Would Freud have saved
Hitler and the world from his madness? | 22:55 30 March 2007
Tác giả: MAURICE GRAN – Người cùng với Laurence
Marks, những nhà biên soạn hài kịch Anh, đã biên soạn vở hài kịch “Dr. Freud
Will See You Now, Mrs. Hitler”
Nguồn: DailyMail UK –
30/3/2007
Người dịch: HỒ TÂM ĐAN – Thạc sĩ Tâm lý, Chuyên
viên Tâm lý Trị liệu
Adolf Hitler - Thời niên thiếu (Trái) và Vị cha đẻ phân tâm học - Sigmund Freud (Phải)
Lịch sử khiến họ có lúc cùng ở tại Kinh thành Vienna (Áo), nhưng đã không có dịp gặp nhau
Mọi chuyện rồi sẽ thế nào nếu Sigmund Freud (1856-1939) thuyết phục được Adolf Hitler (1889-1945) ngồi vào chiếc trường kỷ phân tâm của ông? Liệu có thể tránh được Chiến tranh Thế giới Thứ hai (1939-1945), với tất cả những thiệt hại về nhân mạng kinh hoàng của nó chăng?
Đây là câu hỏi hấp dẫn
được đưa ra trong một vở kịch trên Radio 4 (một trong 5 đài phát thanh chính của
hãng thông tấn BBC – ND) có tên là Bác Sĩ
Freud Sẽ Gặp Bà Ngay, Thưa Bà Hitler (Dr. Freud Will See You Now, Mrs.
Hitler).
Khi gọi chủ đề này là 'hấp
dẫn', tôi phải nói rõ điều này: Tôi đã viết vở kịch này, với người cộng tác lâu
năm của tôi là Laurence Marks.
Chúng tôi đã bắt đầu xây
dựng kịch bản từ hơn mười năm trước, ban đầu chỉ là một kịch bản phim, về sau
Laurence lại tìm thấy một tập truyện ký ít người biết đến có tên là Thời Niên Thiếu Của Hitler được viết vào
những năm 50 bởi Franz Jetzinger.
Từ tập truyện ký này, chúng
tôi khám phá ra rằng, khi còn là một cậu bé, Hitler đã được đưa đến gặp vị bác
sĩ tại địa phương, vì gặp phải những cơn ác mộng tái diễn.
Có lẽ những cơn ác mộng
được gây ra, phần nào đó, là do sự đánh đập và sỉ nhục từ cha cậu, ông Alois, một
công chức hải quan.
Vị bác sĩ, (tình cờ là
người Do Thái), nhận ra rằng không có thứ thuốc nào mà ông có thể kê đơn để
giúp được cho cậu bé Adolf. Thay vào đó, ông đề nghị Klara Hitler đưa con trai
bà đến Vienna, nơi một bác sĩ tâm thần vừa thành lập phòng khám tâm thần trẻ em
đầu tiên ở Áo.
Vị bác sĩ nọ, dĩ nhiên,
là Sigmund Freud. Trên thực tế, Hitler đã không được đưa đến gặp Freud - có lẽ
do cha của cậu ta cho rằng bệnh tâm thần là chuyện vớ vẩn, và rằng một trận đòn
ra trò cũng chẳng gây hại gì cho ai cả. Nhưng chúng tôi tự hỏi, trong vai trò
là nhà soạn kịch: giả sử, chỉ là giả sử, Klara khi đó đã đưa con trai bà lên
chuyến tàu đến Vienna thì sẽ thế nào?
Vì vậy mà, trong vở kịch
của chúng tôi, cậu bé Adolf đã được thăm khám bởi nhà phân tâm học lỗi lạc, người
sẽ nhanh chóng nhận ra đứa trẻ đã thường xuyên bị đánh đập. Freud sẽ khuyên nhủ
Klara ngăn cản Alois ngược đãi cậu bé, tuy nhiên trong vở kịch, cũng như trong
đời sống, bà ấy lại không có tiếng nói đối với người chồng vũ phu của mình, và
Alois, sau đó sẽ cảm thấy xấu hổ và nhục nhã, vậy nên đã cự tuyệt để Adolf gặp
lại Freud.
Trên thực tế - và cũng
như trong vở kịch - sau khi cha mẹ qua đời, Hitler khi đó đã là một thiếu niên
thật sự đã quay lại Vienna để học mỹ thuật. Tuy nhiên, anh ta đã bị Học viện Mỹ
thuật từ chối hai lần - nhận xét của họ là dù rằng anh là một họa viên thuần thục
nhưng tác phẩm của anh lại tầm thường và thiếu cân đối.
Thay vì trở về lại ngôi
nhà ở thị trấn nhỏ của mình, anh chàng Hitler đã ở lại Vienna thêm vài năm, cặm
cụi kiếm sống và đọc một cách say mê nhiều loại sách - từ triết học, thần thoại,
và có lẽ đến cả tâm lý học.
Chính giai đoạn này
trong vở kịch, chúng tôi tưởng tượng rằng anh ta mua về tác phẩm Giải mộng của Freud, sau đó mạnh dạn đến
gặp nhà phân tâm, với hy vọng Freud có thể giúp anh ta vượt qua cơn ác mộng tái
diễn về việc bị đánh bởi thắt lưng của cha mình.
Chúng tôi biết rằng bản
thân đã chấp nhận một sự mạo hiểm khá lớn khi xây dựng vở kịch này. Vì rằng chỉ
cần có quan hệ mật thiết tới cuộc đời của Hitler bất kể là theo kiểu nào thì đều
sẽ có nguy cơ bị lên án.
Việc chúng tôi tạo dựng
những cuộc trao đổi tưởng tượng giữa Hitler và Freud theo kiểu hài kịch đen (một
thể loại hài kịch sử dụng sự hài hước một cách không lành mạnh, bắt nguồn từ những
vấn đề mang tính cấm kỵ) lại càng rước lấy những lời chỉ trích thậm chí còn nặng
nề hơn.
Chúng tôi cũng nhận thức
được rằng bản thân không có chuyên môn đặc biệt trong lĩnh vực phân tâm học. Vì
vậy chúng tôi đã cố gắng bù đắp thông qua việc tham khảo ý kiến một cách cẩn thận
với một học giả hàng đầu và một nhà trị liệu xuất sắc, cả hai đều cho chúng tôi
sự tự tin để suy đoán liệu rằng lịch sử có khác đi nếu Hitler chịu ảnh hưởng của
Freud hay không.
Từ đó, câu hỏi mấu chốt
là: ‘Liệu Freud có thể giúp đỡ Hitler hay không?’ Quan trọng hơn, liệu ông ấy
có thể cứu rỗi Hitler khỏi việc trở thành con quái vật giết người vẫn còn ám ảnh
chúng ta đến ngày nay chăng?
Đầu tiên, chúng tôi phải
cân nhắc xem Freud sẽ làm gì với một Adolf vẫn chưa định hình. Tất nhiên, ông ấy
sẽ xác định vấn đề mấu chốt của Hitler là sự căm thù chưa được giải quyết của
anh ta đối với cha mình.
Adolf chắc chắn đã bị
Alois đối xử tàn bạo. Em gái của anh, Paula, nói với người viết tiểu sử John
Toland rằng: "Chính anh trai tôi, Adolf, người đã đặc biệt khiêu khích cha
tôi đến mức cực độ và phải nhận chịu những trận đòn đích đáng mỗi ngày. Anh ấy
là một đứa trẻ khá cáu kỉnh và tất cả những nỗ lực của cha để đánh bại sự trơ
tráo của anh ta là vô ích."
Toland ghi lại rằng
Alois là một kẻ say rượu 'thường đánh con chó cho đến khi nó phải co rúm người
và tè vãi ra sàn nhà'. Ông ta thậm chí còn đánh đập cả Klara, bà mẹ ngoan ngoãn
của Adolf.
Khi Adolf 11 tuổi, cậu
ta cố gắng chạy trốn khỏi nhà. Cha cậu biết được kế hoạch của cậu và nhốt cậu
trong một căn phòng trên lầu, chỉ để cậu cố gắng chui qua cửa sổ có rào chắn. Cậu
ta không thể vượt qua được, vì vậy anh chàng đã cởi bỏ quần áo của mình để cố gắng
luồn lách qua.
Khi nghe thấy tiếng bước
chân của cha mình, cậu ta nhanh chóng rút ra khỏi cửa sổ và dùng khăn trải bàn
để che đi sự trần trụi của mình.
Lần này Alois không quất
roi đứa nhỏ. Thay vào đó, ông ta phá lên cười và kêu Klara đến để nhìn 'cậu bé
áo dài'. Sự chế giễu làm tổn thương cậu bé Adolf Hitler hơn bất kỳ sự đánh đập
nào.
Nhưng bất kể tuổi thơ khốn
khổ của mình, để trở thành một bệnh nhân tâm thần, Hitler có thể còn phải đối mặt
với những thách thức nghiêm trọng hơn nhiều so với tiền sử lạm dụng trẻ em đơn
giản.
Chúng ta biết rằng khi
còn là một thiếu niên ở quê hương của mình, anh chàng đã gặp vấn đề về giao tiếp
xã hội, chỉ thích chơi với trẻ nhỏ hơn nhiều, tổ chức chúng trong các trò chơi
chiến tranh trong rừng.
Anh cũng gặp khó khăn lớn
trong việc tạo dựng các mối quan hệ cá nhân, đặc biệt là với phụ nữ. Trong bốn
năm là sinh viên ở Vienna, anh gần như đã theo dõi một cô gái Áo lai xinh đẹp,
Stefanie, nói với người bạn thân nhất của anh là August Kubizek rằng anh sẽ cưới
cô ấy; nhưng chưa một lần anh lấy hết can đảm để nói chuyện với cô.
Trong giai đoạn này của
cuộc đời mình, Hitler rất vui khi được cùng August Kubizek, một sinh viên âm nhạc,
đến đọc kinh tại nhà của những người Do Thái Vienna giàu có, nơi anh ta cư xử
không chê vào đâu được. Rõ ràng, Hitler hẳn sẽ không gặp khó khăn gì trong việc
hòa hợp với Bác sĩ Freud.
Thật vậy, trong vở kịch,
chúng tôi đã hình dung rằng anh ta gần như bị ám ảnh bởi sự hoàn hảo mang tính trưởng
giả trong ngôi nhà của gia đình Freud, thậm chí nảy sinh tình cảm với cô con
gái lanh lợi của Freud, Anna. Chỉ mới 12 hoặc 13 tuổi, cô ấy có thể đã bị quyến
rũ bởi chàng trai trẻ trầm tư, biết tự học hỏi, luôn ấp ủ dự định lớn là viết một
vở opera và trở thành một họa sĩ vĩ đại.
Khi Anna đề cập đến việc
gia đình sắp lên núi vào mùa hè, Adolf ngốc nghếch tin rằng mình cũng được mời.
Lúc này anh ta đột ngột
trở mặt, như một cách để vị bác sĩ nhắc nhở anh ta về vị trí của bản thân anh ấy.
Chính vào lúc này trong vở kịch, sự ngưỡng mộ của Hitler dành cho Freud, như là
một người cha thay thế hiền từ, lại biến thành sự tức giận và thù hận.
Thật là mỉa mai khi ngôi
nhà mùa hè của Freud thực sự nằm ở ngôi làng xinh đẹp Berchtesgaden, nơi sau
này vị Lãnh tụ sẽ xây dựng nơi nghỉ dưỡng trên núi của riêng mình, Eagle's
Nest.
Hitler rời bỏ
Berchtesgaden và cuộc sống của gia đình Freud trong vở kịch mãi cho đến sau Chiến
tranh Thế giới thứ nhất. Trong thực tế, suốt vài năm mãi cho đến năm 1914, anh
ta đã trượt dốc về mặt xã hội, phải bán các bản phác thảo của mình với giá vài
kronen và sống ở nhà trọ tập thể.
Khi gia nhập Quân đội Đức
vào lúc Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ - anh từ chối chiến đấu vì Áo,
nói rằng anh coi thường sự ô uế chủng tộc của Đế chế Hapsburg của Áo - anh đã
giành được huân chương Thập tự Sắt vì sự dũng cảm của mình khi là người phá vỡ
vòng vây, một mình nhận các chuyến hàng qua lại trên các tuyến.
Vào lúc chiến tranh lên
đến đỉnh điểm tăm tối, Hitler tạm thời bị mù bởi khí độc. Khi anh ta đang hồi
phục trong một bệnh viện quân sự thì một đám đông binh lính Đức điên cuồng vẫy
cờ đỏ cộng sản xâm nhập vào các phường và tuyên bố rằng Kaiser đã bỏ chạy, và Đức
đã đầu hàng.
Hitler lại bị mù một lần
nữa - một chứng mù tâm lý kiểu hysterie, có lẽ là vậy, khiến một người đàn ông
thực sự không thể chịu đựng được khi nhìn thấy quê hương của mình bị đánh bại.
"Tôi lảo đảo và loạng choạng quay trở lại phòng và vùi đầu đau nhức giữa
chăn gối", anh kể lại.
Trong vở kịch, chúng tôi
có quyền đưa Freud, người được làm việc sau chiến tranh với tư cách là thanh
tra của các bệnh viện, đến khoa mà Hitler đang điều trị, tại đó ông đã khuyến
khích Adolf cố gắng lấy lại sức khỏe để phục vụ đất nước của mình.
Chưa đầy một năm sau,
Hitler đã trở lại trong bộ quân phục, gần như là làm mật vụ cho chính phủ theo
dõi hoạt động của những đồng chí của anh ta, những người tiếp tục qua lại với
chủ nghĩa cộng sản.
Chính trong thời gian
này, Hitler đã tham gia vào một nhóm chính trị nhỏ bé, phát triển sau hơn chục
năm trở thành nhà nước Quốc Xã của Đức.
Mặc dù lúc đó Hitler chưa
từng tỏ ra 'nổi điên' rõ rệt, những các đồng chí đã mô tả anh ta là một kẻ “kỳ
quặc” và “lập dị”.
Một người lính cho biết
Hitler là một con người cô lập, thường dành cả thời gian dài ngồi ôm đầu im lặng
một mình. Sau đó, đột nhiên anh ta nhảy lên và trút một cơn thịnh nộ, thường tấn
công người Do Thái và những người Marxist vì đã phá hoại nỗ lực chiến tranh.
Đối với Hitler, cũng như
với hàng triệu đồng bào của anh ta, việc Đức đầu hàng (sau Thế Chiến I – ND) đã
gây bất ổn về mặt tâm lý đến mức anh ta muốn thuyết phục bản thân rằng cuộc chiến
đã thất bại chỉ vì một liên minh của những người xã hội chủ nghĩa và người Do
Thái kiện đòi hòa bình, 'đâm sau lưng' một quân đội Đức bất khả chiến bại.
Tuy nhiên, sau cuộc chiến,
chúng tôi để anh ta xuất hiện một lần nữa tại căn hộ của Freud. Lần này là vì
anh ta háo hức muốn có được cuốn sách mới của Freud về tâm lý học quần chúng.
Freud bị cuốn hút bởi
cách mà các nhà lãnh đạo như Lenin và Trotsky, trong cuộc cách mạng ở Nga, sử dụng
tài hùng biện và ảnh hưởng của họ trên các phương tiện truyền thông để điều khiển
mọi người khao khát các giải pháp đơn giản trong một thế giới ngày càng phức tạp.
Thật là hấp dẫn và đáng
tin khi tưởng tượng Hitler nắm bắt cuốn sách như một cuốn sổ tay hướng dẫn dành
cho kẻ kích động quần chúng. Chắc chắn anh ấy đã nhanh chóng phát triển thành một
diễn giả phi thường và đầy mê hoặc.
Vì vậy, câu hỏi được đặt
ra là: Sau khi xem xét ý niệm bản ngã sai lạc nhưng sâu sắc của Hitler, liệu
Freud có thể ‘chữa khỏi’ cho anh ta không? Các cố vấn chuyên môn của chúng tôi
nghĩ rằng Freud sẽ xác định Hitler là một dạng bệnh nhân mắc chứng hoang tưởng.
Những bức tranh về Vienna của anh ta không có sự sống của con người, như thể
anh ta đang cố dọn dẹp thế giới trước khi lấp đầy nó bằng những sáng tạo của
riêng mình.
Về sau, khi mà Hitler đã
lên nắm quyền, chúng tôi lại để anh ta đến thăm Freud đã già, lúc này đang yếu
dần vì ung thư, để chế nhạo ông ấy với “chiến thắng bởi ý chí của tôi”. Vị giáo
sư đã phải thừa nhận rằng Hitler vừa là thắng lợi vẻ vang nhất vừa là thất bại
thảm hại nhất của ông, vì rằng một cậu bé sợ hãi vì bị đánh đập được mang đến gặp
ông khi xưa, hiện tại đã trở thành người đàn ông quyền lực nhất thế giới.
Tuy nhiên, Freud đã nói
với vị lãnh tụ rằng bạo lực mà anh ta gây ra cho các nạn nhân vô tội của mình về
bản chất là một nỗ lực vô ích vừa để xoa dịu người cha của anh ta lại vừa để chế
ngự ông ấy.
Ngay từ đầu, chúng tôi
đã nhận ra rằng chúng tôi phải đối mặt với một tình huống tiến thoái lưỡng nan
quen thuộc đối với tất cả những người sáng tạo kiểu câu chuyện “điều gì xảy ra
nếu?” Khán giả của những câu chuyện như vậy sẽ mong đợi một kết quả mới lạ. Chẳng
hạn, họ muốn tin rằng nếu Vua Charles I không bị chém đầu, nước Anh vẫn là một
đất nước của những kỵ binh và chế độ quân chủ chuyên chế.
Tuy nhiên để đưa ra giả
thuyết là tính tàn bạo của Hitler có thể sẽ được “phân tâm”, rằng Freud có thể
đã hướng cho cậu thanh niên Adolf ra khỏi con đường diệt chủng của mình để trở
thành, chẳng hạn như, một giáo viên mỹ thuật, sẽ không chỉ là suy đoán vô căn cứ:
nó còn là một giả thuyết gần như bẩn thỉu, một sự xúc phạm đến hàng triệu nạn
nhân trong cuộc chiến của Hitler.
Bên cạnh đó, hàng triệu
người trên thế giới ngày nay thường xuyên tham khảo ý kiến của nhiều nhà trị liệu
với hy vọng có được sự an ổn về tâm lý. Hầu hết những người này đều thấy quá
trình này là hữu ích, tuy nhiên vẫn có thể có người đến gặp một nhà trị liệu
theo trường phái Freud 5 lần mỗi tuần trong suốt 20 năm mà chưa hề được tuyên bố
là “tốt hơn”.
Laurence và tôi biết rằng
đã là thông lệ khi một số người chê bai nỗi ám ảnh của người Anh đối với Thế
chiến Thứ hai. Cũng đặc biệt gây khó chịu cho những người Đức vô tội vạ ngày
nay khi mà chúng ta dường như vẫn còn nhắc mãi về cuộc chiến gần như cách đây
đã 30 năm, khi (diễn viên) Basil Fawlty gây ấn tượng ngớ ngẩn về Hitler trước
những vị khách vốn đã bị tổn thương bởi ông ta.
Các nhà phê bình cho rằng
với tư cách là một quốc gia, chúng tôi bị cuốn hút chỉ vì chiến tranh là cơ hội
cuối cùng để mà Vương quốc Anh làm được điều gì đó vô cùng tốt đẹp, xứng đáng
và dũng cảm.
Có thể có một số giá trị
trong lời phê bình; chắc chắn ý tưởng về một 'cuộc chiến tranh chính nghĩa' là
một điều nguy hiểm. Những quan niệm lãng mạn của Tony Blair về một 'cuộc chiến
tranh chính nghĩa', đã đưa nước Anh vào cuộc tàn sát và hỗn loạn của Iraq ngày
nay.
Tuy nhiên, tôi cảm thấy
sẽ là kỳ lạ khi không lưu tâm và e ngại về cách một người như Hitler có thể lên
nắm quyền ở một đất nước được cho là văn minh.
Trong mọi trường hợp,
Hitler không chỉ đơn thuần là một mối bận tâm của riêng người Anh: bí ẩn về cái
ác không thể giải thích của gã thu hút mọi dạng nhà văn; ông ta là chủ đề của
cuốn tiểu thuyết lớn mới nhất của Norman Mailer, và tôi được biết là có nhiều
tiểu sử về Hitler được xuất bản hơn bất kỳ nhân vật lịch sử nào khác.
Laurence và tôi còn có
thêm một lý do để quan tâm đến cuộc đời của Fuhrer
(cách người Đức gọi Hitler, nghĩa là quốc trưởng, lãnh tụ - ND). Giống như tất
cả những người Do Thái sinh ra ở Anh, chúng ta thậm chí sẽ không được thụ thai
nếu Hitler vượt qua sự kháng cự của đất nước này.
Tất cả chúng ta đều may
mắn vì ngày nay ý tưởng về một Hitler xâm lược đất nước của chúng ta và bắt giữ
những người Do Thái - chưa kể đến những người Di Gan, đồng tính luyến ái và bệnh
tâm thần – có vẻ gần như không có khả năng xảy ra như vốn đã xảy ra với Freud
và những người Do Thái trưởng giả sung túc ở Vienna trong những năm 1920, khi
mà Hitler chỉ là một trong số rất nhiều kẻ điên cuồng cáu kỉnh đi loanh quanh ở
Bavaria.
Nhiều năm sau đó, họ đã trở thành "kẻ truy đuổi, người trốn chạy". Năm 1938, trước tình cảnh người Do Thái bị Đức Quốc Xã bức hại, gia đình Freud đã rời nước Áo di cư sang Anh Quốc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét