A Biography of Lev Vygotsky, One of the Most Influential Psychologists
Tác giả: KENDRA CHERRY
Duyệt bởi: Emily Swaim - 16/4/2020
Nguồn: VeryWellMind
Người dịch: HỒ TÂM ĐAN
– Thạc sĩ Tâm lý, Chuyên viên Tâm lý Trị liệu
Lev
Vygotsky là một nhà tâm lý học vĩ đại người Nga, nổi tiếng với thuyết văn hóa
xã hội. Ông tin rằng tương tác xã hội đóng một vai trò quan trọng trong việc học
tập của trẻ em.
Thông qua
các tương tác xã hội như vậy, trẻ em trải qua một quá trình học hỏi liên tục.
Vygotsky lưu ý rằng văn hóa ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình này. Bắt chước, học
tập có hướng dẫn và học tập thông qua hợp tác đều là những thành phần quan trọng
trong lý thuyết của ông.
Cuộc đời của Vygotsky
Lev
Vygotsky sinh ngày 17/11/1896 tại Orsha, một thành phố ở khu vực phía tây của Đế
quốc Nga.
Ông
theo học Đại học Tổng hợp Moscow, nơi ông tốt nghiệp ngành luật năm 1917.
Vygotsky đã nghiên cứu nhiều chủ đề khi ở trường đại học, bao gồm xã hội học,
ngôn ngữ học, tâm lý học và triết học. Tuy nhiên, công việc chính thức của ông
trong tâm lý học vẫn không bắt đầu mãi cho đến năm 1924 khi ông theo học tại Viện
Tâm lý học ở Moscow.
Ông
hoàn thành luận án vào năm 1925 về tâm lý học nghệ thuật tuy nhiên đã được cấp
bằng trong khi vắng mặt do bệnh lao tái phát cấp tính khiến ông mất khả năng làm
việc trong một năm.
Sau khi
đợt bệnh qua đi, Vygotsky bắt đầu nghiên cứu các chủ đề như ngôn ngữ, sự chú ý
và trí nhớ với sự giúp đỡ của các sinh viên, bao gồm Alexei Leontiev và
Alexander Luria.
Sự nghiệp và lý thuyết của
Vygotsky
Vygotsky
là một tác giả lớn, đã xuất bản sáu quyển sách về chủ đề tâm lý học trong vòng
mười năm. Mối quan tâm của ông rất đa dạng nhưng thường tập trung vào các vấn đề
phát triển và giáo dục trẻ em. Ông cũng khám phá tâm lý học nghệ thuật và phát
triển ngôn ngữ.
Vùng phát triển gần (ZPD: Zone of Proximal Development)
Theo
Vygotsky, vùng phát triển gần là "Khoảng cách giữa mức độ phát triển thực
tế được xác định bằng cách giải quyết vấn đề độc lập và mức độ phát triển tiềm
năng được xác định thông qua việc giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn của người
lớn hoặc phối hợp với các bạn đồng trang lứa có năng lực hơn." (Lev
Vygotsky, Mind in Society, 1978).
"Vùng"
là khoảng cách giữa những gì một đứa trẻ biết và những gì trẻ chưa biết.
Tiếp
thu thông tin còn thiếu đòi hỏi những kỹ năng mà trẻ chưa có hoặc không thể làm
một cách độc lập, nhưng trẻ có thể làm được với sự giúp đỡ của một người khác
hiểu biết hơn.
Phụ
huynh và giáo viên có thể thúc đẩy việc học tập bằng cách tạo ra các cơ hội
giáo dục nằm trong vùng phát triển gần của trẻ. Trẻ em cũng có thể học hỏi rất
nhiều điều từ các bạn cùng lứa tuổi. Giáo viên có thể thúc đẩy quá trình này bằng
cách ghép những đứa trẻ có kỹ năng kém hơn với những bạn học thành thạo hơn.
Người hiểu biết hơn
Vygotsky
đưa ra khái niệm về “người khác hiểu biết hơn” nghĩa
là những người có kiến thức và kỹ năng tốt hơn người học (learner). Trong nhiều
trường hợp, cá nhân này là một người lớn chẳng hạn như cha mẹ hoặc giáo viên.
Trẻ em
cũng học được rất nhiều điều từ những tương tác của trẻ với các bạn cùng lứa tuổi.
Trẻ em thường chú ý nhiều hơn đến những gì bạn bè và bạn cùng lớp biết và đang
làm, sau đó trẻ sẽ làm với những người lớn trong cuộc sống của mình.
Bất cứ
ai đóng vai trò là người hiểu biết hơn người khác, điều cốt yếu là họ cung cấp sự
hướng dẫn xã hội cần thiết bên trong
vùng phát triển gần (khi mà người học nhạy bén với sự hướng dẫn).
Trẻ em
có thể quan sát và bắt chước (hoặc thậm chí tiếp thu) sự giảng dạy có hướng dẫn
để có được kiến thức và kỹ năng mới.
Học thuyết văn hóa xã hội (Social-Cultural Theory)
Lev Vygotsky
cũng cho rằng sự phát triển của con người là kết quả của sự tương tác động năng
(dynamic interaction) giữa cá nhân và xã hội. Thông qua sự tương tác này, trẻ học
hỏi dần dần và liên tục từ cha mẹ và giáo viên.
Tuy
nhiên, kiểu học này sẽ khác nhau giữa các nền văn hóa. Điều quan trọng cần lưu
ý là học thuyết của Vygotsky nhấn mạnh bản chất năng động của sự tương tác này.
Xã hội không chỉ tác động đến con người; con người cũng ảnh hưởng đến xã hội của
họ.
Đóng góp cho Tâm lý học
Cuộc đời
của Vygotsky đã kết thúc một cách bi thảm vào ngày 11/6/1934, khi ông qua đời
vì bệnh lao ở tuổi 37. Tuy nhiên, Vygotsky được coi là một nhà tư tưởng lớn
trong tâm lý học và đa phần công trình của ông vẫn đang được khám phá và tìm hiểu
cho đến ngày nay.
Trong
khi ông là người cùng thời với Skinner, Pavlov, Freud và Piaget, tác phẩm của
Vygotsky chưa bao giờ đạt được mức độ nổi tiếng như của những người này trong
suốt cuộc đời của ông.
Một phần
là do công việc của Vygotsky thường xuyên bị chỉ trích ở Nga, khiến các tác phẩm
của ông phần lớn không thể tiếp cận được với thế giới phương Tây. Cái chết sớm
của ông ở tuổi 37 cũng góp phần vào sự lu mờ của ông.
Mặc dù
vậy, công trình của Vygotsky vẫn tiếp tục gia tăng sức ảnh hưởng kể từ khi ông
qua đời - đặc biệt là trong các lĩnh vực tâm lý học phát triển và giáo dục.
Mãi đến
thập niên 1970, lý thuyết của Vygotsky mới được biết đến ở phương Tây khi các
khái niệm và ý tưởng mới được đưa vào trong lĩnh vực tâm lý học giáo dục và
phát triển.
Kể từ
đó, các tác phẩm của Vygotsky đã được chuyển ngữ và trở nên có ảnh hưởng rất lớn,
đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục. (Haggbloom SJ, Warnick JE, Jones VK, et
al. 100 nhà
tâm lý học lỗi lạc nhất thế kỷ 20. Đánh giá về Tâm lý học Đại
cương. 2002; 6 (2): 139–152. Doi: 10.1037 / 1089-2680.6.2.139)
Vygotsky so với Piaget
Piaget
và Vygotsky là những người cùng thời, nhưng những ý tưởng của Vygotsky không được
nhiều người biết đến rất lâu sau khi ông qua đời. Mặc dù ý tưởng của họ có một
số điểm tương đồng, nhưng cũng có những điểm khác biệt đáng kể, bao gồm:
*Vygotsky
không chia nhỏ sự phát triển thành một loạt các giai đoạn định trước như Piaget
đã làm.
*Vygotsky
nhấn mạnh vai trò quan trọng của văn hóa, cho thấy sự khác biệt về văn hóa có
thể có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển. Lý thuyết của Piaget cho rằng sự
phát triển phần lớn là phổ quát.
*Lý
thuyết của Piaget tập trung rất nhiều sự chú ý vào tương tác ngang hàng trong
khi lý thuyết của Vygotsky nhấn mạnh tầm quan trọng của những người lớn và bạn
đồng trang lứa có hiểu biết hơn.
*Lý
thuyết của Vygotsky nhấn mạnh vai trò của ngôn ngữ đối với sự phát triển, điều
mà Piaget phần lớn bỏ qua.
Quan điểm của Vygotsky
"Học
tập không chỉ là sự lĩnh hội những khả năng để suy nghĩ; đó là sự lĩnh hội nhiều
khả năng chuyên biệt để có thể suy nghĩ về hàng loạt những sự việc khác nhau."
"Learning
is more than the acquisition of the ability to think; it is the acquisition of
many specialised abilities for thinking about a variety of things."—Lev
Vygotsky, Mind in Society, 1978
Ấn phẩm tuyển chọn
Vygotsky
LS. Tâm trí trong xã hội: Sự phát triển của
các quá trình tâm lý cao hơn (Mind in Society: The Development of Higher
Psychological Processes). Cambridge, MA: Nhà xuất bản Đại học Harvard; Năm
1978.
Vygotsky
LS. Tư duy và Ngôn ngữ (Thought and
Language). Kozulin A, chuyển ngữ. Cambridge, MA: MIT Press; 1986. (Nguyên tác
xuất bản năm 1934)
Vygotsky
LS. Suy nghĩ và Lời nói (Thinking and
Speech). Minick N, chuyển ngữ. New York: Plenum Press; 1987. (Nguyên tác xuất bản
năm 1934)
Nếu bạn
muốn đọc thêm các tác phẩm của Vygotsky, thì có nhiều tác phẩm của ông có sẵn ở
dạng toàn văn tại Vygotsky
Internet Archive.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét