luyện
tâm lý lâm sàng bao gồm kiến thức chuyên biệt về chức năng tâm trí và phương
pháp tâm lý, cung cấp một năng lực chuyên môn đặc biệt trong việc thực hiện những
đánh giá tâm lý như trắc nghiệm tâm lý, định dạng những vấn đề tâm lý, trị liệu
tâm lý, cùng những phương pháp nghiên cứu và đánh giá tâm lý. Trong huấn luyện
cơ bản, nhà tâm lý lâm sàng được đào tạo chuyên về liệu pháp nhận thức - hành
vi.
Kết quả là họ có được một vai
trò xã hội và sự độc lập. Nghề nghiệp này đã trải qua một quá trình phát triển,
từ chỗ mới gần đây chỉ như một dịch vụ phụ trợ cho chuyên môn y khoa và vận
hành trong những bối cảnh rất hạn chế, trở thành những nhà tâm lý lâm sàng như
hôm nay, mà nhiều người trong số họ đã hoạt động như những nhà thực hành độc lập,
đang đóng góp quan trọng vào hầu hết các khía cạnh chăm sóc sức khỏe, không chỉ
trong những hoạt động liên quan đến những bệnh nhân, mà còn trong các lĩnh vực môi
trường, tổ chức, hoạch định và quản lý.
Trái lại, ngành tâm lý lâm sàng Nhật Bản (Japanese
Clinical Psychology – JCP) vẫn còn trong một trạng thái mơ hồ và
phân hóa, có sự mơ hồ chồng lấn giữa tâm lý lâm sàng, tâm lý trị liệu và tham vấn.
Học thuyết tâm động học (psychodynamic theory), đặc biệt là trường phái Jungian,
đã duy trì tầm ảnh hưởng của nó nhiều đến nỗi liệu pháp tâm lý định hướng về nội
tâm (intra-psychic psychotherapy) đã vẫn tiếp tục được xem là một mô hình lý tưởng.
Tuy nhiên, mô hình nội tâm (intra-psychic model) thực sự quá chuyên biệt đến nỗi
nó trở nên quá khó khăn đối với hầu hết người học để có thể lĩnh hội được nó.
Thêm vào đó, nhiều vấn đề mà nhà tâm lý lâm sàng hiện nay được trông đợi phải
giải quyết thì lại là những hành vi xã hội liên quan đến đời sống thường ngày.
Vì thế, những loại tâm lý trị liệu như thế lại không hữu dụng trong thực hành.
Kết quả là trên thực tế chỉ một số ít chuyên viên đầu ngành mới là những nhà trị
liệu tâm động học, còn phần đông là những chuyên viên tham vấn. Chỉ một số ít trong
đó là những nhà tâm lý lâm sàng được mô tả theo định nghĩa ở Anh Quốc.
Tình trạng này đã đem lại cho JCP một loạt các rắc rối như sau:
1. Tính cục bộ, bè phái dựa theo học thuyết (Theory based sectionalism)
Vì mỗi liệu pháp tâm lý tuân theo những lý thuyết riêng của nó, nên không thể tránh khỏi việc tâm lý học lâm sàng được dẫn dắt bởi một nhóm các nhà tâm lý trị liệu không thể vượt ra khỏi tính cục bộ (sectionalism) để hướng tới sự tích hợp, hội nhập (integration). Mỗi trường phái xem xét về tâm lý lâm sàng chỉ từ quan điểm lý thuyết của riêng mình, nên rất khó để xác định đâu là những kiến thức và kỹ năng cơ bản nên được giảng dạy và những nội dung gì cần được cung cấp trong khi huấn luyện. Kết quả là, tính cục bộ dựa trên những lý thuyết như thế này đã gây ra một tình trạng tê liệt trong khi JCP đang nỗ lực xây dựng nó thành một chuyên ngành vững vàng và phát triển hệ thống huấn luyện.
2. Phân hóa giữa thực hành và nghiên cứu (xa rời nghiên cứu)
Liệu pháp tâm động học có khuynh hướng đặc biệt chỉ lưu tâm đến những học thuyết và căn nguyên về nội tâm của riêng họ, khiến không giúp gì cho việc tư duy khoa học dựa trên chứng cứ. Trên thực tế, JCP đã không mấy chú tâm đến việc đánh giá tâm lý và nghiên cứu tâm lý.
3. Phân hóa giữa việc huấn luyện trong trường đại học và việc thực hành lâm sàng bên ngoài cộng đồng
Liệu pháp tâm động học có
khuynh hướng tập trung vào huấn luyện những kỹ năng đặc biệt như là phân tích
giấc mộng, phân tích chuyển cảm, những kỹ thuật chơi trên khay cát dành cho liệu
pháp tâm lý cá nhân và can thiệp trên nội tâm, trong cơ cấu khép kín và cứng nhắc,
tách biệt với việc thực hành lâm sàng trong cộng đồng. Vì thế, JCP đã không nỗ
lực phát triển các huấn luyện tại chỗ. Đổi lại, những nhà thực hành trong thực
địa lại không tin tưởng vào các khóa huấn luyện ở các trường đại học, bởi vì những
liệu pháp trên nội tâm và cá nhân thì lại không hữu dụng trong thực hành.
Kết quả là, JCP đã phải đương đầu và chịu đựng những xung đột xã hội và những hạn chế khả năng được xã hội thừa nhận, chẳng hạn như:
1. Xung đột với tâm lý học “hàn lâm”
JCP tự giữ mình nằm ngoài giới học thuật tâm lý học, vẫn duy trì một mô thức khoa học (scientific paradigm) sao cho hai ngành tâm lý đó không có sự liên kết với nhau. Hơn nữa, bởi vì tâm lý lâm sàng bắt đầu xâm lấn đến địa hạt mà tâm lý học “hàn lâm” từng chiếm lĩnh trong các trường đại học, những xung đột nghiêm trọng giữa hai “hệ phái” tâm lý đã xảy ra. Một hiệp hội về tâm lý học “hàn lâm” vẫn thường bày tỏ những phản đối một cách chính thức đối với JCP.
2. Xung đột với tâm thần học
Hiệp hội những nhà tâm thần học
tuyên bố rằng họ phản đối mạnh mẽ việc hợp thức hóa tự cách chuyên môn của những
nhà tâm lý học lâm sàng chừng nào mà tâm lý học lâm sàng vẫn không chấp nhận điều
kiện chỉ làm việc dưới sự kiểm soát của các bác sĩ tâm thần. Kết quả là, hoạt động
của những nhà tâm lý lâm sàng bị giới hạn nhiều không chỉ trong môi trường y tế
mà còn trong cả lĩnh vực sức khỏe tâm thần. Hiện nay, vai trò chuyên môn của những
nhà tâm lý lâm sàng đang trở nên bị giới hạn trong vai trò của những chuyên
viên tham vấn trong môi trường giáo dục mà thôi.
Từ những so sánh trên, tôi có
thể đưa ra kết luận rằng một thái độ hướng đến khoa học đóng vai trò quan trọng
trong việc phát triển tâm lý lâm sàng trở thành một chuyên ngành. Bởi vì BPC đã
thiết lập nên sự riêng biệt và kiên định của nó như một chuyên ngành theo mô
hình những nhà thực hành khoa học (scientist-practitioner model) và có được sự
công nhận chính thức về vai trò xã hội và sự độc lập của nó như một chuyên ngành
trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần, nó đã có được một bản sắc và trưởng thành
thành một chuyên ngành. Trái lại, JCP đã chối từ việc thể hiện thái độ khoa học
trong lĩnh vực làm việc của mình, không chỉ gặp phải những rắc rối và chia rẽ nội
bộ khiến nó không thể định nghĩa chính mình như là một chuyên ngành rõ ràng, mà
còn vướng phải những xung đột xã hội, khiến cản trở sự công nhận của xã hội.
JCP gặp phải những khó khăn lớn trong việc có được một bản sắc riêng mặc dù xã
hội vẫn đang đòi hỏi.
BCP đã bước vào “giai đoạn trưởng
thành” mà không có bất kỳ khủng hoảng bản sắc nghiêm trọng nào, trong khi JCP
đang còn trong “giai đoạn vị thành niên”. Thậm chí BCP dường như còn phát triển
bằng con đường ngắn nhất để đạt được sự công nhận về chuyên môn của ngành tâm
lý lâm sàng trên phạm vi thế giới, so với con đường dài hơn 50 năm và nhiều trắc
trở hơn của ngành tâm lý lâm sàng Hoa Kỳ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét