“Window of tolerance “
Nguồn: GoodTherapy – 8/8/2016
Người dịch: NGUYỄN THỊ NGỌC ANH – Chuyên viên tâm
lý lâm sàng, Khoa Tâm lý Lâm sàng, Khu Tham vấn và Trị liệu Tâm lý Trẻ em và Vị
thành viên, Bệnh viện Tâm thần Trung Ương 2, Biên Hoà, Đồng Nai.
Cửa sổ dung chứa là một thuật ngữ được sử dụng
để mô tả một “vùng phấn khích” (zone of arousal) mà trong đó một người có thể
hoạt động hiệu quả nhất. Khi con người ở bên trong vùng này, họ thường có thể dễ
dàng tiếp nhận, xử lý và tích hợp thông tin và đáp ứng các yêu cầu của cuộc sống
hàng ngày mà không gặp nhiều khó khăn. Khung cửa sổ có tính tối ưu này lần đầu
tiên được đặt tên như vậy bởi Dan Siegel (một bác sĩ tâm thần).
Cửa
sổ dung chứa là gì?
Khi một người ở trong cửa sổ dung chứa của họ,
thì nói chung não bộ có thể hoạt động tốt và có thể xử lý các kích thích một
cách hiệu quả. Người đó có khả năng phản ánh, suy nghĩ thấu đáo và đưa ra quyết
định một cách bình tĩnh mà không cảm thấy bị quá sức hoặc phải thoái lui.
Trong thời gian stress tột độ, người ta thường
trải qua các giai đoạn tăng phấn khích hoặc giảm phấn khích (hyper- or
hypo-arousal):
Tăng
phấn khích (hyper-arousal): Còn được gọi
là phản ứng chiến đấu/bỏ chạy (fight-or-flight response), thường được đặc trưng
bởi tình trạng gia tang sự cảnh giác quá mức (hypervigilance), cảm giác lo âu (anxiety)
và có thể có những cơn hoảng sợ (panic) và những suy nghĩ dồn dập (racing
thoughts).
Giảm
phấn khích (hypo-arousal): Hoặc còn gọi
là phản ứng đóng băng (freeze response), có thể gây ra tình trạng tê liệt cảm
xúc, trống rỗng hoặc chết lặng.
Ở vào một trong hai trạng thái này, một cá
nhân có thể trở nên mất khả năng xử lý các kích thích một cách hiệu quả. Hiểu
theo một cách khác thì, vùng vỏ não trước trán ngưng hoạt động, ảnh hưởng đến
khả năng suy nghĩ hợp lý và thường dễ phát sinh tình trạng mất khả năng điều hoà
cảm xúc, có thể ở hình thức phản ứng hỗn loạn hoặc phản ứng quá cứng nhắc.
Trong những giai đoạn này, một người có thể được cho là nằm bên ngoài cửa sổ
dung chứa.
Mỗi cá nhân có một khoảng dung chứa khác
nhau. Những người có cửa sổ dung chứa hẹp thường cảm thấy như thể cảm xúc của họ
rất mãnh liệt và khó quản lý. Những người khác có cửa sổ khoan dung rộng hơn có
thể xử lý những cảm xúc mạnh hoặc những tình huống khó khăn mà không cảm thấy vượt
quá khả năng hoạt động của họ.
Cửa sổ dung chứa cũng có thể bị ảnh hưởng bởi
môi trường: người ta thường có nhiều khả năng ở trong cửa sổ dung chứa hơn khi
họ cảm thấy an toàn và được hỗ trợ.
Hầu hết mọi người đều di chuyển giữa các trạng
thái phấn khích khác nhau theo thời gian. Sang chấn và tình trạng stress cao độ
thường khiến một người có nhiều khả năng trở nên tăng hoặc giảm phấn khích quá
mức
Cửa sổ dung chứa liên quan đến sức khỏe tâm thần
Tình trạng stress gây nên bởi một sự kiện tiêu
cực hoặc sự kiện có tính gây sang chấn có thể có tác dụng “xô đẩy” một người ra
khỏi cửa sổ dung chứa của họ. Những người đã trải qua một sự kiện sang chấn
(traumatic event) có thể phản ứng với các tác nhân gây stress, thậm chí là những
tác nhân không quá lớn, với sự phấn khích hoặc quá cao hoặc quá thấp. Từ những
kinh nghiệm trước đó của họ, họ có thể tin rằng thế giới là không an toàn và hậu
quả là đã sống với một khung cửa sổ khoan dung trở nên ngày một hẹp hơn hoặc kém
linh hoạt hơn. Cửa sổ khoan dung bị thu hẹp có thể khiến người ta dễ nhận thấy
sự nguy hiểm ở xung quanh và phản ứng với các mối đe dọa, cả thực tế lẫn do tưởng
tượng, bằng phản ứng chống-hoặc-chạy hoặc phản ứng đóng băng.
Những người thường xuyên có cửa sổ dung chứa nhỏ
hẹp có thể gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần, chẳng hạn như trầm cảm và lo âu.
Một người thường xuyên ở trong trạng thái tăng
phấn khích có thể phát triển các triệu chứng của stress sau sang chấn, chẳng hạn
như hồi tưởng (flashback), ác mộng (nightmare) và nhận thức sai thực tế (derealization).
Một người thường xuyên ở trong trạng thái giảm phấn khích có thể bị tình trạng phân
ly (dissociate), gặp vấn đề khó khăn về trí nhớ và trải qua tình trạng “phân ly
nhân cách” (depersonalization).
Quản lý cửa
sổ dung chứa
Những cá nhân đã trở nên mất kiểm soát có thể
sử dụng một số kỹ thuật để quay trở lại cửa sổ dung chứa của họ. Kỹ năng tiếp đất
(grounding) và những kỹ năng an định tâm trí (mindfulness) được nhiều chuyên
gia sức khỏe tâm thần coi là hữu ích và thường có thể giúp mọi người duy trì bản
thân trong giây phút hiện tại. Chẳng hạn, bằng cách tập trung vào những cảm
giác cơ thể đang trải qua, người ta thường có thể ở lại hiện tại, làm êm dịu bản
thân vừa đủ để có thể kiểm soát hiệu quả các kích thích cao độ. Những kỹ thuật
này, cùng nhiều kỹ thuật khác nữa, có thể được học trong trị liệu.
Nhiều cá nhân có thể mở rộng cửa sổ dung chứa
của họ và bằng cách đó, họ gia tăng cảm giác bình tĩnh và có thể đối phó với
căng thẳng theo nhiều cách đáp ứng hơn. Trị liệu, cung cấp một không gian an
toàn để mọi người xử lý những ký ức và cảm xúc đau khổ, có thể là một bước hữu
ích đối với nhiều người. Với sự giúp đỡ của một chuyên viên sức khỏe tâm thần,
các cá nhân có thể tiếp xúc với cảm xúc của họ - những cảm xúc bị kém điều hoà
đến nỗi họ không thể thống hợp với chúng. Tăng cường khả năng điều tiết cảm xúc
theo cách này có thể mở rộng hơn khoảng cửa dung chứa và ngăn ngừa tình trạng rối
loạn điều hòa (dysregulation).
Reference:
2. Mindfulness and the window of tolerance. (n.d.). Retrieved from http://www.stmichaelshospital.com/pdf/programs/mast/mast-session1.pdf
3. Ogden, P. (2009, December 7). Modulation, mindfulness, and movement in the treatment of trauma-related depression. In M. Kerman (Ed.). Clinical pearls of wisdom: 21 therapists offer their key insights (1-13). New York: Norton Professional Books.
4. Trauma, power-based violence, and sexual health. (n.d.). Retrieved from https://sapac.umich.edu/article/trauma-power-based-violence-sexual-health
5. Waters, F. S. (2016, March 28). Healing the fractured child: Diagnosis and treatment of youth with dissociation. New York: Springer Publishing Company, LLC.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét