Thứ Tư, 8 tháng 9, 2021

LIỆU PHÁP GIA ĐÌNH VÀ TANG LỄ: VẬT THỂ NỔI - Phần 3

Bài gốc: Deuil et Thérapie Familiale: Quels Objets Flottants?
Dịch từ bản tiếng Anh: Mourning and Family Therapy: What Floating Objects?
Tác giả: JEAN-PAUL GAILLARD, YVELINE REY
Nguồn: Cairn.Info - Liệu pháp Gia đình 3/2001 (Quyển 22), Tr. 251-268

Người dịch: BS NGUYỄN MINH TIẾN


"Chúng tôi luôn tìm kiếm lời giải thích khi chúng là những đại diện mà chúng tôi chỉ có thể cố gắng phát minh ra" - P. Valéry (Bản điều trần số 1, trang 837)

Những đoạn in nghiêng được lấy từ một văn bản, chưa được xuất bản của Lucien Halin, với sự cho phép của ông 

Xem lại Phần 1 Phần 2

Phần 3

Chúng ta học được gì từ cuộc hành trình nghi thức hóa trò chơi ngỗng với gia đình M.

Thông tin chắc chắn là rời rạc, không đầy đủ và cần được tái tạo lại, chúng tôi hoàn toàn nhận thức được điều đó, tuy nhiên nó cũng mở ra một số con đường để phản ánh:

* Quỹ đạo vừa thực tế vừa biểu tượng đan xen này chắc hẳn sẽ “giới thiệu lại một thể liên tục trở thành một thể-không-liên-tục” (E: undoubtedly reintroduces the continuum into the discontinuity; F: réintroduit indubitablement du continuum dans le discontinue) lấy đó như một tấm vé vào cửa: Đầu tiên, trên tám ô, câu chuyện đã được phác thảo, sau tất cả những gì rất đời thường, về một gia đình với những thăng trầm và những chuyển động của gia đình cho thấy khả năng quản lý các cuộc va chạm thường ngày của họ. Sau đó, "tai nạn" đã xảy ra, và rồi xuất hiện như một "cái tang bị làm trầm trọng thêm", mà theo cách diễn đạt của Robert Neuburger (2000), với ý nghĩa rằng Hélène là người đại diện cho linh hồn của gia đình này. Bà được mô tả là trụ cột, là khung xương vững chắc nhất cho các mối quan hệ với các thành viên trong đại gia đình và với bạn bè.

* Nỗi sợ hãi bao trùm cho thấy sự mất đi của người mẹ đã khiến cho tinh thần chung của gia đình cũng bị biến mất, ít nhất là ý tưởng mà người cha và các con cùng đang chia sẻ. Xét trên cả mức độ hiện tượng học (level of phenomenological reality) lẫn trên mức độ thần thoại (mythical level), nỗi sợ hãi về sự mất mát kép này (double loss) sẽ làm biến đổi mối quan hệ của gia đình này với thế giới bên ngoài và nói chung cũng là tình trạng của những gia đình đang đối mặt với tang tóc trầm trọng.

* Điều này có nghĩa là trong cuộc hành trình của trò chơi ngông, tang chế (mourning) xuất hiện như một bệnh nhân chỉ định (identified patient). Điều này khẳng định giả thuyết làm việc của các nhà nghiên cứu về hội chứng sau sang chấn (post-traumatic syndrome): rằng sự kiện sang chấn là loại “sự kiện được chỉ định để động vừa như là nguyên nhân vừa như là kết quả” (Payen de la Garanderie và Sadlier, 2000) và sẽ là bất lợi nếu chuyển sự chỉ định (designation) này sang cho con người và/hoặc cho quá khứ trước đó: Cho đến khi Hélène qua đời, gia đình M cho thấy rằng họ đã có thể đối mặt và giải quyết được những khó khăn hiện sinh đời thường (banal existential difficulties). “Thời gian tạm ngưng” do Michel gợi lên không chỉ là hệ quả của sự kiện này mà còn phản ánh chiến lược sinh tồn (survival strategy) được tạo nên trong gia đình này. Thật vậy, khoảng “thời gian ngưng lại” này (this "out of time") còn có chức năng tiếc thương cho sự mất mát, tìm kiếm ý nghĩa cho sự mất mát ấy, thực hiện việc sắp xếp lại tâm lý cá nhân nhưng trong mối quan hệ, và khôi phục lại một cái nền/khuôn mang tính huyền thoại (E: mythical frame; F: trame mythique).

* Tuy nhiên, có điều cũng được thấy rõ đó là sự tang thương đã kéo dài trong một thời gian triền miên bị mất khả năng không giao tiếp, điều này “thể hiện ít chức năng của triệu chứng hơn là triệu chứng của chức năng” (Nguyên văn: E: “represents less the function of the symptom than the symptom of the function”; F: “représente moins la fonction du symptôme que le symptôme de la function”), để trở lại với cách trình bày của Guy Auloos (1995). Cái “tiến trình-trạng thái” (process-state) gây nên bởi thực trạng này đã báo hiệu về một sự nhiễu loạn chức năng trong chiến lược ứng phó của gia đình này. Và chính vấn đề này mới là điều quan trọng cần xem xét đến trong can thiệp điều trị.

* Điều thú vị của cuộc hành trình được nghi thức hóa này là nó không tự hài lòng với việc cung cấp một công cụ để xác định, thậm chí để đánh giá vấn đề. Nó cũng hữu ích trong việc xác định sự kiện tang thương như là một thời gian có giới hạn, với những điều có trước đó và những thứ sau đó. Nó cung cấp “một cấu trúc không gian-thời gian mới” (a new spatio-temporal structure) để cho phép sự kiện bi thảm này có thể được ghi chép lại trong bình diện trải nghiệm, và sau đó là trong một câu chuyện, mà không phủ nhận sự bất hạnh và nỗi đau liên quan đến nó. Việc giới thiệu lại khoảng thời gian đã sống này đi kèm với khả năng dễ đọc hơn về “những phẩm chất mới nổi” (emerging qualities) của nhóm người mà tất cả các nhân vật chính đều đang họp mặt. Các khắc hoạ về tương lai, trong những phiên trị liệu tiếp theo sau đó, sẽ được tiếp nhận để mô tả và phát biểu ra những gì có thể đã chưa được nói đến.

* Sau cùng và trong sự đối âm (*):

(*) Chú thích thêm: Ở đây các tác giả dùng một thuật ngữ trong âm nhạc là “contrepoint” (F) hoặc “counterpoint” (E) ý chỉ về những giai điệu (tone) khác nhau đang cùng bè xướng như trong thể loại hát acapella - một cách hát được tổng hợp từ những "bè" khác nhau mà nếu nếu tách rời ra thì không thành giai điệu nào cả (ND). 

Câu chuyện cuộc đời của gia đình này, được tạo dựng lại theo nhiều giai đoạn, từ thực tế của một vụ tai nạn đến sự chuyển hóa mang tính biểu tượng (symbolic metabolization), đã thúc đẩy sự cá biệt hoá bản thân (E: “the differentiation of the self”; F: “la différenciation de soi”), thông qua sự đối đầu giữa mục đích cá nhân với những mục đích chung. Bất hạnh gắn kết con người lại với nhau và bầu khí gia đình được gia cố ấy sẽ cung cấp một sự hỗ trợ thiết yếu, không thể phủ nhận được. Tuy nhiên, nếu giai đoạn này kéo dài, nó cũng sẽ gây kìm hãm nhu cầu tình cảm của mỗi cá nhân, mà điều này có thể dẫn đến những ức chế lớn, những căng thẳng ngày càng đáng kể hơn và có thể đi xa đến mức rạn nứt, đặc biệt là cho giai đoạn tuổi vị niên. Do đó, đây là chủ đề của việc tạo nên bối cảnh, đưa ra các tình huống trải nghiệm có khả năng kích hoạt các nguồn lực và thậm chí những năng lực tự sửa chữa (cả của cá nhân và của nhóm), do đó có thể xem xét cả sự bất hạnh lẫn các biến thể của nó (malheur et sa metamorphose) (Cyrulnik, 1999).

“Xã hội càng nguyên sơ, việc tang chế càng rõ ràng, càng được tổ chức và được nghi thức hoá.

Xã hội càng phát triển tinh vi hơn, tang chế càng ít hiển thị và càng bị tầm thường hóa... Và nếu sự ra đi của một người thân là chuyện thường tình trong lịch sử nhân loại, thì nỗi đau mất mát dường như sẽ làm tê liệt mọi sự sáng suốt như là hậu quả của sự kiện đó. "

Có vẻ như cuộc hành trình chơi ngỗng với gia đình M. đã có thể khôi phục lại một “diện mạo” cho tang chế và nghi thức hóa đoạn đường chuyển tiếp này. Nhưng nếu gia đình này tự giới thiệu mình như một hệ thống “dừng lại”, thì liệu rằng nó có cho thấy “một bệnh lý”, theo đúng nghĩa phân loại bệnh lý của thuật ngữ này không?

Chúng tôi tin rằng tang chế, mặc dù có thể gây nên những đau khổ tồi tệ nhất, nhưng không phải là một căn bệnh: Đó là một cuộc hành trình mà một ngày nào đó bất cứ ai cũng phải trải qua và những bối cảnh văn hóa xung quanh, tùy theo thời gian và nơi chốn, đều có thể mang lại những phương cách ít nhiều cũng có hiệu quả.

Chẳng có gì là bí ẩn đối với bất cứ ai rằng các mô hình hệ thống (systemic models) đã triệt để định hình lại những cách thức phân loại bệnh lý, vốn đã được thừa hưởng một phần từ những bác sĩ tâm thần của thế kỷ 19 - mà nay DSM cung cấp cho nó một “kiếp sống” thứ hai - và một phần khác từ Freud. Nếu ngày nay cần phải phân loại quá trình đau thương theo một quan điểm giản lược hoá (reductionist point of view) vốn đồng quan điểm với cách phân loại bệnh lý (dominant nosography), thì hiển nhiên nó sẽ được phân loại, không chỉ trong danh mục các trạng thái trầm cảm, mà còn là trong danh mục DSM của các trạng thái stress cấp tính (DSM category of acute stress states), điều mà những học theo Freud gọi là nhiễu tâm thực sự (E: actual neuroses; F: névroses actuelles). Trên thực tế, chúng ta đã mang ơn S. Freud những thuật ngữ mà nay đã được sử dụng trong ngôn ngữ thông dụng, như thuật ngữ “đưa tang” (F: travail de deuil; E: work of mourning) và thuật ngữ “mất mất mát đối tượng” (E: loss of object; F: perte d’objet). Cần phải nhấn mạnh là Freud đã không nêu rõ điều này liên quan đến tang chế, rằng nó không phải là một căn bệnh và do đó không cần phải điều trị:

“Chúng tôi hoàn toàn mong đợi rằng việc này (mất người thân) sẽ được khắc phục sau một thời gian nhất định và chúng tôi cho rằng việc làm phiền nó là không phù hợp, thậm chí còn có thể gây hại"

“We fully expect that it (the bereavement) will be overcome after a certain time and we consider that it would be inappropriate, even harmful, to disturb it".

(Freud 1915)

Từ quan điểm này, chúng tôi nghĩ rằng, không vô ích khi nhớ lại có một thời điểm khi mà quá trình đau thương rất thường được "điều trị" theo cách “quá giản lược” (hyperreductionist) như là bị trầm cảm, một cách thức chẳng có tác dụng nào khác hơn ngoài việc tuyến tính hóa (linearize) thời kỳ tuyệt vọng, biến nó thành một chuyện kéo dài (Nguyên văn: “chroniciser… du deuil”; “chronicize it”), hoặc xem nó như một biểu tượng của sự tiếc thương. (Neuburger 1988, Gaillard 1994)  Tuy nhiên, những biểu hiện của đau đớn, phiền não và tuyệt vọng chỉ là biểu hiện nhất thời trong một quá trình, một trình tự những công việc mang tính tái tạo để tái hòa nhập vào dòng chảy cuộc đời.

Các “vật thể trôi nổi” (floating objects; còn gõi là “vật thể lưu hành” – circulating objects), “đứa con đẻ” hiệu quả của nhận thức luận kiến ​​tạo (constructivist epistemology), đã tránh được mọi sự định danh mang tính chất giản lược (any reductionist designation): Đối với gia đình M., chúng tôi đã cùng họ nhận thấy rằng trò chơi ngỗng giúp họ có thể mở rộng lại phạm vi lựa chọn (range of choices) (von Foerster 1991), bên trong một hệ thống vốn đã trở nên rườm rà nhưng không có tính sáng tạo.

Tuy nhiên, trong khi công cụ này được chứng minh là có liên quan hoặc thậm chí có tác dụng với các gia đình “đã yên vị” (F: installées) trong một giai đoạn trầm cảm ít nhiều đã diễn ra sau khi có người thân bị mất, chúng tôi lại có ít kinh nghiệm về việc sử dụng nó với những gia đình vẫn còn đang trong tình trạng sốc (do mất mát). Để tìm kiếm một vật thể nổi cụ thể hơn cho giai đoạn hậu sang chấn sau khi mất người thân, chúng tôi đã tiến hành trên các giai đoạn khác nhau theo định nghĩa của các tác giả chính đã gắn bó nghiên cứu chúng.

Đón xem tiếp Phần 4


1 nhận xét:

HAI LOẠI HIỆU ỨNG: WERTHER VS PAPAGENO

The Two Effects: Werther vs Papageno Nguồn: Please Live Blog  - 2014   Người viết: ALEXA MOODY Người dịch: BS NGUYỄN MINH TIẾN ALEXA MOO...