Thứ Năm, 2 tháng 9, 2021

LIỆU PHÁP GIA ĐÌNH VÀ TANG LỄ - VẬT THỂ NỔI - Phần 1

Bài gốc: Deuil et Thérapie Familiale: Quels Objets Flottants?
Dịch từ bản tiếng Anh: Mourning and Family Therapy: What Floating Objects?
Tác giả: JEAN-PAUL GAILLARD, YVELINE REY
Nguồn: Cairn.Info - Liệu pháp Gia đình 3/2001 (Quyển 22), Tr. 251-268

Người dịch: BS NGUYỄN MINH TIẾN



"Chúng ta luôn tìm kiếm lời giải thích khi chúng là những đại diện mà chúng ta chỉ có thể cố gắng mới phát minh ra" - P. Valéry (Bản điều trần số 1, trang 837)

Những đoạn in nghiêng được lấy từ một văn bản, chưa được xuất bản của Lucien Halin, với sự cho phép của ông


Giới thiệu

Có hai con đường giao nhau, cả hai đều hướng tới nghiên cứu-hành động: Một được phát triển từ các vật thể trôi nổi (E: floating objects; F: objets flottants) và chính xác là từ “trò chơi ngỗng hệ thống” (E: systemic goose game; F: du jeu de l’oie systémique). Hướng còn lại tập trung vào sự phức tạp của quá trình đưa tang và vào các công cụ trị liệu thích ứng với tình trạng stress cấp tính.

Một cuộc trò chuyện gợi mở được đặt hẹn. Một mặt, nó đặt ra câu hỏi đạo đức (ethical question) về chính sự hỗ trợ vào quá trình đưa tang; mặt khác là câu hỏi mang tính kỹ thuật (technical question) về tính hữu dụng của vật thể nổi trong việc hỗ trợ quá trình đưa tang:

*Người ta có thể thực sự cho rằng có một sự “tầm thường hóa” (trivialization), thậm chí là bạo lực (violence), khi tạo ra một khuôn khổ, một sự hỗ trợ, cho các gia đình có sự mất mát người thân, tuy nhiên, ngoại trừ trường hợp sự mất mát người thân ở mức nghiêm trọng tương tự như một rối loạn stress sau sang chấn;

*Những loại vật thể nổi như “trò chơi ngỗng” và “mặt nạ” (masks) có thể mở ra một không gian khó đoán trước, mà có thể đóng góp rất nhiều những biểu hiện không lời (Nguyên văn: “analogical expressions”/expressions analogiques” – Ngụ ý chỉ những biểu hiện không dùng lời nói, ngược lại với “digital expressions” – ND) và chứa đầy các lực cảm xúc (emotional forces). Liệu một công cụ rõ ràng chuyên dụng cho lộ trình phức tạp của sự tiếc thương có bị mất đi những phẩm chất quý giá này hay không?

Một sự so sánh dựa vào những trải nghiệm sau đây sẽ cố gắng làm sáng tỏ câu hỏi này.

Từ phòng chờ, gia đình này đang như ngồi như tạc trợng (F: statufiée). Người cha ngồi tách biệt, khuôn mặt đông cứng, dáng ngồi ủ rủ, ánh mắt đăm chiêu, dường như đang chìm trong những suy nghĩ đen tối. Cô con gái (18 tuổi) và cậu con trai (15 tuổi), ngồi cách nhau, mỗi người cầm một quyển tạp chí, khuôn mặt vô hồn như thể tuổi thơ đã rời xa họ, những ánh mắt nhìn đăm đăm khiến họ gần như bất động.

Hai phiên làm việc cho chúng tôi biết, với vô số ngôn từ, về một kịch cảnh: Người phụ nữ, vợ của Maxime và mẹ của hai đứa trẻ, đã chết trong một vụ tai nạn giao thông, hơn hai năm trước. Người cha đã điều trị chứng trầm cảm trong một năm và chính vị bác sĩ điều trị, khi biết được rằng thành tích học tập của hai đứa con bắt đầu giảm sút, đã chỉ định cần làm những cuộc phỏng vấn gia đình (Nguyên văn: “family interviews” – Ý nói là chuyển đến cho nhà trị liệu gia đình để giúp gia đình này – ND). Lý do chính thức là sự thiếu giao tiếp trong gia đình này kể từ cái chết của người mẹ. Họ đã đồng ý rằng họ thực sự không còn nói chuyện với nhau nữa và bầu không khí gia đình đang trở nên không thể chịu đựng nổi. Bầu khí của hai phiên trị liệu đầu tiên cũng là một ví dụ hoàn hảo.

“Việc đi qua tang chế (passage through mourning), trong thời gian mất đi một người thân, là một loại hành vi cổ xưa. Bà ấy đang ở buổi bình minh của những suy nghĩ. (Nguyên văn: “She is at the dawn of thought”/” Elle est à l’aube de la pensée”: Hàm nghĩa “Người đã khuất đã Bắt đầu đi sang một cõi giới khác” – ND)

Và, chính thông qua nỗi đau mất mát, trong đó cái chết xuất hiện như một dấu chấm hết, giống như một tai nạn của cuộc đời, một chướng ngại vật phải tránh hằng ngày bằng những lời cầu khẩn.

Ý niệm về sự hữu hạn là không thể chịu đựng được đối với ý thức vốn đảm bảo sự tồn tại…

Chính thông qua việc hình dung về sự mất mát ấy (representation of disappearance) mà những ý niệm về thời gian, về những vết tích và về lịch sử đã được đào sâu. Ngôi mộ là nơi khởi nguồn của ký ức. Nỗi đau, bắt nguồn từ tang chế, sự hữu hạn bắt nguồn từ những giới hạn vốn tạo nên nền tảng cho những gì đến sau của lịch sử của loài người. "

Tang chế (F: Deuil; E: Mourning) – Một định nghĩa thông thường

Điều đáng chú ý là thời kỳ đưa tang, mặc dù nó là chủ đề của nhiều bình luận và nhiều tác phẩm, lại thường được tìm thấy nhiều nhất, hàng ngày tại những phòng khám, tạo nên những hồ sơ mơ hồ về bệnh trầm cảm và vì thế, được điều trị mà không cần cố gắng làm thêm điều gì, rồi tuỳ theo sự lựa chọn của bác sĩ và theo nỗi đau đớn mà vị ấy cảm nhận được trên vẻ mặt của những tang quyến, sẽ sử dụng một thứ “hỗn hợp chữa trị tổng quát", bao gồm các thuốc chống lo âu, thuốc chống trầm cảm và thuốc an thần kinh.

Tất cả chúng ta đều cảm thấy rằng mình đã hiểu biết về sự thương tiếc và chúng ta định nghĩa nó như là một phản ứng cảm xúc với nỗi đau khổ, thương tiếc và tuyệt vọng có tính luân lý mà mỗi con người sẽ phải trải qua khi mất đi một người thân yêu.

Tuy nhiên, định nghĩa này, vừa rời rạc, vừa hời hợt, dường như khiến chúng ta thường hay trở thành nguồn gốc “gây hại khi muốn giúp đỡ” (Nguyên văn tiếng Pháp: “source de iatrogénie”, với hàm nghĩa của từ “iatrogénie” là “do phương pháp chữa trị gây ra” – ND) ở chỗ nó không xem xét đến các quá trình phức tạp đang diễn ra trong giai đoạn tang chế mà chỉ mở lời an ủi một cách dè dặt theo kiểu như: "Thật khó cho bạn, nhưng mọi chuyện rồi sẽ ổn cả thôi!" Và trong khi chờ đợi, tôi sẽ cho bạn một loại thuốc chống trầm cảm… ”

“Cảm giác mất mát chỉ nảy sinh khi các mối liên kết bị phá vỡ. Đó là khi các liên kết càng mạnh mẽ, cảm giác mất mát ấy càng nhiều hơn. Đó là khoảng thời gian đau lòng, hiện ra nỗi thiếu thốn. Sau đó là một thời kỳ đau khổ vì thời gian không thể giúp nguôi ngoai. Cuộc sống không thể sắp xếp lại được, một thế giới khép lại với những câu chuyện không được kể, những câu chuyện chỉ có thể hiểu được ý nghĩa thông qua những thuật ngữ của chúng.

Thương tiếc (mourning: đưa tang) là khoảnh khắc của sự kinh ngạc về khả năng không thể lấy lại điều đã mất và để lại quá nhiều thứ mà lẽ ra đã có thể tốt hơn rất nhiều. Đó là thời điểm của những sai sót, của những tội lỗi”

Quá trình đưa tang và thời kỳ của nỗi buồn: Sự nhầm lẫn lập đi lập lại

Thời kỳ của nỗi buồn, rất dễ nhận thấy trong diễn trình thương tiếc (tức “tang chế” - E: grieving/mourning process; F: processus de deuil), được thể hiện qua một cảm nhận phức tạp về một sự mất mát không thể bù đắp được, về giá trị bản thân và sự bất lực; mặc dù có thể xem là ngoạn mục, đó chỉ là một trình tự (sequence) của quá trình thương tiếc. Một vấn đề, cả về mặt lý thuyết lẫn về mặt kỹ thuật, đó là trình tự này thường bị nhầm lẫn với chính tiến trình thương tiếc, bởi những người thực hành ở tất cả các mức độ cao thấp trong ngành (praticiens de tous bords). Thực tế là các yêu cầu, do đương sự hoặc do những thân nhân nêu ra, dường như đã được tóm gọn thành lời than phiền cố hữu trong thời kỳ thương tiếc. Sự mê hoặc mà lời than phiền này đặt ra cho những chuyên viên thực hành, gây tổn hại đến các giai đoạn khác của quá trình tang chế, có lẽ được giải thích bởi điều sau đây.

Sự trở ngại đến tầm nhìn rộng hơn và năng động hơn về hiện tượng thương tiếc có xu hướng khiến các thầy thuốc thực hành “gắn chặt” (lock) quá trình thương tiếc vào trong mô hình trầm cảm cổ điển và sẽ ủng hộ mạnh mẽ cho việc lựa chọn giải pháp điều trị y khoa (Nguyên văn – E: “molecules” option; F: l’option “molecules”; nghĩa đen là “giải pháp “phân tử”, nghĩa bóng chỉ việc “điều trị y khoa, dùng thuốc - ND)

"Giai đoạn tang chế là cuộc đối đầu lạ lùng giữa thời gian đang trôi qua của những người đau khổ với thời gian đã dừng lại, vốn buộc phải tái tạo lại lịch sử ..."

Bối cảnh tang thương và sự lây lan cảm xúc (contagion affective)

Sự lây truyền cảm xúc, còn được gọi là “giao tiếp tức thời” (E: instant communication; F: communication instantanée), là quá trình chung của con người qua đó cảm xúc được truyền lan và chia sẻ. Chỉ cần một ai đó mà ta cảm thấy đủ gần gũi, đôi khi ngay cả một con vật, thể hiện một cảm xúc để chúng ta cảm nhận được; thì những đối tượng mà chúng ta cảm thấy về căn bản là “khác” sẽ không thể chia sẻ cảm xúc của họ với chúng ta. Quá trình lây nhiễm tình cảm này là độc đáo ở chỗ nó không cho phép một sự tiên nghiệm (priori) về bất kỳ khác biệt nào giữa tôi và người khác: không thể biết đâu là cảm xúc mà tôi cảm thấy và điều người đó cảm thấy, để sau cùng tôi thấy được sự trải nghiệm, đến từ người ấy hay đến từ tôi. "Khoảng cách" nổi tiếng (F: La fameuse “distance”; E: The famous "distance") mà các chuyên viên thực hành lâu năm đề nghị với những người trẻ tuổi đó là cơ chế phòng vệ được sử dụng phổ biến nhất để lập một rào cản đối với sự lây lan cảm xúc, trong lúc thấu cảm vẫn áp dụng tính chất chuyên nghiệp toàn vẹn.

Vẻ sầu thương là một trong những biểu cảm tự nó dễ gây lây lan cảm xúc nhất, có ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến tất cả những ai đang phải đối mặt với nó, bao gồm cả những chuyên viên. Nước mắt, giống như bất kỳ biểu hiện cả không lời lẫn bằng lời (analog and verbal expression) về nỗi đau luân lý (moral pain) (khuôn mặt não nuột, cử chỉ và điệu bộ đau đớn, trang phục sẫm màu) kích thích ở những người chứng kiến ​​hai chuyển động trái ngược nhau: mong muốn thoát khỏi hoàn cảnh này (khi cảm thấy nó đang xâm chiếm họ) và mong muốn đến để giúp đỡ người đó (vì họ bị đã bị hoàn cảnh đó xâm chiếm). Ngoài ra, chính thông điệp về hỗ trợ cho người mất người thân cũng rất mâu thuẫn: Một mặt, nó thể hiện như một yêu cầu hiển nhiên cần được giúp đỡ, và mặt khác, người ấy muốn biểu thị cho các nhân chứng bằng những dấu hiệu cho thấy mọi nỗ lực của mình đều sẽ vô ích (xem hai phiên đầu tiên, trong ca gia đình M. - ở Phần 2). Bị mắc kẹt trong một “mối ràng buộc kép” (F: double contrainte; E: double bind), những nhân chứng (witness – ý chỉ những người tham dự và chứng kiến cảnh đau thương – ND) sẽ thấy khó khăn để chịu đựng được, ban đầu nhân chứng sẽ có xu hướng phản ứng với lòng trắc ẩn thái quá, nhưng sau đó sẽ thoái lui hoặc phản ứng hung hăng, công kích.

“Tang chế là một thời khoảng mãnh liệt của cuộc đời, trong đau đớn, buồn thương, trong tức giận tuyệt vọng, trong cách tái dựng lại việc giải thích một cách vô ích về những sự kiện bất công, oan ức. Những hồi trống của sự sống vang lên và những hành động xua đuổi cái chết bằng cách kêu gọi sự sống là những khoảnh khắc mãnh liệt và trọng đại, tạo xúc chạm đến những điều bí ẩn được thừa hưởng từ những bi kịch lớn lao trong lịch sử nhân loại. "

Thời kỳ tang chế: Chừng mực/Thái quá (Le temps du deuil: mesure/démesure)

Thời kỳ tang chế có sự khác biệt đáng kể về cách biểu hiện, tùy theo “thước đo” (F: l’aune; E: yardstick) của tang quyến hoặc của các nhân chứng. Người ta không thể tự động đo tính được khác biệt giữa khoảng thời gian mà một tang quyến cần phải vượt qua “lãnh địa” của tang tóc (thời gian của những dự thảo tỉ mỉ - E: “time of elaboration”; F: “temps d’élaboration”), với thời gian có thể được dung nạp bởi những người xung quanh, ít gần gũi hơn với tang quyến (thời gian dung nạp – F: “temps de tolérance”; E: “time of tolerance”).

Hầu hết các bác sĩ lâm sàng đều đồng ý rằng thời gian đưa tang (hoặc tiếc thương) một người thân yêu qua đời thường cần từ 2 đến 3 năm, với năm đầu tiên là đặc biệt khó khăn vì nó được đánh dấu bằng những ngày lưu niệm về đủ mọi việc. Những người khác xung quanh hiếm khi chịu nhận những biểu hiện tang chế lâu quá sáu tháng! Ngoài ra, họ cũng có xu hướng xem việc than khóc là “bệnh lý” (pathological) và cần thực hiện các biện pháp thích hợp để làm cho nó biến mất.

Vấn đề là một số chuyên viên thực hành, thiếu hiểu biết (uninformed), thường xuyên được tiếp cận với những tang quyến, lại có xu hướng phản ứng theo cùng một cách như sau: Trong vài tháng, họ chịu đựng những biểu hiện của nỗi buồn và tuyệt vọng, và sau đó không còn hỗ trợ cho tang quyến nữa vì họ thấy mình đang bị những cảm giác khó chịu xâm chiếm. Đau đớn, bất lực, họ phản ứng để tự bảo vệ mình khỏi những điều đó: Các bác sĩ sau đó kê đơn thuốc chống trầm cảm và thuốc giải lo âu, trong khi các nhà trị liệu tâm lý cá nhân sẽ có xu hướng tự định hướng bản thân đến một liệu pháp để chữa trị trầm cảm, với ngụ ý về sự "bất diệt của tang chế" (F: l’« éternisation » de ce deuil) – Chỉ là các vấn đề chia ly cũ trước đây bị sự mất mát cụ thể hôm nay làm cho trầm trọng thêm. Cuối cùng thì là những phản hồi tiêu cực (negative feedback) vì nó củng cố cho sự cân bằng của một mối quan hệ bổ sung cứng nhắc (… it reinforces the balance of a rigid complementarity of relations).

Liệu có dư thừa khi dành thời gian để tang?

Thời gian để tang thay đổi tùy theo các chuẩn tắc của thời đại và bối cảnh văn hóa mà nó diễn ra. Nhưng trên tất cả, thời gian tang chế, cũng tương tự như bất kỳ cuộc khủng hoảng nào, có tính đặc hiệu của một “quá trình-trạng thái” (state-process): trong tang tóc, chịu đựng thương tiếc (F: “être en deuil, porter le deuil”), một trạng thái đau thương với những cung bậc xúc động mãnh liệt và một thành phần thông điệp không lời mạnh mẽ (F: forte composante analogique; E: strong analogical component): than khóc, học cách sống khi thiếu người đã khuất, thể hiện nỗi mất mát và cố gắng mô tả lại nó trong một câu chuyện theo một lộ trình đi từ cảm nhận đến nghĩ suy, từ trải nghiệm đến biểu hiện.

“Tang chế không chỉ là thời gian của nỗi đau, cũng không chỉ là thời gian đối mặt với điều không thể bù đắp, nó chính là thời gian để tổ chức lại các mối quan hệ trong một gia đình và cả những sự cộng hưởng bên trong những mạng lưới cá nhân và nghiệp vụ (resonances in personal and professional networks)".

(*) E: ”resonances in personal and professional networks” (F: “de résonances dans les réseaux personnels et professionnels”) – Tác giả muốn nói đến những cộng hưởng xảy ra ở những nhà chuyên môn khi làm việc – Chú thích của ND.

Đón xem tiếp Phần 2


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

HAI LOẠI HIỆU ỨNG: WERTHER VS PAPAGENO

The Two Effects: Werther vs Papageno Nguồn: Please Live Blog  - 2014   Người viết: ALEXA MOODY Người dịch: BS NGUYỄN MINH TIẾN ALEXA MOO...