The Role of School Counselors in High-Conflict Divorce
Nguồn: Steinhardt New York
University (Steinhardt NYU) - March 27, 2017
Tác giả: SHAUNAK PATEL
Người dịch: ÔN BÍCH NGỌC
– Thạc sĩ Tâm lý, Chuyên viên Tâm lý Học đường
Ly
hôn có nhiều xung đột (high-conflict divorce) là tình huống có nguy cơ dẫn đến
các vấn đề về hành vi và cảm xúc ở con cái. Những cuộc ly hôn này cũng ít khi
có sự giao tiếp cởi mở và thường xuyên giữa cha mẹ với nhau. Trẻ em trong các
gia đình có xung đột gay gắt thường bị căng thẳng và thiếu cảm giác an toàn, điều
mà trẻ cần để trưởng thành và phát triển khi đến trường học tập và khi vui chơi.
Chuyên viên tham vấn học đường có thể đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống
của một đứa trẻ khi mà trẻ đang bị mắc kẹt giữa cha và mẹ trong cuộc ly hôn
này.
Các
dấu hiệu của ly hôn có nhiều xung đột rất đa dạng, nhưng các chuyên viên tham vấn
học đường nên cẩn thận với những bậc cha mẹ đang cố gắng che dấu sự thật, họ có
thể đang sử dụng những người khác làm "vật tế thần" (scapegoat) và có
thể không sẵn lòng để thương thảo bất cứ chuyện gì. Họ cũng có thể thiếu sự đồng
cảm hoặc thấu hiểu đối với quan điểm của người bạn đời đã chia tay.
MỘT ĐỨA TRẺ BỊ MẮC
KẸT Ở GIỮA
Một
dấu hiệu khác của một cuộc ly hôn có nhiều xung đột là (cha mẹ) sử dụng đứa con
như một người trung gian hoặc như một “người đứng giữa” (a mediator or a ‘go-between’).
Cha hoặc mẹ có thể yêu cầu đứa con cho họ biết thông tin, hoặc thậm chí một báo
cáo về những gì người bạn đời kia đang làm. Họ thậm chí có thể gây áp lực buộc
đứa con phải “chọn đứng về bên nào” trong cuộc chiến pháp lý. Áp lực này có thể
làm gia tăng sự căng thẳng và sự ngờ vực, mà điều này chỉ làm tăng thêm các
xung đột và khiến đứa con không thể phát triển việc học ở trường.
Trong
khi giao tiếp với học sinh, chuyên viên tham vấn học đường có thể chú ý tìm những
bằng chứng cho thấy một đứa trẻ đang bị mắc kẹt giữa cha mẹ hoặc việc đứa con phải
đảm nhận những trách nhiệm của người lớn, điều mà vượt ngoài khả năng của trẻ.
Ví dụ, một trong hai người cha hoặc mẹ có thể phàn nàn về những khó khăn tài
chính với đứa con, hoặc họ liên tục nói những điều tiêu cực về người kia. Khi làm
việc với phụ huynh, hãy cân nhắc về việc lấy ra một tờ giấy trắng và chia nó
thành hai phần: Chủ
đề về phụ huynh và Chủ đề về gia đình (Parent Topics and Family Topics). Cùng với hai vị phụ huynh, lập danh sách những chủ đề nào
nên được giải quyết khi không có mặt trẻ và những chủ đề nào nên được giải quyết
trong các cuộc họp gia đình.
Các
chuyên viên tham vấn học đường có thể làm việc với các gia đình ly hôn bằng
cách khuyến khích việc “đồng nuôi dưỡng tích cực” (positive co-parenting) và bằng
cách mời phụ huynh cùng nói chuyện với nhau về con cái của họ tại văn phòng của
mình. Yêu cầu phụ huynh đưa ra các gợi ý về “một người thứ ba tiềm năng” (potential
third person), chẳng hạn như một chuyên viên tham vấn, một người trung gian hoặc
một người bạn chung đáng tin cậy (trusted mutual friend – bạn chung của cả cha
lẫn mẹ - ND), người mà có thể hỗ trợ cho việc đồng nuôi dưỡng con cái trong
tương lai để trẻ không bao giờ cảm thấy bị mắc kẹt giữa các bậc phụ huynh.
MỘT CHUYÊN VIÊN
THAM VẤN HỌC ĐƯỜNG BỊ MẮC KẸT Ở GIỮA
Cũng
không có gì lạ khi các chuyên viên tham vấn học đường cảm thấy bị mắc kẹt ở giữa
khi làm việc với một cuộc ly hôn nhiều xung đột (của cha mẹ học sinh). Họ có thể
chỉ liên hệ được chủ yếu với một trong hai phụ huynh và đột ngột có thể bị người
phụ huynh kia buộc tội là che dấu thông tin. Họ có thể được học sinh yêu cầu giữ
bí mật về những điều mà mà lẽ ra cần được chia sẻ với phụ huynh, hoặc họ có thể
bị gây áp lực buộc phải chia sẻ thông tin trong những thủ tục liên quan đến quyền
giám hộ.
Để
tránh tình trạng bị mắc kẹt ở giữa, các chuyên viên tham vấn học đường nên nhớ
rằng mặc dù thông cảm với câu chuyện của phụ huynh hay cảm thấy thất vọng vì sự
thiếu giao tiếp trong gia đình, thì học sinh phải luôn được xem là ưu tiên số
1.
Hãy
xem xét một số hành động đơn giản sau để điều hướng làm việc với những cuộc ly
hôn có nhiều xung đột
CÁC BƯỚC HÀNH ĐỘNG
DÀNH CHO CHUYÊN VIÊN THAM VẤN HỌC ĐƯỜNG
✓ LẬP KẾ HOẠCH GIAO TIẾP/TƯƠNG TÁC
Bởi
vì cả cha và mẹ trong cuộc ly hôn đều muốn cảm thấy mình có trách nhiệm liên quan
với lợi ích của trẻ ở trường, một kế hoạch được chuẩn bị trước sẽ là một công cụ
hữu hiệu nhằm ngăn ngừa sự xung đột có thể xảy ra giữa họ. Hãy cho giáo viên của
trẻ biết rằng điều quan trọng là phải liên hệ với cả cha và mẹ khi cần thiết. Nếu
có cha dượng hoặc mẹ kế hoặc những người lớn khác mong muốn được biết thông
tin, hãy yêu cầu cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp ký một văn bản cho phép họ
được tham gia. Bằng cách giữ cho sự giao tiếp được cởi mở thay vì là chỉ nhận sự
kết nối từ phía một phụ huynh, bạn có thể ngăn ngừa các trường hợp thông tin
sai lệch hoặc xung đột.
✓ NÓI RÕ NGAY TỪ ĐẦU VỀ TÍNH BẢO MẬT (Confidentiality)
Trong
quá trình ly hôn, các chuyên viên tham vấn học đường có thể nhắc lại với phụ
huynh rằng nghĩa vụ cơ bản của họ là phải bảo mật vì lợi ích của chính đứa trẻ,
mặc dù cha mẹ có quyền của họ. Nếu phụ huynh cảm thấy mình bị "gạt ra
rìa", chuyên viên, thay vì tiết lộ thông tin cho họ, có thể tạo một buổi gặp
mặt có cả cha mẹ và trẻ, và giúp đứa trẻ chia sẻ cảm xúc của mình trong một
không gian an toàn mà không cảm thấy bị chuyên viên tham vấn phản bội.
✓ TÌM KIẾM SỰ GIÁM SÁT
Một
chuyên viên tham vấn học đường khi làm việc với học sinh và gia đình có thể dễ
dàng bị ảnh hưởng bởi nỗi lo âu và stress đi kèm theo chủ đề ly hôn. Những sự
hướng dẫn từ đồng nghiệp hoặc từ một người cố vấn (mentor) là cơ hội tuyệt vời
để giúp cho vị chuyên viên tham vấn học đường có thể khám phá những thách thức
này. Các nhà tham vấn cũng có thể cảm thấy mình đứng về phía một trong hai vị phụ
huynh hoặc bị khơi gợi những trải nghiệm trong quá khứ của chính mình – khi đó,
việc được giám sát (supervision) có thể giúp chuyên viên tham vấn học đường duy
trì được sự quân bình và không thiên lệch đối với tất cả mọi thành viên trong
gia đình của học sinh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét