“Narrative House: A Metaphor
for Narrative Therapy – A Tribute for Michael White”
Tác giả: RENÉ VAN WYK -
Người dịch: BS NGUYỄN MINH TIẾN
Phần
1
TÓM
TẮT
Bài viết này là một lễ vật dành
tặng cho Michael White, người đồng sáng lập liệu pháp chuyện kể (narrative
therapy), đã qua đời ngày 5/4/2008. Michael White và David Epston đã lập nên một
trào lưu tâm lý học có tính thực chất và đột phá dựa trên cơ sở liệu pháp chuyện
kể. Michael đã chạm đến chân giá trị và làm thay đổi cuộc đời của hàng nghìn
người. Michael White là một con người xuất chúng: một triết gia, khoa học gia
và tâm lý gia, người đã mở ra những cơ hội mới đầy hy vọng cho những ai trải
qua liệu pháp chuyện kể. Nhiều người đã tiếc thương Michael; càng có nhiều người
trân trọng đón nhận những bài giảng của ông. Mong sao di sản của ông sẽ tiếp tục
phát triển ngày một phong phú hơn. Một bàn luận được nêu sau đây liên quan đến
lý thuyết liệu pháp chuyện kể. Nội dung này sẽ được minh hoạ bằng một bức hình,
phác hoạ cấu trúc chính của liệu pháp chuyện kể (gọi là Hình số 1), tượng trưng
cho một ẩn dụ về liệu pháp này. Bức hình này được thực hiện giống như cách vẽ
tranh ẩn dụ mang tính trị liệu được thực hiện trong quá trình tham vấn, một
cách làm được khai sinh bởi Michael White và David Epston, và được trình bày
trong DVD “Narrative therapy with a young boy” (bởi Epston, 2002). Mục đích của
bài viết này không nhằm đưa ra một một cách trình bày tuyến tính (linear
representation) về những gì mà liệu pháp chuyện kể nên là, mà là để trình bày
những khía cạnh chính trong liệu pháp chuyện kể.
PHẦN
GIỚI THIỆU
Michael White cho rằng mặc dù
có những giai đoạn được định nghĩa một cách chuyên biệt trong liệu pháp chuyện
kể, các giai đoạn này vẫn nên được sử dụng một cách sáng tạo bởi những nhà trị
liệu trong một khuôn khổ không quá cứng nhắc (White, 2004b). White cũng cho rằng
mỗi nhà trị liệu cũng nên phát triển nên một phương pháp ứng dụng liệu pháp
chuyện kể theo cách riêng của mình, trong khi vẫn tuân thủ những nguyên tắc
chính, vì liệu pháp này không nên bị hạn chế và bị bó hẹp như một thứ “khoa học
tu từ” (rhetoric science) (Payne, 2006; White, 2004b). Nói cách khác là có một
sự tiến triển trong khi thực hiện liệu pháp chuyện kể, và những nguyên tắc
không phải để phát triển các luận cứ một cách tuyến tính và có cấu trúc quá chắc
chắn. Trong quá trình tham vấn, nhà trị liệu nên được dẫn dắt bởi câu chuyện độc
đáo của từng thân chủ và khám phá nó. White (1995a) đã chỉ ra tiến trình thực
hiện liệu pháp chuyện kể là một tiến trình đi theo kiểu zigzag, giữa những ý niệm
khác nhau của liệu pháp chuyện kể.
Mục đích của cuộc bàn luận này
là nhằm đưa ra những hướng dẫn và một sự “điều hướng không mang tính rập khuôn”
(non-stereotypical directive) qua đó hiện ra vai trò của những khái niệm quan
trọng trong liệu pháp chuyện kể. Cuộc bàn luận sẽ đi theo trình tự các chủ đề từ
trái sang phải của bức hình số 1. Các chủ đề không được đánh số thứ tự, do bởi
liệu pháp chuyện kể có một “lập trường không đi theo trình tự” (non-sequential
stance). Phương pháp “không biết” (not-knowing method) của liệu pháp chuyện kể cho phép nhà trị liệu đi theo cuộc thảo luận
bằng cách tạo một giàn khung nâng đỡ (scaffolding process) (Payne, 2006; White,
2005; White & Morgan, 2007), hoặc như “một con chim ưng đang bay” (Botha, 2007), bằng cách quan sát những cảnh
quan của bản sắc và hành động (landscapes of identity and action) theo một
cách thức “phi tập trung” (a decentred way), khi câu chuyện được kể bởi thân chủ.
Hình 1 có vai trò hướng dẫn để điều hướng một thân chủ đi từ một “sự mô tả nổi
trội bởi sự bão hoà các vấn đề” ('problem-saturated' dominant description) sang
một “tiến trình giải kiến tạo và ngoại hiện vấn đề ấy” (a process of deconstruction
and externalisation of the problem), chỉ ra sự đối lập giữa một bên là “những
câu chuyện bị bão hoà bởi các vấn đề” (problem-saturated stories) và bên kia là
những “hệ quả độc đáo” (unique outcomes), sau cùng sẽ kể lại (re-storying) bằng
một câu chuyện đầy hy vọng, với một bản sắc phong phú hơn, với sự nâng đỡ của một
người nghe đầy lưu tâm (Nguyên văn: “a re-membering audience” (Epston, 1998;
White, 1991; White & Epston, 1990).
ĐỊNH
NGHĨA LIỆU PHÁP CHUYỆN KỂ
Liệu pháp chuyện kể được phát
triển đầu tiên bởi Michael White và David Epston trong khoảng thời gian
1970-1980, chỉ ra cách thức mà những diễn ngôn trong xã hội (discourses in
societies) đã góp phần vào việc hình thành bản sắc của chúng ta (White, 2008;
Wikepedia, 2008). Thông qua những chuyện kể (narratives) trong trị liệu, con
người có thể giải bày những ý nghĩa mà họ bám lấy để diễn giải những trải nghiệm
sống của họ (White, 2008). Trong các phiên trị liệu, các vấn đề sẽ được khách
thể hoá (objectified) và được ngoại hiện qua hình thức ẩn dụ (metaphorically externalised)
như là “có vấn đề” (problematic) và được tách rời khỏi cá nhân con người ấy, sao
cho vấn đề được xem là vấn đề, chứ con người không phải là vấn đề (Nguyên văn
nhắc lại lời của Michael White: “the problem is seen as the problem and the
person is not regarded as the problem”) (Freedman & Coombs, 1996;
Wikepedia, 2008). Bằng cách này, người ta có thể có cơ hội để suy nghiệm lại những
trải nghiệm sống của họ, để rồi sửa đổi lại và sáng tác lại (re-claim and
re-author) cuộc sống của họ, từ những câu chuyện bão hoà bởi những vấn đề trở
thành những câu chuyện mới thành công và phong phú hơn (Freedman &
Coombs, 1996; White, 2008).
MÔ
HÌNH Y KHOA HIỆN ĐẠI SO VỚI MÔ HÌNH CHUYỆN KỂ HẬU HIỆN ĐẠI
(Modern medical model vs
postmodern narrative model)
Cách tiếp cận hậu hiện đại của
liệu pháp chuyện kể thì trái ngược với xu hướng hiện đại (modernist) – cách này
vốn xem xét tính phổ quát (the universal) theo kiểu tương quan nhân quả có thể
hiểu biết được, một sự khách thể hoá về một thực tại có thể quan sát được và sự
nắm bắt thực tại bằng ngôn ngữ (linguistic capturing of reality) (Payne, 2006).
Trong mô hình y khoa hiện đại, kiến thức của một nhà phân tâm được xây dựng dựa
trên ngôn ngữ chuyên môn về tâm thần học, với những thuật ngữ và nhãn dán như
“tâm thần phân liệt” hoặc “nhân cách chống đối xã hội” (Brown, Nolan, Crawford,
& Lewis (1996). Điều này dẫn đến một thứ “cộng đồng có hiểu biết” (community
of understanding), giống như những “thể loại” (genre) trong nghiên cứu văn học,
trong đó có những phân loại được trông đợi là có những thuộc tính dựa theo những
chuẩn mực và tiêu chuẩn nào đó (Brown, Nolan, Crawford, & Lewis 1996). Điều
này khiến cho nhà phân tâm sẽ nhìn các thân chủ trong một bối cảnh lâm sàng có
vấn đề, xem họ là có bệnh, đau khổ hoặc yếu kém hơn, thay vì xem xét từ quan điểm
của thân chủ và tôn trọng họ như chính con người của họ. Brown, Nolan, Crawford,
& Lewis (1996) đã cho rằng nên đặt nghi vấn về những lý do dẫn đến sự hạn hẹp
trong thái độ của ngành tâm thần học và xây dựng một cách thức để có thể hiểu
được câu chuyện của thân chủ.
Những luận cứ sau đây cho thấy
những kiến thức hậu hiện đại của nhà trị liệu theo liệu pháp chuyện kể không bị
mắc kẹt vào trong những diễn giải có tính chuyên môn như trong thực hành tâm thần
học, vốn có những kỳ vọng dựa trên kiến thức chuyên môn; trái lại, liệu pháp
chuyện kể cho phép xem xét lại những câu chuyện của thân chủ qua quá trình giải
kiến tạo những câu chuyện đời vốn bó hẹp và bão hoà các vấn đề của thân chủ và
tái kiến tạo những câu chuyện mới phong phú hơn (White, 1989; White, 1991;
White, 2008). Trọng tâm của cách tiếp cận chuyện kể là thế mạnh của thân chủ và
về sức khoẻ tâm thần hơn là chú trọng vào bệnh lý như mô hình y khoa (Semmler
& Williams, 2000). Các bệnh lý tâm thần, theo cách tiếp cận chuyện kể hậu
hiện đại, được xem là một cách diễn ngôn (discourse) dễ dàng giới hạn một người
bên trong những sự mô tả hạn hẹp, và bị mắc kẹt trong những câu chuyện bị bão
hoà bởi các vấn đề (Payne, 2006).
Nhà trị liệu chuyện kể xem các bệnh lý tâm thần như những vấn đề ở bên ngoài con người, những người đang phải học cách ứng phó với những vấn đề này và tạo dựng những cảnh quan mới để hành động (create alternative landscapes of action) để qua đó họ có thể đương đầu hữu hiệu với các vấn đề, chứ không như là “một phần của những vấn đề”. Không giống như các bác sĩ y khoa tâm thần, nhà trị liệu chuyện kể giữ một lập trường “phi chuyên gia” và một tâm thế “không biết” (the stance of a non-expert, in a not-knowing fashion), sao cho thân chủ mới là chuyên gia chứ không phải nhà trị liệu (Anderson & Goolishian, 1992; Semmler & Williams, 2000). Cách tiếp cận chuyện kể giúp “giải kiến tạo” những hàng rào cản trở vốn được gia cố bởi những định nghĩa về các bệnh lý tâm thần, giúp xây dựng một cách thức mô tả phong phú có chức năng đối kháng lại với những khái niệm chung trong chẩn đoán các bệnh tâm thần. Việc giải kiến tạo này giúp làm mất tác dụng của những câu chuyện bị bão hoà bởi các vấn đề vốn đã “cầm giữ” thân chủ bên trong đó, kể lại chúng thành những câu chuyện mới phong phú hơn (White, 1989).
DIỄN
NGÔN
(DISCOURSES)
Đón
xem tiếp Phần 2
Phần chú giải thêm của Trăng Non Online:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét