“Your Ultimate Group Therapy Guide”
(+Activities & Topic Ideas)
Tác giả: COURTNEY
ACKERMAN
Nguồn: Positive
Psychology – 12/9/2020
Người dịch: TRẦN THỊ THU VÂN – Thạc sĩ Tâm lý, Giảng viên Bộ môn Tâm lý, Khoa
KHXHNV ĐH Văn Hiến Tp.HCM, Chuyên viên Tâm lý trị liệu, Thành viên CLB Trăng
Non
Xem lại Phần 1
Phần 2
5 HƯỚNG DẪN VÀ
NGUYÊN TẮC
Bất kỳ loại hình trị liệu nhóm
nào cũng có những nguyên tắc chung. Những nguyên tắc này phải đảm bảo sự an
toàn và hiệu quả trong quá trình hỗ trợ. Một số nhóm khác có thêm những nguyên
tắc, nhưng có 5 nguyên tắc cốt lõi cần thiết cho sự thành công của trị liệu
nhóm.
5 Nguyên tắc
1, Duy trì sự bảo
mật. Những điều được nói trong trị liệu nhóm rất cần
thiết được giữ riêng tư cho tất cả các thành viên trong nhóm và người dẫn dắt.
Không tuân thủ nguyên tắc này có thể làm xói mòn lòng tin trong nhóm và cản trở
nỗ lực chữa lành của các thành viên.
2, Cam kết tham dự. Đây là một nguyên tắc cần thiết cho bất kỳ nhóm
nào – điều này rất quan trọng để mỗi thành viên có mặt ở mỗi phiên làm việc, đến
đúng giờ, và tham gia toàn bộ phiên làm việc. Hơn nữa, những thành viên vắng mặt
có thể bỏ lỡ những thông tin và những hoạt động giá trị; sự vắng mặt, đến trễ,
rời đi sớm có thể phá vỡ nhóm.
3, Không gần gũi
với các thành viên trong nhóm. Trị liệu
nhóm không phải là một hoạt động xã hội, đây là (hy vọng là) một việc có tính
trị liệu. Việc hình thành những mối quan hệ thân mật hay những gắn kết khác với
những thành viên trong nhóm có thể gây trở ngại cho sự thành công của nhóm, đặc
biệt là khi những thành viên trong nhóm trở nên do dự khi chia sẻ những thông
tin cá nhân do liên quan đến một thành viên khác trong nhóm. Tình bạn nên được
lưu giữ cho đến sau khi kết thúc quá trình làm việc nhóm. (giải tán nhóm)
4, Giao tiếp bằng
ngôn từ, không phải bằng hành động. Nguyên
tắc này có thể được xem là hoàn toàn trái ngược với những lời khuyên thông thường
mà người kể chuyện hay được nhận: “Hãy thể hiện, đừng kể!”. Người ta có những
phản ứng khác nhau với những kết nối thể lý, vì vậy bộc lộ chính mình thông qua
ngôn từ thay vì những hành động thể lý là một nguyên tắc quan trọng.
5, Tham dự. Trị liệu nhóm không mang lại nhiều hiệu quả trị
liệu nếu những thành viên không tham dự! Tiềm năng chữa lành và tăng trưởng dựa
trên cách thức các thành viên trong nhóm có thể kết nối, chia sẻ và học hỏi lẫn
nhau được nhiều hay không. Điều rất cần thiết là tất cả các thành viên trong
nhóm phải thật sự tham gia vào quá trình hỗ trợ để công việc đạt được hiệu quả.
NHỮNG LỢI ÍCH CỦA TRỊ LIỆU NHÓM
Đối với người tham dự, có rất nhiều lý do tại sao trị liệu nhóm là một cách thức hỗ trợ đáng được xem xét. Những lợi ích chính bao gồm:
1, Người tham dự nhận được sự hỗ
trợ và khích lệ từ những thành viên khác trong nhóm, giúp họ cảm thấy bớt cô
đơn và bị tách biệt.
2, Trị liệu nhóm mang lại những
cơ hội cho mỗi thành viên trong nhóm tác động như những hình mẫu về vai trò cho
các thành viên khác, đặc biệt đối với những nhóm bao gồm những người thành viên
thuộc các giai đoạn khác nhau của quá trình trị liệu. Ngay cả khi những thành viên
tham dự đang ở cùng một giai đoạn, một số người có thể tự nhiên trở nên thành
công hơn trong việc quản lý một số vấn đề nào đó tốt hơn những người khác, và rồi
những thành viên trong nhóm có thể chia sẻ những trải nghiệm của họ và học hỏi
lẫn nhau.
3, Trị liệu nhóm tiết kiệm chi
phí hơn trị liệu cá nhân vì thời gian của nhà trị liệu được chia sẻ với nhiều
thân chủ khác nhau.
4, Trị liệu nhóm mang lại một
môi trường an toàn cho các thành viên trong nhóm để thực hành những hành vi mới
mà không sợ bị phán xét.
5, Tương tác với các thành viên
khác trong trị liệu nhóm sẽ giúp nhà trị liệu tận mắt nhìn thấy cách một thân
chủ tương tác với những người khác và cách cư xử trong một tình huống xã hội,
cho phép nhà trị liệu đưa ra những phản hồi và đề xuất có mục tiêu cho mỗi thân
chủ. (Cherry, 2017)
TÍNH ĐA DẠNG (Diversity)
Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ (The
American Psychological Association) lưu ý về một lợi ích quan trọng khác của trị
liệu nhóm: Đó là tính đa dạng. Tất cả chúng ta có những nền tảng, trải nghiệm
và nhân cách khác nhau, khiến chúng ta có những nhận thức rất riêng về thế giới
xung quanh.
Làm việc với một nhóm có thể
giúp thân chủ nhận thấy nhiều sự việc từ những nhãn quan khác, điều này có thể
giúp mở ra những cách nhìn mới đối với những vấn đề cũ. Chiến lược mới này có
thể giúp vượt qua những chướng ngại vốn đã từng không vượt qua được. (American
Psychology Association, 2019).
Để có thể bảo đảm rằng bạn đang
tận dụng những lợi ích này của trị liệu nhóm, hãy tuân theo những đề nghị sau
đây của bác sĩ Patti Cox, Chủ tịch Hiệp hội Tâm lý Trị liệu Nhóm Phương Đông
(the Eastern Group Psychotherapy Society) và là một nhà trị liệu nhóm có kinh
nghiệm:
1, Thực hiện một
cam kết. Ký một thỏa thuận phác thảo ra những gì được trông đợi ở từng
thành viên, việc này có thể khuyến khích các thành viên tham gia đóng góp vào
những cuộc thảo luận nhóm và tạo nên một sự khích lệ tham gia ngay cả những lúc
khó khăn.
2, Tham dự. Trong khi
đến và chia sẻ với người khác, người tham dự sẽ thấy có lúc khó lúc dễ, và điều
này hoàn toàn có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, càng tự thúc đẩy mình tham gia,
thân chủ càng nhận được lợi ích từ các phiên làm việc.
3, Chia sẻ. Ngay cả
khi một thân chủ cảm thấy rằng không có ai quan tâm đến vấn đề của họ hoặc họ
thấy việc chia sẻ với nhóm chẳng có gì hữu ích cả, thì các cơ hội vẫn là: những
tình trạng ấy không phải lúc nào cũng thế trong thực tế. Mọi người đều có điều
gì đó để chia sẻ với những người khác và giúp đỡ người khác cũng là một cách
thú vị để giúp bản thân mình. (Cherry, 2017).
NHỮNG CHỦ ĐỀ THẢO LUẬN PHỔ BIẾN
Những chủ đề được thảo luận
trong trị liệu nhóm thì tuỳ thuộc vào trọng tâm của nhóm.
Một vài nhóm được hình thành vì
những lý do chuyên biệt, ví dụ như đối phó với tình trạng nghiện hoặc đau thương
do mất mát, hoặc những tình trạng được chẩn đoán chuyên biệt như trầm cảm hoặc
lo âu. Những nhóm khác được thiết lập vì những mục đích rộng lớn hơn như bất kỳ
ai đang stress khi theo học đại học hoặc những người thuộc cộng đồng LGBTQ. Những
nhóm người này có thể hưởng lợi từ sự hỗ trợ chung của xã hội.
Có cả một danh sách dài những
lý do mà trị liệu nhóm có thể được thiết lập bao gồm những chủ đề sau: Mất người
thân - Vấn đề hôn nhân - Vấn đề gia đình - Mất việc làm - Lo âu xã hội - Trầm cảm
– Stress - Kiệt sức (burn-out) - Lạm dụng chất - Những giai đoạn chuyển tiếp
trong đời sống (major life transitions) - Tan vỡ hay ly hôn – Các vấn đề hành
vi ở trẻ em…
Trong những nhóm được thiết lập
quanh vấn đề lạm dụng chất, những chủ đề thảo luận có thể bao gồm: Hoạt động phá
băng (icebreakers) - Kích hoạt (triggers) - Những hoạt động bận rộn (stay-busy
activities) (để ứng phó với cảm giác thèm ăn) - Chuẩn bị một bài nói chuyện cho
sinh viên (liệu rằng bài diễn văn có diễn ra hay không) - Thách thức nhận thức (challenging
perceptions) - Làm mẫu vai trò (role model) và hoạt động thi đua - Bài học từ lịch
sử và kế hoạch cho tương lai (lịch sử của các chất và tương lai của việc sử dụng
chất và tính hợp pháp ở quốc gia sở tại của nhóm) - Tự chăm sóc bản thân (SimplePractice,
2017).
Blake Flannery (2014) phác thảo
7 chủ đề thảo luận chính và cung cấp một số đề nghị cho mỗi chủ đề. Những chủ đề
ấy bao gồm:
1, Sức khỏe và sự
lành mạnh: Các mô hình về giấc ngủ - Tập thể dục - Dinh dưỡng - Giáo dục
về việc dùng thuốc - Nhận biết những dấu hiệu cảnh báo
2, Kiểm soát cá
nhân: Quản
lý cơn giận - Quản lý Stress - Vệ sinh cá nhân - Kiểm soát bốc đồng - Liệu pháp
nhận thức hành vi (CBT - Cognitive Behavioral Therapy) hoặc liệu pháp hành vi hợp
lý (RBT – Rational Behavioral Therapy)
3, Những mối quan
hệ:
Tính quyết đoán (Assertiveness) – Các đường ranh giới chức năng (Boundaries) - Quản
lý xung đột - Đau thương, mất mát và tha thứ (grief, loss, and forgiveness) - Kỹ
năng làm cha mẹ
4, Niềm tin và
giá trị: Thiết lập mục đích - Giá trị - Niềm tin - Mục đích
5, Lên kế hoạch
an toàn:
Cảnh báo về những dấu hiệu tái phạm/tái nghiện - Xác định những loại hình hỗ trợ
- Xuất viện/Lập kế hoạch an toàn (Discharge/Safety Planning)
6, Hệ thống chăm
sóc sức khỏe tinh thần: Làm thế nào để nói chuyện với bác sĩ - Làm thế
nào để nhận được sự hỗ trợ khi bạn cần
7, Lệ thuộc chất:
Chương
trình 12 bước/ Nhóm những người nghiện rượu ẩn danh (AA - Alcoholics Anonymous)
hoặc Nhóm những người nghiện ma túy ẩn danh (NA - Narcotics Anonymous) – Tình trạng
chẩn đoán kép (Dual Diagnosis – Mắc đồng thời nhiều tình trạng sức khỏe tâm thần)
Khi nêu ra những danh sách thảo
luận, có hàng tá, nếu không muốn nói là hàng trăm các chủ đề để thảo luận trong
trị liệu nhóm.
Một vài chủ đề chỉ thích hợp hoặc
có hiệu quả trong những nhóm hay những tình huống chuyên biệt, cũng có một số
chủ đề hữu ích cho tất cả các thể loại nhóm.
Chủ đề thảo luận tốt nhất phụ
thuộc vào trọng tâm của nhóm, giai đoạn hỗ trợ và loại hình của nhóm.
Đón xem tiếp Phần 3
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét